Tình Hình Biển Đông

Nếu không nhận được những gì kỳ vọng của Trung Cộng, Duterte sẽ trở mặt như làm với Mỹ

Không biết ông Duterte này muốn gì? ông múa gậy vườn hoan, tuyên bố chống Mỹ cho đã đời và còn mấy ngày nữa đi thăm Trung Cộng lại tuyên bố ngược lại với giọng điệu trước đây, Duterte nói: “sẽ nêu lên phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông trong chuyến công du Trung Quốc, đồng thời cam kết không từ bỏ bất cứ chủ quyền nào hoặc làm khác với phán quyết nói trên. Trước đó, phát ngôn viên tổng thống, Ernesto Abella, cho biết ông Duterte sẽ không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc nếu có hại cho lợi ích Philippines tại Biển Đông”. Mời xem đoạn video nói về Duterte đã làm cho Biển Đông sóng gió….

[Đọc tiếp]

Nhật Bản cũng tăng cường lực lượng chống tàu cá Trung Quốc

Hình minh họa

Hình minh họa

Một trong những mưu mô thâm độc xâm lược Biển Đông của Trung Cộng là dùng lực lượng “Dân Quân Biển”, tức là lực lượng tàu đánh cá được bảo vệ của của “Cảnh Sát Biển” – Trên căn bản, đây là lực lượng bán quân sự, đủ để thực hiện ý đồ xâm lược của Bắc Kinh trên biển Đông mà thế giới gọi là “Cắt Lát Salami”. Chiến thuật này, không đủ lớn để các tàu chiến của Mỹ đụng độ tạo chiến tranh, mà TC theo kiểu “tằm ăn dâu” sẽ từng bước chiếm trọn Biển Đông. Nay, Nhật Bản mở chiến dịch tăng cường lực lượng chống tàu cá Trung Cộng tức là ngăn chận tiểu xảo “Cắt Lát Salami” của Trung Cộng như sau: [Đọc tiếp]

Manila thông báo với Mỹ dừng tuần tra chung ở Biển Đông

Dterte ngày 4/10/2016

Duterte ngày 4/10/2016

Chính quyền Manila rốt cuộc đã thực hiện những lời đe dọa giảm bớt hợp tác quân sự với Mỹ mà tổng thống Philippines đã liên tiếp nêu lên trong thời gian gần đây. Phát biểu với báo chí ngoại quốc vào hôm nay, 07/10/2016, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana xác nhận quân đội Mỹ đã được phía Philippines thông báo là các kế hoạch tuần tra và tập trận hỗn hợp của hai bên trên Biển Đông đã bị đình chỉ theo yêu cầu của tổng thống Duterte.

[Đọc tiếp]

Nga và Trung Quốc thông đồng tại Biển Đông ?

Chiến hạm Nga tại cảng Trạm Giang, Quảng Đông chuẩn bị tham gia tập trận chung với Trung Quốc ngày 12/09/2016.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương “tốt đẹp hơn bao giờ hết”, đồng thời chứng tỏ một “sự tin tưởng cao độ chưa từng có”. Ông Putin mô tả quan hệ này là “đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược”. [Đọc tiếp]

Quân đội Hoa Kỳ đang tiếp cận với CSVN

Trong những ngày qua, trong khi Philippines đồng minh chiến lược truyền thống bao đời của Mỹ lại có thái độ thân thiện với Trung Cộng và chống Mỹ… Còn Cộng Sản Việt Nam kẻ thù xưa của Mỹ nay lại có những hành động tiếp cận với Hải Quân và Thủy quân Lục Chiến của Mỹ. Như vậy Mỹ đang chơi với hai thành phần nguy hiểm: Một Duterte tính khí thất thường ăn nói theo lối “mục hạ vô nhân” loại người như Duterte người dân Mỹ rất sợ, họ thường cho là “unpredictable man (kẻ khó lường)”. Tuy nhiên, với Duterte dám nói và cũng có thể làm theo lời hắn nói (bắn giết dân hút và buôn ma túy đến 3100 người là một bằng chứng cụ thể). Nhưng CSVN không nói mà nó làm theo ý của nó hoặc  “nói một đường làm một nẽo”, đây cũng là một loại “uppredictable” lớn…liệu chú Sam có chơi được với hai người này không nhĩ.

Vừa qua tin tức dồn dập về Hải Quân của Mỹ vào Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh, tuần trước TQLC Hoa Kỳ huấn luyện chung với bộ đội VN.  [Đọc tiếp]

Hiện tượng Duterte có thể thay đổi các liên minh Đông Á tại Biển Đông

Duterte tại phi trường quốc tế Davao, sau khi về từ Việt Nam (30/09/2016)

Duterte tại phi trường quốc tế Davao, sau khi về từ Việt Nam (30/09/2016)

Từ ba tháng nay, Phillipines có những lời lẽ và thái độ chống Mỹ, Mối quan hệ hữu nghị giữa Philippines và Hoa Kỳ là một trong những trụ cột chiến lược “xoay trục châu Á” của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Barack Obama. Thế nhưng, liên minh này đang bị thử thách nghiêm trọng kể từ khi Duterte lên cầm quyền từ cuối tháng 6/2016.
Nếu Phillipine ngã về phía Trung Cộng, thậm chí đứng Trung Lập thì lá bài “xoay trục châu Á” gặp khó khăn vì Phillipines là một căn cứ chiến lược quan trọng của Mỹ ở Biển Đông nói riêng và cho Châu Á Thái Bình Dương nói chung. Nếu nhìn một chuỗi căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ chạy dài liên tục Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phillipines nhằm đối đầu với Trung Cộng và cũng tuyến an ninh vòng ngoài của Mỹ. Trường hợp Phillipines “đứt” thì tuyền này bị bể, Biển Đông khó bảo vệ…đảo Guam trở thành căn cứ tiền Đồn. Cho nên trong những ngày gần đây Mỹ chạy nước rút cố gắng tiến gần lại với Việt Nam để nắm cao điểm Vịnh Cam Ranh…

TT Duterte sẽ sang thăm Trung Cộng tháng 10 này, đem theo một phái đoàn doanh nhân đông đảo, nhưng kỳ thật thì để tạo đồng minh mới. Duterte tính khí bất thường sẽ làm giời đầu tư rất lo ngại…do đó nền kinh tế Phillipines ắt gặp khó khăn và cả thế giới đang lo ngại về hiện tượng Duterte.  [Đọc tiếp]

Nhận định Biển Đông…

Giới quan sát quốc tế nói về những vấn đề liên quan đến an ninh Biển Đông, những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Cộng và những đối phó như thế nào để chận đứng mưu đồ bá quyền của Trung Cộng trên biển Đông.
1- Nhật báo The Washington Times, số ra ngày Chủ Nhật 18 tháng 9. Bình luận gia James A. Lyons, tướng 4 sao, Đô Đốc hải quân Hoa Kỳ, đã có bài viết “How China Chanllenges the West” (Cách thức Trung Cộng Thử Thách Tây Phương). Tây phương ở đây là nói đến siêu cường Hoa Kỳ.
2- Nhà văn, nhà bình luận, kinh tế gia Indonesia, Johannes Nugroho, viết trên báo The Today  “South China Sea dispute: Will Indonesia play a bigger role in Asean?” (Vai trò của Indonesia đối với ASIAN trong việc tranh chấp Biển Hoa Nam – Biển Đông?)”
3- Những lời tuyên bố về chính sách của Nhật hiện nay đối với Biển Đông là những tính toán sâu xa của đất nước Phù Tang có giá trị như “một mũi tên bắn chết ba con chim” cùng một lúc.
Ba bài bình luận có giá trị trong những ngày gần đây, dưới đây là lược dịch những phần chính nội dung cùng với một vài nhận định thêm: [Đọc tiếp]

Sóng gió Biển Đông trong tuần từ 19 đến 25-09-16

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Tình hình Biển Đông biến chuyển hàng ngày rất phúc tạp, trực tiếp liên hệ đến sinh mệnh Việt Nam. Biển Đông cũng là tâm điểm của tình hình an ninh quốc tế hiện nay. Trong tuần lễ từ ngày 19 đến 25 tháng 9, 2016, sóng gió nổi lên đối với Biển Đông như: Trung Cộng hù dọa Nhật, Trung Cộng tuần tra và xây đài tưởng niệm trên quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan xây công sự trên Đảo Ba Bình, CSVN cầu xin hòa bình khắp thế giới, Chính quyền Indonesia sang Mỹ xin viện trợ quân sự để tăng cường sức mạnh Hải Quân, Tổng Thống Phillipines Duterte trở cờ với Mỹ ngã theo Tàu Cộng, Mỹ chỉ trích “Quân sự hóa Biển Đông” tại Liên Hiệp Quốc. Mời quý vị đọc phần bình tin:

Trung Cộng hù Nhật:

Bắt đầu ngày thứ Hai đầu tuần (19/09) sóng đã dấy lên từ Trung Cộng chống lại hành động của bà Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật, Tomomi Inada đã tuyên bố khi ghé thăm tại Washington DC “tăng cường sự can dự của mình vào Biển Đông thông qua… các chuyến hải hành tập trận cùng với Hải quân Hoa Kỳ” bất chấp Trung Cộng nói gì, muốn gì, làm gì !

[Đọc tiếp]

Thăm Việt Nam, tổng thống Philipines sẵn sàng thảo luận về Biển Đông

Duterte tại thượng đỉnh ASEAN ở Vientaine Lào, ngày 07/09/2016

Duterte tại thượng đỉnh ASEAN ở Vientaine Lào, ngày 07/09/2016

Ngày mai, 28/09/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt đầu chuyến công du chính thức đầu tiên, kéo dài 2 ngày, ở Việt Nam, nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập bang giao. Trong chuyến đi này, tổng thống Philippines sẵn sàng thảo luận vấn đề Biển Đông với các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose hôm thứ hai (26/09/2016) cho biết là theo lịch trình dự kiến, tổng thống Duterte sẽ hội kiến Trần Đại Quang ngày 29/09 và cũng sẽ đến chào xã giao hai lãnh đạo CSVN cao cấp khác của Việt Nam là Nguyễn Xuân Phúc và tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng.

[Đọc tiếp]

Tổng thống Philippines muốn xích gần Nga và Trung Cộng

Duteter phát biểu tại căn cứ không quân Villamor, thành phố Pasay, Manila, ngày 13/09/2016.

Duteter phát biểu tại căn cứ không quân Villamor, thành phố Pasay, Manila, ngày 13/09/2016.

Hôm 26/09/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ý định công du Trung Cộng và Nga trong thời gian sắp tới. Mục đích của chuyến đi là nhằm phát triển một nền ngoại giao độc lập, thoát khỏi sự bảo hộ của Hoa Kỳ, đồng minh lâu năm mà theo ông Duterte mối quan hệ song phương hiện nay đã vượt qua “ngưỡng không lùi lại được”.

[Đọc tiếp]

Venezuela “bán đứng” Biển Đông như thế nào?

Hội nghị thượng đỉnh Phong trào Phi Liên Kết, ở Porlamar, đảo Margarita, Venezuela, ngày 17/09/2016

Hội nghị thượng đỉnh Phong trào Phi Liên Kết, ở Porlamar, đảo Margarita, Venezuela, ngày 17/09/2016

Vì sao phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye bị chận trong thượng đỉnh phong trào Phi Liên Kết ? Hoàn Cầu Thời Báo, thuộc xu hướng chủ chiến tại Trung Cộng chỉ trích Singapore gây áp lực đòi Phong Trào Phi Liên Kết (NAM) đưa phán quyết của Toà Trọng Tài vào bản tuyên bố chung nhân thượng đỉnh lần thứ 17 tại Venezuela. Chuyện gì đã xảy ra? Hư thực ra sao?

[Đọc tiếp]

Quan điểm của các ứng cử viên TT Hoa Kỳ về châu Á…

Lời bạt: Có lẽ, mỗi một ai trong người Việt tị nạn chúng ta khi nhìn về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ sắp tới đều mong có một tổng thống Hoa Kỳ đủ khả năng, mưu lược và can đảm để chống lại Trung Cộng (TC) xâm lược tại Biển Đông, nhất là giúp cho Việt Nam sớm giải thể chế độc độc tài Cộng Sản, thiết lập một thể chế tự do dân chủ.
Nhìn chung, tám năm qua, chính sách của đảng Dân Chủ chủ trương “Xoay Trục Châu Á” nhưng TT Barack Obama còn “rụt rè” chưa đủ cương quyết và mưu lược để đối phó với âm mưu thâm độc xâm chiếm Biển Đông của TC, đến nay TC đã dựng “Vạn Lý Trường Thành trên Biển Đông” đặt quốc tế trước “sự việc đã rồi.” Nếu bãi cạn Scarborough rơi vào tay TC, thì toàn bộ Biển Đông do TC kiểm soát, cả đường biển lẫn đường hàng không, sự việc TC đặt vùng “nhận dạng phòng không” chỉ là thời gian.
[Đọc tiếp]

Mỹ có áp dụng biện pháp mới chống TC trên biển Đông?

Các tàu nạo vét của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn. Ảnh chụp từ phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ ngày 21/05/2016.

Các tàu nạo vét của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn. Ảnh chụp từ phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ ngày 21/05/2016.

Trong mấy ngày nay, Ủy Ban Quân Lực của Hạ Viện Hoa Kỳ đã mở phiên điều trần về Biển Đông, đã kết luận rằng Chính Quyền của TT Obama “quá rụt rè” trong vấn đề ứng xử với những hành động “phi pháp” của Trung Cộng tại Biển Đông. Đồng thời đề nghị những sách lược cụ thể để đối phó với Trung Cộng. Thế nhưng, chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa là TT Barcak Obama sẽ rời Tòa Bạch Ốc. Ông là một vị Tổng Thống đang mang danh “Sứ giả Nobel Hòa Bình” nên rất sợ động binh. Các bình luận gia quốc tế lại tiên đoán rằng Trung Cộng sẽ lợi dụng dân Mỹ chú trọng theo dõi trong mùa bầu cử Tổng Thống, và nhất là những tháng cuối cùng của một TT Mỹ ít ai có những hành động táo bạo, TC sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông hoặc chiếm bãi cạn Scarborough của Phillipines.
Trong cuộc tranh cử TT Hoa Kỳ đang diễn ra,  Ông Trump tấn công phe Dân Chủ của TT Obama là “hèn nhát, yếu bóng vía”…Nếu Trung Cộng mà làm quá trớn thì biết đâu vì muốn đảng Dân Chủ thắng cử, TT Barack Obama lại ra tay mạnh để kiếm phiếu cho bà Hilary Clinton?
[Đọc tiếp]

Mỹ-Nhật quyết tâm đồng minh trên Biển Đông

Trong khi Nga bổ về lập trường của Trung Cộng trong vần đề Biển Đông; nhất là trong hộ nghị thượng đỉnh các nước G20, tại Hàng Châu ngày 4/09, TT Putin đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Cộng trên Biển Đông. Đồng thời biểu hiện lập trường bằng cuộc tập trận chung trên hải phận Biển Đông từ ngày 12-19/09. Tức khắc, hai cường quốc đồng minh Mỹ-Nhật cũng lên giây cót về lập trường Biển Đông bằng những phát biểu của nữ Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật, bà Tomomi Inada, trong chuyến thăm Washington DC ngày 16/09 cũng như tái khẳng định lập trường cương quyết tại Biển Đông bên lề cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc tại New York ngày … giữa thủ tướng Nhật Abe và phó TT Hoa Kỳ Joe Biden  [Đọc tiếp]

Tập trận Biển Đông: Nga Trung muốn phá thế thượng phong của Mỹ

Binh sĩ Nga-Trung Cộng tập trận chung ngày 14/08 (Ảnh REUTERS)

Binh sĩ Nga-Trung Cộng tập trận chung ngày 14/08 (Ảnh REUTERS)

Hôm nay (19/09), hải quân hai nước Nga-Trung Cộng vừa kết thúc các cuộc tập trận chung Joint Sea -2016 kéo dài 8 ngày, từ 13 đến 19/09/2016 ở Biển Đông, tại khu vực gần tỉnh Quảng Đông. Để tiến hành cuộc tập trận này, hải quân Nga-Trung đã huy động tổng cộng 18 chiến hạm, tàu tiếp vận, tàu ngầm, 21 chiến đấu cơ và 250 lính hải quân, tham gia thao dượt về phòng thủ và cứu trợ, thực tập chống tàu ngầm và tấn công chiếm một đảo của nước ngoài.
So với các cuộc tập trận Joint-Sea những năm trước, cuộc tập trận Nga-Trung năm nay tập trung hơn vào khả năng chiến đấu của tàu chiến trên mặt nước, tàu ngầm và hệ thống phòng thủ trên đất liền. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt