Tình Hình Biển Đông

Trung Cộng dọa kéo tàu quân sự Philippines ra khỏi bãi Cỏ Mây

Tàu BRP Sierra Madre của Philippines bị mắc cạn tại bãi Cỏ Mây – Second Thomas Shoal. Ảnh chụp ngày 30/03/2014. REUTERS/Erik De Castro/Files

Nhân dân Nhật báo Trung Cộng ngày 27/06/2016 nhận định: quân đội nước này “hoàn toàn có khả năng kéo tàu quân sự của Philippines ra khỏi vùng có tranh chấp ở Biển Đông (…) nhưng vì sự ổn định chung Trung Cộng sẽ kiên nhẫn và giữ thái độ kềm chế”. Tuy vậy, sự kiên nhẫn của Bắc Kinh cũng có giới hạn. 

Trích lại tin từ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Cộng, báo South China Morning Post, ấn bản tại Hồng Kông, nhắc lại: từ năm 1999 Philippines đã cố tình cho mắc cạn chiếc tàu rỉ sét BRP Sierra Madre trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Và Manila coi đây là một “căn cứ quân sự” của Philippines trong vùng. Hơn một chục nhân viên được điều tới hoạt động một cách thường trực trên tàu. [Đọc tiếp]

Trung Cộng sẽ không thay đổi những hành động tại Biển Đông

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, ông Lý Triệu Tinh (giữa) chụp tại Paris vào ngày 14/7/2014.

Vài tuần trước khi Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Cộng ở biển Đông, một cựu quan chức ngoại giao của Trung Cộng mới đây lên tiếng khẳng định lập trường của Trung Cộng là không chấp nhận phán quyết của tòa và lên án Philippines đã không công bằng.

Phát biểu tại Hội châu Á (Asia Society) tại New York vào sáng ngày 23 tháng 6, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Ngoại giao công của Trung Cộng, ông Lý Triệu Tinh nói rằng phát quyết sắp tới của tòa trọng tài quốc tế về chủ quyền ở biển Đông giữa Philippines và Trung Cộng sẽ không làm thay đổi những đòi hỏi và hành động của Trung Cộng trong khu vực. Ông cũng gọi hành động đưa Trung Cộng ra tòa quốc tế của Philippines là sai luật và không công bằng:

[Đọc tiếp]

Mỹ cảnh báo Trung Quốc dùng tàu cá trong tranh chấp lãnh hải

Tầu chiến Indonesia KRI Imam Bonjol (T) kiểm soát một tầu đánh cá Trung Quốc trong vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia.

Hôm qua, 22/06/2016, một quan chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cảnh báo việc Trung Quốc đang dùng các đội tàu cá có quân đội hộ tống cho mục đích tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Theo quan chức này, hành vi của Trung Quốc « gây quan ngại ».
Bình luận của phía Hoa Kỳ được đưa ra sau khi các tàu chiến của Indonesia bắn cảnh cáo và bắt giữ một tàu cá mang cờ Trung Quốc và một số thủy thủ gần quần đảo Natuna ở Biển Đông tuần trước. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh với hành động của Jakarta.

Châu Âu kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một trạm ra-đa được xây dựng trong quần đảo Trường Sa có tranh chấp trên Biển Đông.

Các nước phải được “tự do lưu thông tại Biển Đông“. Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.

Thông cáo phát hành ngày hôm qua của Ủy Ban Châu Âu ghi rõ : « Khối lượng lớn hàng hóa thương mại đường biển qua vùng này cho thấy tự do hàng hải và hàng không là điều quan trọng hàng đầu đối với EU. Liên Hiệp Châu Âu cần cổ vũ Trung Quốc đóng góp vào sự ổn định của khu vực…và ủng hộ trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp ». [Đọc tiếp]

Chiến hạm Trung Cộng bám tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS JOHN C. STENNIS

Trong hành động bị cho là nhằm công khai thách thức đối phương, Trung Cộng đã cho tàu hải quân của mình bám sát theo hải đội tàu sân bay Mỹ John C. Stennis khi đoàn chiến hạm Mỹ đi qua Biển Đông ngược lên phía bắc tham gia cuộc tập trận chung với Nhật Bản và Ấn Độ. Trả lời báo chí vào hôm qua, 15/06/2016, một số sĩ quan chỉ huy Mỹ đã ghi nhận thái độ ngày càng quyết đoán trên đây của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Trung Quốc lại ngăn chặn một tuyên bố của ASEAN về Biển Đông

