Tình Hình Biển Đông

Nhật : G7 quan ngại tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông

Thủ tướng Shinzo Abe tại một cuộc họp báo trong thời gian diễn ra thượng đỉnh G7 tại Ise-Shima, Nhật Bản, ngày 27/05/2016. Ảnh: REUTERS/Issei Kato

Ngày 27/05/2016, trong thông cáo chung, lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu gọi là G7, sau hai ngày họp thượng đỉnh tại Ise-Shima (Nhật Bản), cùng bày tỏ mối quan tâm và lo ngại về tình hình căng thẳng ngày càng nghiêm trọng trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Washington và Hà Nội thảo luận việc đặt thiết bị quân sự Mỹ ở Việt Nam

Tàu chiến USS Fitgerald của Hải Quân Mỹ cập bến Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 06-04-2016

Theo nguồn tin báo chí Anh, lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam, Washington thương lượng với Hà Nội về việc đặt các thiết bị quân sự của Mỹ tại Việt Nam.
Tờ nhật báo Anh Financial Times hôm qua, 20/05/2016, trích lời các quan chức Mỹ, cho biết chính phủ hai nước đang thảo luận về việc sử dụng Đà Nẵng làm nơi lưu giữ các thiết bị có thể được sử dụng để ứng phó với các thiên tai trong khu vực.
Bãi biển Đà Nẵng, có vị trí chiến lược trên Biển Đông, là nơi đầu tiên mà quân đội Mỹ đổ bộ lên Việt Nam vào năm 1965, mở đầu cuộc can thiệp quân sự vào Việt Nam, kéo dài đến năm 1973.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông : Trung Quốc lại áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá

Tàu Hải Cảnh Trung Cộng chạy sát tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 14/05/2014

Kể từ hôm nay 16/05, và cho đến ngày 01/08/2016, lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Cộng áp đặt hàng năm trên Biển Đông lại bắt đầu được thực hiện. Hãng tin Trung Cộng Tân Hoa Xã đã nhắc lại quyết định ban hành từ năm 1999, theo đó không một hoạt động đánh cá nào được phép trong “một phần vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Cộng” ở Biển Đông.
Vấn đề là lệnh cấm của Trung Cộng trùm lên cả những vùng biển mà các láng giềng của Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, gây nên tình trạng căng thẳng giữa lực lượng Hải Cảnh Trung Cộng với tàu cá của nước khác, trên nguyên tắc không cần phải tuân theo mệnh lệnh của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tuần tra Biển Đông : Mỹ vẫn quá rụt rè?

Chiến hạm Mỹ USS Curtis Wilbur từng đi qua vùng 12 hải lý của một đảo do Trung Cộng ngày 30/01/2016. Ảnh chụp hồi tháng 8/2013.

Chiến dịch tuần tra vừa được chiến hạm USS William P. Lawrence tiến hành hôm qua, 10/05/2016, trong khu vực Đá Chữ Thập (Trường Sa) đã được Lầu Năm Góc xác nhận là một sự khẳng định mạnh mẽ quyền tự do hàng hải, nhằm phản bác các yêu sách “quá đáng” của Trung Cộng trên Biển Đông. Tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng thủ tục tàu Mỹ áp dụng lại quá rụt rè, cho nên đã phản tác dụng, với hệ quả là củng cố thêm các đòi hỏi của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Căn cứ Cam Ranh sẽ quyết định số phận Biển Đông

Vịnh Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 03/06/ 2012.

Sự kiện ngày càng có nhiều chiến hạm quốc tế trở lại thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong thời gian gần đây đã thu hút sự chú ý của giới quan sát. Trong một bài phân tích mới công bố hôm 08/05/2016, chuyên san Mỹ The National Interest đã không ngần ngại cho rằng hải cảng này của Việt Nam có giá trị quyết định cho việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Việt Nam hiện đang thận trọng trong việc ưu tiên mở cửa cảng cho một cường quốc cụ thể, nhưng vấn đề có thể khác đi nếu tình hình Biển Đông xấu đi vì Trung Cộng làm quá !
Theo tác giả bài báo Yevgen Sautin, từng nghiên cứu tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan và trung tâm nghiên cứu Mỹ Carnegie Endowment for International Peace, vào lúc Trung Cộng đang ngày càng tăng cường hoạt động lấn chiếm Biển Đông, vấn đề cần biết là nước nào trong khu vực sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Một cựu đô đốc Mỹ muốn Nhật, Đông Nam Á và Hoa Kỳ hợp sức

Ông Jonathan Greenert, cựu tư lệnh Hạm Đội 7 của Mỹ, phụ trách từ khu vực từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.

Nguyên tư lệnh Hải Quân Mỹ, hiện đã về hưu, vừa yêu cầu hai quân đội Mỹ và Nhật xem xét khả năng cùng hành động tại Biển Đông, nơi mà các hành vi của Trung Quốc đang làm dấy lên căng thẳng. Nhân vật này đồng thời thúc giục các nước Đông Nam Á cân nhắc khả năng hành động chung với Mỹ để đối phó một cách có hiệu quả hơn với các vấn đề hàng hải.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cá gần bờ công ty Trung Cộng thải chất độc chết hết, cá xa bờ Trung Cộng siết chặt lệnh cấm đánh cá. Ngư dân VN sẽ chết đói…

Căng thẳng tại Biển Đông, với việc các tàu Trung Cộng xua đuổi tàu cá Việt Nam.

Tại sao dân Việt Nam phải chịu chết đói trên quê hương của mình! hãy vùng lên đạp đổ bạo quyền Cộng Sản Việt Nam hèn nhát. Đuổi quân Tàu xâm lược ra khỏi nước ta (người đưa bài)
Trung Cộng chuẩn bị bước vào mùa cấm đánh cá thường niên tại Biển Đông, do Bắc Kinh đơn phương áp đặt, vốn thường xuyên bị Việt Nam bác bỏ. Ngày 05/05/2016, người đứng đầu ngành ngư nghiệp Trung Cộng tuyên bố năm nay lệnh cấm đánh cá sẽ được thực thi một cách nghiêm ngặt hơn, kể cả với các tàu thuyền nước ngoài.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Indonesia, Malaysia, Philippines thỏa thuận tuần tra Biển Đông

Hải quân Philippines trên tàu chiến BRP Gregorio Del Pilar (PF15) tại cảng Manila.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm 5/5 cho hay Indonesia, Malaysia và Philippines đã đồng ý phối hợp tiến hành tuần tra ở những vùng hay có cướp biển ở Biển Đông. Bà nói 3 nước cũng sẽ lập các trung tâm ứng phó với khủng hoảng để xử lý những trường hợp khẩn cấp trên biển.
Quyết định kể trên được đưa ra tại cuộc gặp giữa các quan chức dân sự và quân sự của 3 nước tại Yogyakarta, Indonesia. Ba nước này có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc và động thái của họ có thể làm Bắc Kinh tức giận.
Việt Nam là nước có tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc ở Biển Đông song không tham gia cuộc họp vừa kể. Các vùng hay có cướp biển không nằm gần Việt Nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông: Lợi bất cập hại

Từ khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cuối năm 2013, nhiều người tự hỏi liệu Trung Cộng sẽ dấn lên tương tự tại Biển Đông hay không. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Cộng đang huy động nhiều chiến hạm hiện đại tập trận rầm rộ ở Biển Đông, bên cạnh đó còn huấn luyện ngư dân thành “dân quân” trên biển.
Nhà nghiên cứu Felix K.Chang của Foreign Policy Research Institut nhận định trên Eurasia Review, từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã công khai cảnh cáo Trung Cộng, sẽ không chấp nhận, nếu Bắc Kinh tự tiện lập ADIZ trên Biển Đông. Lời cảnh báo của Washington có vẻ như nhằm lường trước phản ứng của Bắc Kinh, vào thời điểm phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong vụ Philippines kiện có thể được tuyên trong tháng Năm.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Trung Cộng tập trận quy mô, huy động cả lực lượng ở Hoàng Sa và Trường Sa

Khu trục hạm Trung Cộng 052C

Tân Hoa Xã hôm nay 05/05/2016 loan báo, ba khu trục hạm của Hạm đội Nam Hải đã rời cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam hôm qua để tiến hành cuộc tập trận thường niên tại Biển Đông và các vùng biển lân cận. Bản tin không cho biết cụ thể thời gian và địa điểm, nhưng nói rằng huy động cả các lực lượng ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong số các chiến hạm tham gia tập trận, có hai khu trục hạm loại 052D có hỏa tiễn tự hành Hợp Phi (Hefei) và khu trục hạm loại 052B mang hỏa tiễn đa năng Quảng Châu (Guangzhou). Bên cạnh đó là hai chiến hạm đa năng Tam Á (Sanya) và Ngọc Lâm (Yulin) loại 054A, và tàu tiếp liệu Hồng Hồ (Hongshu). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Bắc Kinh tăng áp lực trước ngày toà án quốc tế phán quyết

Quan chức ASEAN và thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nhân hội nghị ASEAN-Trung Quốc về thực thi DOC tại Singapore ngày 27/04/2016 (Ảnh Reuters)

Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng tranh giành chủ quyền tại Biển Đông qua đường 9 đoạn. Dự đoán sẽ bị bất lợi, Bắc Kinh cố gắng chiêu dụ một số nước ủng hộ lập trường của mình và gây chia rẽ nội bộ ASEAN. Tuy đạt được một số kết quả, nhưng Trung Cộng sẽ không tránh được thế “gậy ông đập lưng ông”.

Bắc Kinh cảm thấy bất an vì một loạt các động thái ở Tây phương, theo South China Morning Post. Các đại cường tây phương như Mỹ, châu Âu đã kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng lập đội dân quân trên biển

Đoàn tàu cá Trung Quốc tại một cảng phía Tây đảo Hải Nam TC. Ảnh Reuters ngày 18/06/2014.

Đoàn tàu đánh cá Trung Cộng ở đảo Hải Nam được tổ chức thành đội ngũ, học tập quân sự, trang bị vũ khí, được cấp xăng và nước đá miễn phí để vừa đánh bắt hải sản vừa “bảo vệ chủ quyền” ở Biển Đông. Tin này do chính quyền Hải Nam xác nhận với Reuters.
Theo tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng Lục Khảng thì “không báo giờ có chuyện Trung Cộng huy động ngư dân để khẳng định chủ quyền biển đảo”.
Trên thực tế, theo Reuters, hàng chục ngàn tàu cá được trang bị vũ khí, hệ thống truyền tin, ngư phủ học tập quân sự trở thành dân quân phục vụ trên vùng Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ loan báo đã tuần tra qua 13 nước để khẳng định tự do hàng hải

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt lúc ở Biển Đông, ngày 5/11/ 2015. (Ảnh: AFP PHOTO / US NAVY /Specialist 3rd Class Josh Petrosino)

Theo báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc công bố hôm 25/04/2016, năm ngoái quân đội Mỹ đã tiến hành tuần tra qua 13 quốc gia nhằm bảo đảm “tự do hàng hải”, trong đó có nhiều nước đang phải đối đầu với yêu sách chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông.
Hoạt động tuần tra của Mỹ đã được tiến hành tại Trung Cộng, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Libya, Malaysia, Maldives, Oman, Philippines và Việt Nam. Báo cáo không nói cụ thể số lần đi qua mỗi nước kể trên, nhưng riêng với Đài Loan, Nicaragua và Achentina thì Mỹ chỉ tuần tra ngang qua một lần. Tổng cộng hoạt động này đã diễn ra tại 13 quốc gia.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tập Cận Bình muốn quân đội Trung Cộng khống chế châu Á…

Trung Cộng diễn binh phô trương trong dịp lễ 70 kết thúc Đệ nhị Thế chiến tại Bắc Kinh, 03/09/2015. (Ảnh: REUTERS)

Trong bài viết “Dưới thời Tập Cận Bình, quân đội Trung Cộng được chắp cánh”, nhật báo Libération nhận xét: chống tham nhũng, tăng cường năng lực hải quân và không quân, Tập Cận Bình đặt quân đội trong tư thế sẵn sàng để khống chế khu vực và củng cố quyền lực của bản thân ông ta.
Thông tín viên của tờ báo tại châu Á, Arnaud Vaulerin mô tả, tất cả cái nhìn đều tập trung vào Tập Cận Bình trong bộ quân phục rằn ri, xung quanh là các sĩ quan cao cấp, tại trung tâm chỉ huy liên quân mới hôm thứ Năm tuần trước. Bộ máy tuyên truyền Trung Cộng rầm rộ đưa tin về sự kiện độc đáo này, nhấn mạnh rằng từ nay đất nước được “tổng tư lệnh” Tập Cận Bình lãnh đạo – một chức vụ chưa từng có từ trước đến nay. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phi cơ quân sự Mỹ bay gần đảo Trung Cộng chiếm giữ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter và các quan chức Philippines tại buổi lễ kết thúc cuộc tập trận chung “Balikatan” ngày 15/04/2016. (Ảnh: Reuters)

Một đội sáu phi cơ quân sự của Mỹ sau khi tham gia tập trận chung với Philippines đã tiến hành các phi vụ đầu tiên gần một đảo của Philippines nhưng bị Trung Cộng chiếm giữ, ở vùng Biển Đông.
Theo tờ The Japan Times, hôm qua, 22/04/2016, bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ ra thông cáo cho biết là 4 chiếc A-10C Thunderbolt và 2 chiếc HH-60G Pave Hawk đã cất cánh từ căn cứ không quân trên đảo Luzon hôm thứ ba 19/04, bay ngang qua không phận quốc tế, đến gần bãi cạn Scarborough. Sáu chiếc máy bay Mỹ nói trên đã ở lại Philippines sau khi tham gia tập trận chung giữa hai nước trong tháng này.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt