Tháng 11, thời điểm định mệnh của Biển Đông?
Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016.
RFI tóm lược bài phân tích “Bắc Kinh có lẽ đang chờ thời điểm lý tưởng để tấn công ở biển Nam Trung Hoa” (Beijing may be waiting for the perfect timing to strike in South China Sea, trên Asia Times.online) của chuyên gia Harry Kazzianis, tân giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ thuộc Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia ở Washington (Nixon Center cũ) [Đọc tiếp]
Coi chừng Duterte thành Macos của Phillipines năm nào?
Mỹ xem xét khả năng mở điều tra tổng thống Philippines giết người:
Sau lời khai của một “sát thủ hối cải” tại Thượng Viện Philippines ngày 15/09/2016 là đích thân ông Rodrigo Duterte từng hạ sát một nhân viên điều tra và ra lệnh giết khoảng một ngàn người khác thời ông còn làm thị trưởng thành phố Davao (miền Nam Philippines), tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 16/09/2016 đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ Hoa Kỳ, yêu cầu mở điều tra về sự vụ này. [Đọc tiếp]
Nhật tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông…
Nhật Bản sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thông qua một loạt các cuộc tuần tra “tập huấn” chung với Mỹ và các đồng minh của Mỹ tại vùng biển đang tranh chấp này. Đó là tuyên bố của tân nữ bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Tomomi Inada ngày 15/09/2016 tại Washington.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, bà Inada, được xem là một nhân vật “diều hâu” trong chính phủ Nhật, cho biết là các cuộc tuần tra tập huấn mà Nhật Bản tham gia sẽ bao gồm các chiến hạm của Hoa Kỳ và Hàn Quốc và các cuộc tuần tra này sẽ có bản chất tương tự như các cuộc tuần tra mà hải quân Mỹ tiến hành thường xuyên để bảo đảm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Trung-Mỹ : Khó xảy ra nhưng vẫn có thể…
Rand Corporation, một tổ chức tư vấn (think tank) tại California, đã đưa ra một giả thuyết ít có cơ xảy ra: một cuộc chiến bất ngờ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dù căng thẳng thường xuyên diễn ra, nhưng cho đến nay, cả hai cường quốc đối thủ vẫn nỗ lực kiềm chế để tránh đối đầu trực tiếp.
Những tên đạo tặc đi dâng Biển Đông cho Tàu Cộng ?!
Hôm nay, truyền thông quốc tế đưa tin có lợi cho tham vọng Đại Hán của Tập Cận Bình, đó là tên Rodrigo Duterte, TT Philippines, hành xử như côn đồ, tuyên bố đuổi Mỹ ra khỏi miền Nam Phillipines và không tuần tra chung với ai để tránh rắc rối với Trung Cộng. Còn Thủ Tương CSVN Nguyễn Xuân Phúc qua cầu cạnh Trung Cộng như thế nào mà Tập Cận Bình lại tuyên bố “lợi ích chung Việt-Trung lớn hơn bất đồng”. Bất đồng lớn nhất hiện nay giữa Việt-Trung là TC xâm lược Biển Đông của VN. Còn lợi ích cái gì đến từ TC? không lẽ những hồ bùn đỏ cực độc bauxite tây nguyên mà TC đang dự trữ, chẳng khác gì những trái bom nguyên tử đang treo lơ lửng trên đầu người dân VN…hoặc chất độc Formosa và các công ty Trung Cộng chưa thải hết. [Đọc tiếp]
Trung Cộng lãnh búa rìu tại hội nghị ASEAN, 2016
Cho dù bản thông cáo chung của Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á không lên án Trung Cộng đe dọa hoà bình tại Biển Đông, nhưng hành động lấn chiếm biển đảo và thái độ xem thường luật pháp đã khiến cho Bắc Kinh hai lần bị chỉ tên và khuyến cáo.
Trung Cộng đã cố gắng dàn xếp và gây áp lực để hành động của Bắc Kinh lấn chiếm tại Biển Đông và phán quyết của Toà Trọng tài La Haye về chủ quyền không được đưa vào chương trình nghị sự và bản thông cáo chung, nhưng Trung Cộng cũng không tránh khỏi công kích. [Đọc tiếp]
Việt Nam gặp khó khi TT Nga ủng hộ Trung Cộng về Biển Đông
Tin VOA ngày 06/09/2016:
Phát biểu với báo giới mới đây ở Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông. Putin cũng nói Nga phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ ba vào vấn đề Biển Đông.
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng quan điểm của nhà lãnh đạo hàng đầu nước Nga đang đặt Việt Nam vào một thế khó. Việt Nam là một bên tranh chấp chính tại vùng biển. Các bên khác là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei. [Đọc tiếp]
Tình hình biển Đông trở nên phúc tạp và căng thẳng!
Philippines là vòng đai quân sự an toàn của Mỹ để đối đầu với Trung Cộng (TC) tại Biển Đông, sau khi TT Philippines là Duterte lên nắm quyền, có những tuyên bố bất lợi cho ngoại giao giữa Philippines-Mỹ, có khuynh hướng ngã về TC, trước khi lên đường dự Hội Nghị ASEAN tại Lào hôm 5/9, Duterte còn lên tiếng với báo chí rằng nếu Obama đặc vấn đề nhân quyền, thì Duterte sẽ “chửi vào mặt Obama là đồ chó đẻ”.
Trong tình hình như vậy, tại Hội Nghị G20 ở Hàng Châu, TT Nga, Putin tuyên bố ủng hộ TC ở Biển Đông, chống lại phán quyết của PCA của Tòa La Haye ngày 12/07 vừa rồi.
Và chuyến tham dự G20 của TT Barack Obama bị Tập Cận Bình hạ nhục sát ván tại phi trường Hàng Châu với nghi thức đón tiếp ngoại giao khiêu khích thiếu văn hóa nhằm chủ đích hạ nhục nguyên thủ Hoa Kỳ rõ rệt. Đổi lại, trước khi tham dự hội nghị G20, Obama lên tiếng với CNN: “TC không được bắt nạt Phillipines-Việt nam…” – Tất cả đó làm cho tình hình Biển Đông rất căng thẳng… [Đọc tiếp]
Chiến lược Châu Á của Mỹ bị cản trở vì Barack Obama bị phân tâm
Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến công du châu Á lần cuối cùng để ghi dấu ấn chung cuộc cho chính sách “chuyển trục” về châu Á, bảo vệ các đồng minh trước mối đe dọa của Trung Cộng. Tuy nhiên, lãnh đạo siêu cường lâm vào cảnh “lực bất tòng tâm” vì hàng loạt biến động trên thế giới.
Trong hoàn cảnh kết thúc nhiệm kỳ không đầy năm tháng tới đây, tổng thống Mỹ Barack Obama công du châu Á lần cuối cùng để tham dự hai hội nghị thượng đỉnh khối G20 tại Hàng Châu, Trung Hoa ngày 03 và 04/09, và hội nghị Đông Á tại Lào ngày 05/09. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết PCA
Trước thềm hội nghị G20 tại Hàng Châu, Trung Cộng, ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế La Haye (PCA) về Biển Đông, và khẳng định Hoa Kỳ và các nước đồng minh tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Ngày hôm nay 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Cộng “phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực“.
Bốn chữ T trong đối ngoại Trung Cộng hiện nay
Phán quyết của Tòa Trọng tài có thể sẽ dẫn đến bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Cộng.
Báo Today (Singapore) ngày 29-8 đã đăng bài viết với đầu đề “Phán quyết trọng tài về biển Đông: Bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Trung Cộng?” của PGS Lý Minh Giang ở Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại Học Nanyang (Singapore).
Ba đe dọa trước đây không còn
PGS Lý Minh Giang ghi nhận đối với phán quyết trọng tài công bố ngày 12-7, Trung Cộng đã bộc lộ phản ứng không khác quan điểm đã công bố trước đó. Đó là không tham gia, không công nhận, không tán thành và không phục tùng. [Đọc tiếp]
Indonesia sẽ nói chuyện Biển Đông ở thượng đỉnh G20 ?
Theo Reuters, Hội nghị thượng đỉnh G20, mà Indonesia là quốc gia duy nhất của khối Đông Nam Á là thành viên tham dự, diễn ra tại Hàng Châu vào cuối tuần này.
Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Trung Cộng với ưu tiên tăng cường hợp tác song phương với Trung Cộng, hơn là đại diện cho Đông Nam Á, nhưng sẽ cũng không quên bàn chuyện Biển Đông.
Dù Tổng thống Widodo vẫn sẽ nói về vấn đề Biển Đông, nhưng ưu tiên vẫn là “tập trung vào các lợi ích chiến lược của Indonesia” – ông Pierre Marthinus, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Marthinus Academy (Jakarta), nhận định với tờ South China Morning Post. [Đọc tiếp]
Chiến tranh có thể xẩy ra trên vùng biển Đông?
Tin tức quốc tế trong mấy tuần qua rất nóng bỏng, nào là Nhật đang hiện đại hoá vũ khí để ngăn chận Trung Cộng trên biển Hoa Đông,Trung Cộng bất chấp phán quyết của toà Trọng Tài PCA về Biển Đông, Nga-Trung hợp tác tập trận trên Biển Đông, Nhật-Mỹ hợp tác tập trận cũng tài vùng Biển Đông & Hoa Đông, Bắc Hàn phóng hoả tiễn từ tàu ngầm bay xa được 500km nổ trên vùng biển Nhật Bản, thay vì tịt ngòi bay chỉ được 30km như lần thử trước đây và Mỹ-Nam Hàn đang tập trận lớn với số quân tham dự lên đến 75 ngàn… Những người lãnh đạo Putin, Tập Cận Bình và Shinzo Abe của Nhật đều thuộc phe diều hâu, chỉ có Barack Obama hơi “yếu”, vì vậy thế giới đang chờ TT mới của siêu cường mới đoán được chiến tranh có bùng nổ hay chưa!
Các cơ quan nghiên cứu quốc tế CSIS, RAND v.v.. cũng đã có những nhận khá chuyên sâu về một cuộc chiến có thể xẩy ra, dự đoán tình huống khi chiến tranh xẩy ra đều mất mát cho những phe lâm chiến…Ai cũng biết chiến tranh là tàn phá chết chóc…Hitler và những người cần đầu phe Trục Đức-Ý-Nhật thời Đệ Nhị thế chiến cũng biết thế, nhưng tham vọng đã làm họ mờ mắt và Đệ II thế chiến đã bùng nổ. Dưới đây là một vài nhận định của các bình luận gia trên báo chí tây phương: [Đọc tiếp]
Trung Cộng tập trận tại Vịnh Bắc Bộ sát Việt Nam
Phải chăng Trung Cộng đang trực tiếp cảnh cáo Việt Nam ? Câu hỏi này được đặt ra sau khi lực lượng Hải Cảnh Trung Cộng đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ. Địa điểm sát cạnh vùng biển Việt Nam đã thu hút sự chú ý trong bối cảnh mới đây có tin là Việt Nam đã âm thầm cho chuyển giàn pháo tên lửa ra Trường Sa, trực tiếp đe dọa các cơ sở của Trung Cộng trên các đảo nhân tạo trong vùng.
Con hổ phục: Trung Cộng hành động, Hoa Kỳ chần chờ
Tác giả: Peter Navarro, Ph.D., World Affairs Journal số mùa Đông năm 2016
Người dịch: Trịnh Y Thư “Mặc dù tác giả viết bài này từ góc nhìn của Hoa Kỳ nhưng đây là bài viết đáng đọc cho người Việt quan tâm đến vấn đề Biển Đông bởi vì vị trí đặc biệt của Việt Nam ở vùng tranh chấp và dù muốn hay không Việt Nam vẫn nằm trong quỹ đạo chiến lược của hai siêu cường ấy” (lời người dịch) [Đọc tiếp]