Cuộc họp đặc biệt Trung Cộng – ASEAN, Vân Nam, Trung Hoa, ngày 14/06/2016

Một bản tuyên bố chung khá cứng rắn đối với Trung Cộng trên vấn đề Biển Đông vừa được đưa ra đã vội bị phủ nhận : sự cố ngày hôm qua 14/06/2016 trong khuôn khổ hội nghị ngoại trưởng ASEAN-Trung Cộng tại Vân Nam như đã lập lại kịch bản đáng buồn vào năm 2012 tại Phnom Penh, khi Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN cũng bất đồng ý kiến với nhau và không ra được bản tuyên bố chung đúc kết hội nghị. Mẫu số chung trong hai sự cố này: sức ép của Trung Cộng.

[Đọc tiếp]

Phillipines: “song đàm hay song đấu” với Bắc Kinh?

Phillipines President elected: Rodrigo Duterte

Như chúng ta đã biết, Phillipines là chuỗi đảo quốc cộng lại rộng chừng 300,000 km2,  dân số  102 triệu rưởi, dưới thời Tổng Thống Benigno Aquino III, ông đối đầu với Trung Cộng, đưa sự kiện Trung Cộng đòi chủ quyền đường “lưỡi bò” ra toà án quốc tế La Haye. Nhưng đến cuối tháng 06 này, Tổng Thống mới đắc cử lên thay ông, đó là luật sư Rodrigo Duterte. Ông này trong lúc tranh cử có những lơi tuyên bố bạc mạng “khi nắng khi mưa” như ứng cử viên Trump tại Hoa Kỳ.  Bài phân tích dưới đây: “Ông Duterte: song đàm hay song đấu với Bắc Kinh ?” cho ta một suy nghĩ về tình hình của Biển Đông. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Cộng yêu cầu các nước ngoài vùng “ngưng đùa với lửa”

Đại sứ Trung Cộng tại Luân Đôn Lưu Hiểu Minh trả lời báo Anh Daily Telegraph

Càng gần đến ngày Tòa án Trọng tài Thường trực ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng về Biển Đông, Bắc Kinh càng lên tiếng yêu cầu các nước ngoài vùng này ngưng can thiệp vào tranh chấp.
Trong một bài viết đăng trên nhật báo Anh Daily Telegraph số ra ngày 10/06/2016, đại sứ Trung Cộng tại Luân Đôn Lưu Hiểu Minh đã kêu gọi Philippines trở lại một giải pháp thương lượng cho vấn đề Biển Đông, đồng thời yêu cầu một số nước ngoài vùng này  “ngưng đùa với lửa”.

[Đọc tiếp]

Việt Nam đối phó ra sao với ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông?

Không ảnh của CSIS cho thấy đường băng của Trung Quốc xây dựng trên ccaro đá Xu-bi ( Subi Reef). Ảnh REUTERS/CSIS

Ký giả đài RFI, Thanh Phương đưa vấn đề với nhà cầm quyền CSVN tại Hà Nội rằng: “CSVN đối phó ra sao khi Trung Cộng tuyên bố đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông?” Thật dễ hiểu, câu trả lời như CSVN đã lập đi lập lại như con vẹt “VN có chủ quyền không thể tranh cải”, sau đó nguời dân ai đi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược thì CSVN đàn áp dã man.
Dưới đây là bài bình luận của giáo sư Alexander L. Vuving về sự việc này:
Theo nhiều dự đoán thì bước kế tiếp của Trung Cộng để áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông sẽ là tuyên bố thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không ( ADIZ ), tương tự như vùng mà Bắc Kinh đã lập trên biển Hoa Đông năm 2013.

[Đọc tiếp]

Tư lệnh Mỹ thăm tàu sân bay nguyên tử ở Biển Đông

HKMH nguyên tử John C.  Stennis đang hoạt động trên Biển Đông

Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày 05 và 06/06/2016. Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh.
Hàng không mẫu hạm John C.Stennis có mặt tại Biển Đông trong suốt tháng Năm. Theo các chuyên gia, đây là thông điệp khôn khéo cho Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ luôn hiện diện tại vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là ao nhà của mình. [Đọc tiếp]

Đối thoại Mỹ-Trung : Bắc Kinh không khoan nhượng về chủ quyền Biển Đông

Dương Khiết Trì (T) tiếp ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) ngày 6/6 vừa rồi tại Bắc Kinh

Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Phía Trung Cộng hôm nay 07/06/2016 đã nhấn mạnh như trên, và như vậy cuộc đối thoại thường niên Mỹ-Trung kết thúc mà không có tiến bộ nào trong vấn đề này.
Trong hai ngày đàm phán tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Mỹ John Kerry khuyến khích Trung Cộng nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nhưng cố vấn chính phủ Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), quan chức cao cấp nhất của Trung Cộng về ngoại giao, lại nói rằng Hoa Kỳ không nên dính dáng vào các xung đột diễn ra ở rất xa bờ biển nước mình, kể cả vụ kiện của Philippines tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye.

[Đọc tiếp]

Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Á Châu Shangri-La năm 2016 có gì lạ?

Shangri-La là một địa điểm hư cấu được miêu tả trong tiểu thuyết Lost Horizon (chân trời đã mất), của nhà văn James Hilton rằng đây là một thung lũng huyền thoại, dẫn đến từ một tu viện Lạt-ma, nằm phía tây cuối dãy núi Côn Lôn. Là chốn thiên đường hạ giới, nơi hạnh phúc tuyệt vời biệt lập với thế giới bên ngoài. Ở đây con người trẻ mãi, an vui, hạnh phúc…Địa danh hư cấu mầu nhiệm đó được đặt tên cho một khách sạn ở Singapore là Shangri-La. Hàng năm, khách sạn này là nơi Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (HNTĐANCA) hay còn gọi Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) với sự tham dự của các Bộ trưởng Quốc phòng, các Tướng lãnh quân đội của những quốc gia châu Á-Thái Bình Dương gồm: Úc, Brunei, Miến Điện, Campuchia, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Lào, Mã Lai, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Trung Cộng, Philippines, Nga, Nam Hàn, Sri Lanka, Singapore, Thái Lan, Đông Timor, Anh, Mỹ và  và Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 2002, năm nay là lần thứ 15 của HNTĐANCA, đề tài nóng bỏng đề cập Trung Cộng xâm lược Biển Đông: [Đọc tiếp]

Biển Đông: Vì hung hăng, Trung Cộng sắp mất thêm “bạn” Mã Lai ?

Hai chiếc F/A-18 Super Hornets và hai SU-30MKM/Flanker H của Malaysia,bay trên chiến hạm USS Carl Vinson của Mỹ trong cuộc tập trận tại Biển Đông ngày 10/05/2015

Trước việc Trung Cộng ra oai tại Biển Đông, Mã Lai đang cân nhắc phản ứng cứng rắn hơn. Trong một phóng sự công bố hôm nay, 01/06/2016, hãng tin Anh Reuters đã đưa ra nhận định như trên về chuyển biến gần đây trong chính sách Biển Đông của Kuala Lumpur, từ một thái độ nhẫn nhịn đang ngày càng có dấu hiệu cứng rắn hơn trước các hành động hung hăng áp đặt chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông. [Đọc tiếp]

Bắc Kinh đã thiết kế xong vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông

Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay 01/06/2016 đã trích dẫn nhiều nguồn tin thân cận với quân đội Trung Cộng cho biết Bắc Kinh đã hoàn chỉnh phương án thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, nhưng sẽ chỉ tuyên bố áp dụng trong trường hợp bị Mỹ lấn lướt. Việc tiết lộ nguồn tin đáng ngại này được cho là nhằm gây thêm sức ép trên Hoa Kỳ vào lúc sắp mở ra cuộc đối thoại chiến lược thường niên gọi là “2+2” giữa Bắc Kinh và Washington DC. [Đọc tiếp]

Trung Quốc liên tiếp trúng đòn ngoại giao của Obama và G7

Không ảnh Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, nơi đang xảy ra tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. CSIS Asia Maritime Transparency

Tại Hà Nội, hôm 23/05/2016, khi tuyên bố bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định rằng quyết định này không hề nhắm vào Trung Cộng. Tuy nhiên, theo hầu hết các nhà quan sát, quyết định đó thực chất là một đòn ngoại giao đánh vào Trung Cộng (China), vốn đang rất hung hăng tại Biển Đông. Điều đáng nói là căn cứ vào những gì đang được thảo luận, nhân thượng đỉnh G7 mở ra tại Nhật Bản trong hai ngày 26-27/05, Bắc Kinh cũng sẽ phải lãnh một ngón đòn ngoại giao thứ hai vì những hành động quá đáng của họ, đặc biệt là tại Biển Đông. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt