Tình Hình Biển Đông

Trung Cộng liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN

Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc thao dượt ở Biển Đông.

Tân Hoa Xã, tờ báo chính thức của nhà nước Trung Cộng, hôm thứ Hai (15/2) liên tiếp đăng các bài viết gửi đi những thông điệp từ Bắc Kinh đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, diễn ra trong hai ngày 15/2 – 16/2 tại Sunnylands, tiểu bang California, Mỹ.
Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng “Washington nên nhớ Trung Quốc sẽ không bao giờ làm ngơ trước bất kỳ mưu toan nào thách thức chủ quyền không thể tranh cãi của mình” và việc “đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người”. [Đọc tiếp]

Dự thảo hé lộ ‘Nguyên tắc Sunnylands’ tại hội nghị Mỹ-ASEAN

TT Obama (phải) phát biểu trong cuộc họp Mỹ-ASEAN ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21-11-2015

Một thỏa thuận quan trọng về sự giao tiếp giữa Mỹ và châu Á có thể bao gồm những chi tiết gây tranh cãi đề cập tới hàng hải và quân sự hóa.
Theo một bản dự thảo ban đầu của một tài liệu mà VOA Tiếng Khmer có được, các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Barack Obama đang thảo luận một tập hợp những điểm được biết tới với tên gọi là “Nguyên tắc Sunnylands,” trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại điền trang Sunnylands ở thành phố Rancho Mirage, tiểu bang California. [Đọc tiếp]

Bán kỹ nghệ tầu ngầm cho Úc: một nước cờ kinh tế – địa chiến lược của Nhật?

Tầu ngầm chạy bằng diesel-điện lớp Soryu, được trưng bày tại Hội chợ triển lãm MAST- Châu Á 2015, tại Yokohama, Tokyo, ngày 13/05/2015.

Trong cuộc cạnh tranh cung cấp hạm đội tàu ngầm mới cho Úc, Tokyo đã đảm bảo với Canberra là sẽ chuyển giao kỹ thuật được cho là bảo mật nhất, kỹ thuật tàng hình. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa kinh tế – địa chính trị đối Nhật Bản. Một mặt hợp đồng đóng tầu ngầm cho Úc mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản. Mặt khác, Tokyo muốn khẳng định hơn nữa vai trò duy trì ổn định khu vực trước thái độ hung hăng của Trung Cộng.
Trên đây là những nhận định của ông Edouard Pflimlin trong bài phân tích “Tầu ngầm Úc : Nhật Bản thực hiện chính sách sách xuất khẩu”, đăng trên website của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược Pháp. Ông Edouard Pflimlin chuyên nghiên cứu về chính sách quốc phòng Nhật Bản và các thách thức địa chiến lược vùng Đông Á.

[Đọc tiếp]

TT Obama tìm cách mở đường lâu dài cho chiến lược hướng về châu Á

TT Obama bước xuống Air Force One tại Sân bay Quốc tế Palm Springs, CA (12/02/2016)

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm tới khi ông đón tiếp tất cả 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại khu nghỉ dưỡng Rancho Mirage tại Sunnylands, bang California.
Chương trình nghị sự cho ngày thứ Hai và thứ Ba sẽ ít phần trang trọng hơn so với những hội nghị cấp cao khác tại địa điểm đẹp như tranh vẽ và thư giãn này, nhưng các nhà lãnh đạo sẽ bàn bạc một loạt những vấn đề hệ trọng và gai góc ở vị trí trung tâm trong chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ. [Đọc tiếp]

TT Obama củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương

Tổng thống Obama đi từ Marine One đến Air Force Once tại sân bay quốc tế Los Angeles, lên đường đến Rancho Mirage ở Sunnylands.

Nguồn Mary Salinas (15/02): Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm sắp tới, khi ông chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với 10 nước Đông Nam Á ở khu nghỉ mát lịch sử Rancho Mirage ở Sunnylands (bang California) hôm nay và ngày mai. Thông tín viên Tòa Bạch Ốc, Mary Alice Salinas tường trình.
Nghị trình làm việc tại địa điểm thắng cảnh tuyệt đẹp này sẽ không nặng phần nghi thức trịnh trọng, nhưng các nhà lãnh đạo sẽ bàn về một loạt các vấn đề gai góc và quan trọng, tâm điểm của kế hoạch tái cân bằng chiến lược của Mỹ hướng về Châu Á-Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]

Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ-Trung-Nga

Hình minh họa (danlambao)

 …Mỹ thống trị TPP với chủ trương ngăn chặn ảnh hưởng Nga và Trung cộng hầu củng cố vị thế chính trị và kinh tế trong vùng. Chương trình kinh tế Marshall được thi hành tại Âu Châu sau Đệ nhị thế chiến đã mở đường cho sự thành hình Tổ chức quân sự NATO và mô hình này cũng sẽ được áp dụng thông qua TPP. Nga Sô và Trung Cộng có cùng nhận xét rằng Hiệp định TPP trong tương lai sẽ là một loại Tổ chức quân sự Đông Minh Ước Đại Tây Dương (Đông NATO) của Mỹ… [Đọc tiếp]

Ý đồ bành trướng của Trung Cộng làm chi phí quân sự châu Á tăng vọt

Trung Cộng xây phi đạo 3km trên đảo mới bồi Chữ Thập tại Trường Sa

Trong năm 2015, châu Á nổi lên thành khu vực duy nhất trên thế giới có chi phí quân sự gia tăng. Bản báo cáo thường niên “Cán Cân Quân Sự 2016 -Military Balance 2016” của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc tế IISS tại Luân Đôn công bố hôm 09/02/2016 đã nhận định như trên. Theo định chế này, nguyên do chủ yếu đến từ ngân sách quân sự ngày càng lớn của Trung Cộng.
Theo IISS, trong năm 2015, chi tiêu quốc phòng chung trên toàn cầu đã giảm 4,2%, thế nhưng châu Á lại đi ngược xu hướng đó, với chi phí quân sự tăng lên, trong đó Trung Cộng dẫn đầu với đà tăng 11% trong ngân sách quân sự. Philippines, một trong những nước bị Trung Cộng chèn ép tại Biển Đông, cũng đôn ngân sách quốc phòng lên cao với mức 10%, cho dù về giá trị tuyệt đối chi phí của Manila chẳng thấm vào đâu so với Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Biển Đông và thương mại: Trọng tâm của thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands

Trung Tâm nghĩ dưỡng Sunnylands, California

Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN mở ra trong hai ngày 15 và 16/02/2016 tại Sunnylands, bang California, miền tây Hoa Kỳ. Tổng thống Barack Obama tiếp đón 10 lãnh đạo Hiệp hội các Nước Đông Nam Á tại khu nghỉ dưỡng Rancho Mirage. Đây chính là nơi năm 2013 tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp ông Tập Cận Bình khi ông này vừa được chỉ định vào chức vụ chủ tịch nước Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, việc chọn đúng địa điểm nghỉ dưỡng Rancho Mirage cho thấy Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ với các nước ASEAN để làm đối trọng với Bắc Kinh. Trong bối cảnh nhiều thành viên của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Brunei có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, một số tiếng nói cho rằng, Biển Đông sẽ là một trong hai trọng tâm của thượng đỉnh Sunnylands.

[Đọc tiếp]

Chống Trung Cộng tại Biển Đông: Manila lại đóng vai trò xung kích

Một cuộc biểu tình của người Philippines chống đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông trong “Ngày hành động toàn cầu” ở Manila.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands (California-Hoa Kỳ) sẽ diễn ra trong ngày 15-16/02/2016, với hồ sơ Biển Đông và các hành động quá đáng của Trung Cộng, được cho là sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự. Như thông lệ, trong số 4 nước ASEAN bị Bắc Kinh chèn ép tại Biển Đông, Philippines đã tỏ rõ vai trò xung kích của mình khi công khai khẳng định là sẽ nêu bật các hành vi lấn lướt của Trung Cộng tại cuộc họp. Ba nạn nhân còn lại của Bắc Kinh – Việt Nam, Malaysia, Brunei – thì vẫn im hơi lặng tiếng.

[Đọc tiếp]

Thượng đỉnh Sunnylands, California: Mỹ muốn tăng cường quan hệ với ASEAN

TT Obama trong cuộc họp báo kết thúc thượng đỉnh Đông Á, tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 22/11/2015

Còn 5 ngày nữa, 15/02 tới, tại Sunnylands, tiểu bang California, tổng thống Barack Obama sẽ tiếp các lãnh đạo 10 quốc gia Đông Nam Á, cũng như tổng thư ký hiệp hội ASEAN, để mở cuộc họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ với ASEAN trong hai ngày. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đón tiếp một cuộc họp thượng đỉnh riêng với ASEAN trên đất Mỹ. Vào năm 2009, ông Obama đã là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp toàn bộ 10 lãnh đạo Đông Nam Á khi đến Singapore.
Sunnylands cũng là nơi mà cách đây 3 năm, ông Obama đã tiếp chủ tịch Tập Cận Bình để tìm cách thúc đẩy quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ-Trung, nhưng rốt cuộc, cuộc gặp gỡ này đã không giúp cải thiện được bang giao giữa Washington với Bắc Kinh. Nay, chính tại nơi đây, tổng thống Mỹ sẽ tìm cách đối lại Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á với việc tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ với ASEAN.

[Đọc tiếp]

Thông điệp TT Obama đối với Biển Đông

Bản tin của đài Á Châu Tự Do về thông điệp cung rắn của TT Obama nói về Biển Đông trong hội nghị các nước ASIAN tuần tới tại Nam California và cuộc tập trận chung Mỹ-Ấn Độ trên Biển Đông…

Bắc Kinh tuyên truyền cho tuyến bay thương mại Hải Nam-Hoàng Sa

Đảo Phú Lâm (Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh

Trong ý đồ củng cố quyền kiểm soát thực tế trên quần đảo Hoàng Sa bằng các hoạt động dân sự, Bắc Kinh đã cho thiết lập tuyến bay thương mại nối liền đảo Hải Nam của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa mà họ đang kiểm soát, sau khi đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV kể từ hôm qua, 06/02/2016 đã rầm rộ tuyên truyền cho tuyến bay mới nhất này.

Bản tin của đài CCTV cho biết là chuyến bay thương mại đầu tiên đến đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) – mà Trung Quốc đặt tên là “Vĩnh Hưng” – đã cất cánh vào hôm qua từ sân bay quốc tế Mỹ Lan (Meilan) trên đảo Hải Nam. [Đọc tiếp]

Trung Cộng thách thức các phi vụ tuần tra Biển Đông của Australia

Chiến dịch tuần tra Biển Đông đặt tên là Operation Gateway Australia

Tin từ Abc.net.au, Sydney Morning Herald rằng: Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) cho biết đã gia tăng các cuộc tuần tra giám sát Biển Đông trong năm qua, và giờ đây các phi vụ này đang bị quân đội Trung Cộng thách thức thường xuyên.
Tư Lệnh Không quân Australia Leo Davies nói rằng Quân đội Trung cộng có mặt thường xuyên hơn trong vùng vì các hoạt động lấp đất xây đảo của họ hồi gần đây, và vì sự hiện diện được tăng cường đó, các máy bay tuần tra của Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) gần đây thường xuyên bị các lực lượng Trung Cộng cảnh báo. [Đọc tiếp]

Biển Đông : Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa)

Khu trục hạm USS Curtis của Hoa Kỳ

Mọi người chờ đợi Mỹ ở Trường Sa, nhưng vào hôm nay, 30/01/2016, Hải quân Hoa Kỳ lại bất ngờ phái chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu của chiến dịch vẫn là thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Theo một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, theo thủ tục “qua lại vô hại”. Tuy nhiên phát ngôn viên Mỹ nhấn mạnh rằng hoạt động của chiến hạm Mỹ nằm trong khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm phản đối “các đòi hỏi chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, tức là ba bên đang tranh chấp vùng quần đảo Hoàng Sa.

Trung Cộng dùng Biển Đông để tác động lên Đại hội Đảng?

Giàn khoan HD981 trên Biển Đông

Trang mạng The Diplomat ngày hôm nay, 23/01/2016, đã đăng một bài viết nêu lên khả năng là Trung Cộng biểu dương lực lượng ở Biển Đông để tác động lên Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, vào lúc mà cuộc đánh đấm tranh giành chức tổng bí thư Đảng giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng chưa thật sự ngã ngũ. Hôm thứ ba 19/01/2016, Việt Nam đã tố cáo Trung Cộng lại đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt và đã yêu cầu Bắc Kinh rút ra khỏi vị trí này. 
The Diplomat nhắc lại rằng vụ giàn khoan Hải Dương 981 được đưa đến khu vực Hoàng Sa vào năm 2014 đã từng gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Trung Cộng ở Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt