Tình Hình Biển Đông

Ý nghĩa 5 thất bại của Trung Quốc tại Tòa án La Haye

Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, Hà Lan.

Trong phán quyết ngày 12/07/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực đã nêu lên 5 điểm cho thấy Trung Quốc thua Manila tại La Haye. Giới phân tích đánh giá thế nào về 5 điểm cụ thể đó ? Đâu là bước kế tiếp cho Biển Đông ? Phân tích của hai nhà báo David Tweed và Jason Koutsoukis thuộc hãng tin Bloomberg.

[Đọc tiếp]

Học giả quốc tế ca ngợi phán quyết của Tòa trọng tài về biển Đông

Hội thảo thường niên về tranh chấp biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 12 tháng 7 diễn ra vào đúng khi tòa thường trực trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp tại biển Đông. Các học giả quốc tế tại hội thảo nhìn chung ca ngợi phán quyết này trong khi học giả Trung Quốc một mặt tỏ ra mềm mỏng hơn, một mặt vẫn cảnh báo những hậu quả khôn lường ở biển Đông sau phán quyết quan trọng này.

[Đọc tiếp]

Trung Cộng đe dọa nguy cơ xung đột tại Biển Đông

Yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông bị Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye bác bỏ ngày 12/07/2016.

Các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye đã làm cho Trung Cộng tức tối. Hôm nay, 13/07/2016, Bắc Kinh lên tiếng đe dọa nguy cơ xung đột xẩy ra tại Biển Đông và tuyên bố có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này.

Theo thứ trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin), được AFP trích dẫn, thì các phán quyết của Tòa chỉ là một « tờ giấy đáng vứt bỏ » và khẳng định « quyền » của Bắc Kinh thiết lập « vùng nhận dạng phòng không – ADIZ » ở Biển Đông. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Quốc tế gây sức ép buộc Trung Cộng tôn trọng phán quyết

Phát ngôn viên ngoại giao Mỹ John Kyrby, trong một cuộc họp báo tại Washington DC ngày 01/07/2016. Ảnh : State TV/via Reuters

Hôm qua, 12/07/2016, Hoa Kỳ đã tuyên bố ủng hộ các phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực.

Theo AFP, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, John Kirby, nhấn mạnh rằng Trung Cộng đã ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, do vậy phải chấp nhận các phán quyết của Tòa. Đây là quyết định chung thẩm và về mặt pháp lý, mang tính ràng buộc với Trung Cộng, cũng như với Philippines. Washington đồng thời kêu gọi các bên tránh có những tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Cộng

Hôm nay, 12/0/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Cộng và tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Cộng đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”.

Trong phán quyết, Tòa ghi rõ “ mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Cộng, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các “đảo” ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Cộng trong lịch sử đã từng độc quyền kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.” [Đọc tiếp]

Phản ứng các nước về phán quyết Biển Đông của toàn án quốc tế La Hague

Tin mới nhất 

Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Phán quyết rất được mong đợi của Tòa Án Trọng Tài

Biểu tình ngày 09/04/2016 trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati, Manila, Philippines, phản đối hành động độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Vào lúc 9 giờ sáng, giờ quốc tế, ngày mai (12/07/2016) Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh. Giới chuyên gia dự báo, trong mọi trường hợp, căng thẳng gia tăng giữa Trung Cộng với các quốc gia liên quan trong vùng.

Cách nay 3 năm Philippines đệ đơn khởi kiện Trung Cộng lấn chiếm Biển Đông. Sau hai cuộc điều trần, sau khi đã trình lên Tòa gần 4.000 trang những bằng chứng bày tỏ lập trường của Manila, ngày 12/07/2016 sẽ là một ngày trọng đại đối với Philippines, Trung Cộng và cả khu vực. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Nhật muốn G7 ra thông cáo khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài

Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc họp báo nhân thượng đỉnh G7, tại Shima, Nhật Bản, ngày 27/05/2016

Một ngày trước khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng đòi hỏi chủ quyền với hầu hết Biển Đông, báo chí châu Á tiết lộ Tokyo đang ráo riết vận động các đối tác trong nhóm G7 để cùng có một tiếng nói chung về vấn đề này.

[Đọc tiếp]

Điều trần tại QH Mỹ cho rằng phán quyết về Biển Đông đặt châu Á trước sự lựa chọn

Báo Trung Cộng kêu gọi sẵn sàng “đối đầu quân sự” với Mỹ ở Biển Đông

Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt tại Biển Đông, ngày 05/11/2015

Hôm mồng 05/07/2016, một tờ báo chính thống của Trung Cộngcho biết Bắc Kinh cần sẵn sàng “đối đầu quân sự” với Washington ở Biển Đông. Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài về tranh chấp ở Biển Đông sắp được đưa ra và quân đội Trung Cộng cũng bắt đầu tập trận ở vùng biển này.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bắc Kinh phải tăng cường khả năng phòng thủ và “sẵn sàng cho bất kỳ đối đầu quân sự nào”. Cho dù trong ngắn hạn, Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh được với Hoa Kỳ nhưng phải đủ khả năng khiến cho Hoa Kỳ trả giá rất đắt nếu can thiệp quân sự vào tranh chấp ở Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Không loại trừ Trung Cộng đánh chiếm Trường Sa ?

Tàu của hải quân Trung Cộng nã pháo trong một cuộc tập trận chung năm 2014

Một nhà nghiên cứu kỳ cựu về quan hệ Việt – Trung nhận định rằng Bắc Kinh “có thể đánh chiếm Trường Sa”, trong bối cảnh truyền thông Trung Quốc cảnh báo “nên chuẩn bị đối đầu quân sự”.

Hoàn cầu Thời báo, ấn phẩm của Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 5/7 viết rằng Bắc Kinh nên “sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự trên biển Đông”. [Đọc tiếp]

Mỹ -Trung xung đột sau phán quyết vụ kiện Biển Đông ?

Liệu có đụng độ Mỹ- Trung tại Biển Đông ? Ảnh minh họa.

Đúng vào ngày Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận ở Hoàng Sa, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài xã luận cho rằng nước này phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự.
Tuy Hoàn Cầu Thời Báo không nói rõ là đối đầu quân sự với ai, nhưng chắc là tờ báo này ám chỉ Hoa Kỳ. Vào lúc hải quân và không quân Trung Quốc huy động nhiều chiến hạm và phi cơ tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, một lực lượng của hải quân Mỹ, trong đó có cả hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đã di chuyển đến khu vực Biển Đông. Theo lời một tư lệnh của Mỹ, nhiệm vụ của lực lượng này là bảo đảm quyền tự do hàng hải cho mọi người trong vùng Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Biển Đông : Nếu Philippines thắng kiện, Trung Cộng phản ứng ra sao ?

Không ảnh của CSIS cho thấy phi đạo của Trung Cộng xây dựng trên đá Subi Reef. Ảnh REUTERS/CSIS

Vào ngày 12/07/2016, Toà Án Trọng Tài Thường Trực ở Hoà Lan sẽ công bố phán quyết về trường hợp Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông theo đơn kiện của Philippines. Giới quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ bị thua và sẽ có hành động bất xứng của một thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

[Đọc tiếp]

Nhật mua 40 tỷ đô la chiến đấu cơ để giữ ưu thế với Trung Cộng

Chiến đấu cơ X-2 tối tân của lực lượng không quân Nhật Bản.

Theo hãng thông tấn Reuters, chính phủ Nhật Bản vừa quyết định sẽ bỏ ra 40 tỷ đô la để trang bị máy bay tiêm kích nhằm duy trì ưu thế không quân với Trung Cộng, trong tình hình Bắc Kinh đang tỏ rõ tham vọng bành trướng quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Một người phát ngôn của bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho hay Tokyo đã tiếp xúc đồng thời với các tập đoàn vũ khí Nhật Bản và nước ngoài về hợp đồng mua hơn 100 máy bay chiến đấu nói trên. Kế hoạch F3 (F3 Fighter Plan) có mục tiêu trang bị cho quân đội Nhật các chiến đấu cơ thuộc loại tối tân nhất.

[Đọc tiếp]

Mỹ cảnh báo Trung Cộng chớ khiêu khích ở Biển Đông

Tàu của cảnh sát biển Trung Cộng tiếp cận tàu ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Mỹ đã cảnh báo Trung Cộng chớ có tiến hành “thêm các hành động khiêu khích” sau khi một tòa quốc tế ra phán quyết về Biển Đông. Có nhiều dự báo tòa sẽ bác bỏ phần lớn các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hiện diễn ra gay gắt nhất giữa các nước Việt Nam, Trung Cộng và Philippines. Các bên khác cũng có tranh chấp gồm Malaysia, Brunei và Đài Loan. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt