Tình Hình Biển Đông

Trung Cộng với kế hoạch 4 sân bay khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam

 

Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung Cộng xây dựng căn cứ quân sự trái phép tại những đảo đang tranh chấp, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Liệu đây có phải là kế hoạch sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Phú Lâm, Gạc Ma và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam? [Đọc tiếp]

Báo chí quốc tế nói gì về chuyến đi Trường Sa của tướng Trung Cộng ?

John Kerry (trái) – Phạm Trường Long (phải)

Thông tin về việc phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Cộng đến thị sát các công trình mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa tiếp tục được báo chí phân tích. Theo nhận xét chung, đây là một động thái mới của Bắc Kinh nhằm thách thức Mỹ trên vấn đề Biển Đông.
Như tin chúng tôi đã loan, bộ Quốc Phòng Trung Cộng hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Cộng vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Mỹ lưu ý Bắc Kinh : Sẽ không thừa nhận vùng “cấm” ở Biển Đông

HKMH USS Theodore Roosevelt (CVN 71) tại eo biển Malacca

Vào lúc Bắc Kinh không ngớt có những hành vi cản trở quyền tự do lưu thông trên Biển Đông, Một quan chức cao cấp của Mỹ ngày 30/03/2016 đã nhắc lại lập trường nhất quán của Hoa Kỳ : Không thừa nhận một vùng “cấm” tàu thuyền hay máy bay tại Biển Đông. Theo nguồn tin trên, Washington đã chuyển thẳng thông điệp đó cho Bắc Kinh.

Theo hãng tin Anh Reuters, chính thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work đã tiết lộ tin trên nhân một buổi nói chuyện do nhật báo Mỹ The Washington Post tổ chức. [Đọc tiếp]

Nga găng với Nhật, gián tiếp giúp Bắc Kinh nhẹ gánh ở Biển Đông ?

Quần đảo Kuril

Vào lúc Nhật Bản có dấu hiệu dồn lực lượng xuống phía Nam để đối phó với việc Trung Cộng tăng cường tiềm lực quân sự tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, vào hôm qua, 25/03/2016, bộ Quốc Phòng Nga đã tiết lộ kế hoạch bố trí hoả tiễn hiện đại và xây dựng một căn cứ Hải Quân tại vùng quần đảo Kuril đang có tranh chấp với Nhật Bản. Hành động của Mátxcơva được cho là sẽ buộc Tokyo quan tâm trở lại với mặt trận phía Bắc, qua đó giảm bớt nguồn lực giành cho phía Nam, nhất là khu vực Biển Đông, nơi mà Nhật Bản không có lợi ích trực tiếp. Trung Cộng được cho là sẽ hưởng lợi nhờ hành động của Nga. [Đọc tiếp]

Sẽ có Liên minh nào chống Trung Cộng vì Biển Đông?

Có một vài học giả cho rằng chiến tranh tại Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian. Ngay trước khi Quốc Hội Trung Cộng nhóm họp, Chủ Tịch Tòa Án Tối Cao Chu Cường tuyên bố là Trung Cộng sẽ thành lập một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế với mục tiêu là “bảo vệ chủ quyền trên biển và các lợi ích cốt lõi khác“. Có thể là Tòa Án Trọng Tài sẽ ban hành phán quyết bất lợi cho Trung Cộng trong tháng 5 này. Trung Cộng đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và có thể sẽ phản ứng bằng cách rút khỏi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như cùng lúc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông. Cái bẫy Thucydides đang giăng chờ đưa hai siêu cường quốc Hoa Kỳ và Trung Cộng vào một cuộc chiến khốc liệt tại Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Hạ Viện Indonesia: Xây thêm căn cứ quân sự để chống Trung Cộng

Quần đảo Natuna (hai khung vuông phía dưới)

Sau vụ tàu tuần duyên Trung Quốc dùng sức mạnh đánh tháo cho một tàu cá Trung Quốc bị Hải Quân Indonesia bắt giữ tại vùng biển Natuna sát Biển Đông, Hạ Viện Indonesia hôm 24/03/2016 đã kêu gọi chính quyền Jakarta xây dựng một căn cứ quân sự mới trên quần đảo Natuna. Cơ sở này sẽ là một bức tường thành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo trang mạng của chuyên san Mỹ về hàng hải The Maritime Executive, ông Mahfud Siddiq, chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng và Ngoại Giao của Hạ Viện Indonesia đã cho rằng : “Việc tăng cường một căn cứ quân sự trên đảo Natuna là một yếu tố quan trọng đối với hệ thống phòng thủ khu vực miền Trung Indonesia, nơi có đường biên giới với nhiều quốc gia ở Biển Đông”.

[Đọc tiếp]

Malaysia điều tàu hải quân đối phó 100 tàu Trung Cộng xâm nhập lãnh hải

Tàu của Cục Thực thi Luật pháp Hàng hải Malaysia. Bộ trưởng Shahidan nói Malaysia có thể sẽ có hành động pháp lý nếu các tàu TC đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Hôm 24/3, ông Shahidan Kassim, bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Malaysia, nói nước ông đã cử tàu của hải quân và Cục Thực thi Luật pháp Hàng hải đến giám sát hải phận gần Bãi cạn Luconia ở Biển Đông sau khi phát hiện một đội tàu lớn gồm khoảng 100 tàu Trung Quốc gần khu vực.

Bộ trưởng Shahidan nói Malaysia có thể sẽ có hành động pháp lý nếu các tàu đó đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này. [Đọc tiếp]

Trung Cộng khai triển hỏa tiễn chống chiến hạm YJ-62 trên đảo Phú Lâm

Hình ảnh về việc lắp đặt hỏa tiễn YJ-62 được đăng trên trang web Weibo của TC hôm 20/3/2016. Nguồn: Weibo.

Tờ International Business Times đưa một bức ảnh mới đây cho thấy Trung Cộng đã khai triển hỏa tiễn hành trình chống chiến hạm cận âm tốc YJ-62 ở đảo Phú Lâm trên Biển Đông, nơi có nhiều tranh chấp.
Đảo Phú Lâm là một phần của quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Cộng kiểm soát phần lớn. Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố đòi chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo này.
Việc khai triển hỏa tiễn có tầm bắn 400 kilomet được xem là một hành động tăng cường đáng kể năng lực quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông. [Đọc tiếp]

“Tứ trụ” trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì ?

Đô đốc Harry Harris đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ tại tập trận RIMPACT

Đề xuất của Mỹ, thiết lập liên minh chiến lược 4 bên, mang lại hy vọng cho nhiều người Việt về việc các nước lớn “kẹp chặt” Bắc Kinh ở vùng biển Đông.
Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, tuần trước đã đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Không đề cập tới Trung Cộng, Đô đốc Harris nói rằng một số cường quốc đang tìm cách “bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn thông qua các hành động chèn ép, đe dọa”, đồng thời cho rằng việc lập ra một nhóm hải quân giữa các nước lớn trong khu vực là cách tốt nhất để ngăn chặn các hành động “ỷ lớn hiếp đáp các nước nhỏ”.

[Đọc tiếp]

Thủ tướng Úc: Trung Cộng đưa quân vào biển Đông là phản tác dụng

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu tại Sydney vào ngày 23 tháng 3 năm 2016.

Hôm nay trong bài nói chuyện ở Sydney, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull gọi việc Trung Cộng tăng mức hiện diện quân sự ở Biển Đông là điều phản tác dụng.
Theo trình bày của ông, bất kể Trung Cộng đưa ra lý lẽ nào để giải thích việc họ làm, thì đây vẫn không phải là điều hay, ý muốn nói chủ trương quân sự hóa Biển Đông mà Bắc Kinh đang theo đuổi chỉ tạo thêm căng thẳng cho khu vực. [Đọc tiếp]

Biển Đông : Mỹ cho tầu ngầm neo đậu tại Philippines

Tàu ngầm lớp Ohio mang hỏa tiễn đạn đạo USS Alaska (22/05/2014). REUTERS/U.S. Navy

Một tàu ngầm của Hoa Kỳ đã đến thăm một cảng quân sự của Philippines trong tuần này. Hành động này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh.
Trang mạng The Diplomat ngày 24/03/2016, trích dẫn thông báo của đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, cho biết tầu USS Ohio đã cập cảng Subic của Philippines. Đây là chiếc tầu ngầm thứ hai cập cảng Subic và là chiếc tầu chiến thứ 6 đến thăm Philippines trong tháng này.

Trung Cộng bành trướng biển Đông “gây rủi ro lớn trên thế giới”

 

Khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở biển Đông vì sự bành trướng của Trung Cộng gây ra một mối đe dọa toàn cầu lớn, theo tổ chức nghiên cứu của Anh có tên viết tắt là EIU (Economist Intelligence Unit).
Bảng nhận định những rủi ro toàn cầu mới nhất của Economist Intelligence Unit (một cơ quan của tờ The Economist) xếp nguy cơ chiến tranh ở biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách mà mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới là “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Cộng đứng ở vị trí 20. [Đọc tiếp]

Những nước cờ bành trướng của Trung Cộng sau Gạc Ma 1988

Trung Cộng hút cát để bồi lấp đảo nhân tạo trái phép ở bãi Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: CSIS/AMTI)

Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài thực hiện tham vọng từ đánh chiếm Hoàng Sa đến đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía Nam.

 

Từ Hoàng Sa tới Gạc Ma cho thấy:

Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài trong việc thực hiện tham vọng của mình. Từ đánh chiếm Hoàng Sa tới đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía nam. [Đọc tiếp]

Bốn chữ “lãnh đạo nào của Trung Cộng cũng nói”, hãy nhớ họ làm gì ở Gạc Ma 1988!

Tàu HQ604 của Việt Nam bị tàu Trung Cộng xâm lược bắn chìm tại Gạc Ma ngày 14/3/1988

Để hiểu rõ về chiến lược đối với Biển Đông đã được nuôi dưỡng trong bộ máy lãnh đạo Trung Hoa qua nhiều thời kỳ lịch sử, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả loạt bài phân tích để chứng minh dã tâm “bá quyền” của Bắc Kinh là truyền kiếp không bao giờ từ bỏ tham vọng

Tham vọng từ lịch sử

Các vương triều phong kiến Trung Hoa trước đây luôn ôm ấp giấc mộng thống trị thế giới, nên không ngừng mở rộng bờ cõi ra các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Cộng định đấu với Mỹ bằng sức mạnh hạt nhân

Chiến hạm USS Curtis Wilbur tuần tra đảo Tri Tôn (Ảnh minh họa)

Căng thẳng trên biển Đông đang gia tăng nguy hiểm, khi các tướng lãnh quân đội Mỹ liên tiếp “đe dọa” Bắc Kinh, trong khi báo chí Trung Cộng đe dọa trả đũa bằng “quân bài cuối cùng”.
Tờ Washington Post tại Washington DC tiết lộ, Tòa Bạch Ốc đã xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho trường hợp xung đột với Trung Cộng xảy ra trong tương lai.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ liên kết cùng Australia, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu để tạo thành tiếng nói đủ trọng lượng nhằm vào thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh nhằm xăm chiếm biển Đông.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt