Tình Hình Biển Đông

Tạn TT Trump cũng sẽ xoay trục châu Á mạnh hơn Obama

Tàu chiến Mỹ USS Bonhomme Richard đang hoạt động tại Biển Đông ngày (Ảnh 6/10/2016)

Trong một vài tháng nay, các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại của tân chính quyền Donald Trump tại Hoa Kỳ thường tập trung trên hai hai đại cuộc nóng hổi là quan hệ Mỹ-Nga và cuộc chiến chống khủng bố. Điều này đã tạo nên tâm lý lo ngại nơi các đồng minh châu Á của Mỹ nghĩ rằng có thể bị Washington lơ là. Trong một bài nhận định ngày 08/01/2017, nhật báo có uy tín tại Mỹ, The Washington Post đã có ý kiến ngược lại, cho rằng  “Trump có thể biến chính sách xoay trục qua châu Á của Obama thành hiện thực (Trump could make Obama’s pivot to Asia a reality)”.

[Đọc tiếp]

Mỹ sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh tại Biển Đông

Đô đốc Harry Harris cho biết rằng Bắc Kinh vẫn tiếp tục hành động một cách ‘hung hăng’ và rằng Hoa Kỳ luôn sẵn sàng đối phó. (Ảnh tư liệu)

Tin Reuters: Tư Lệnh hạm đội của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương hôm 14/12 nói rằng Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Cộng, nếu Bắc Kinh tiếp tục các hành động “hung hăng” để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Cộng khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có lưu lượng hàng hóa giao thương bằng đường biển khoảng 5 nghìn tỷ đôla mỗi năm.
Các nước láng giềng như Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền ở khu vực này. [Đọc tiếp]

Ông Tillerson có thể đương đầu sóng gió biển Đông?

Rex Tillerson – Bộ Trưởng Ngoại Giao – Đề cử của nội các Trump

Việc Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump chọn ông Rex Tillerson cho vị trí ngoại trưởng gây chú ý vì tổng giám đốc Exxon Mobil từng được Tổng thống Nga Putin tặng huân chương.
Tuy nhiên, theo giới quan sát trong nước, việc lựa chọn người nắm vị trí nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng thu hút sự quan tâm của công chúng Việt Nam vì tập đoàn dầu khí của Hoa Kỳ do ông Tillerson lãnh đạo từng có các dự án liên doanh với Hà Nội, khiến Trung Cộng bất bình. [Đọc tiếp]

Ảnh vệ tinh Mỹ phát hiện vũ khí Trung Quốc trên 7 đảo ở Trường Sa

Các điểm đặt pháo phòng không của TC đặt trên đá Xu Bi (Subi) thuộc quần đảo Trường Sa (ảnh CSIS 13/12/2016)

Ảnh vệ tinh vừa được một trung tâm giám sát Mỹ công bố hôm qua, 14/12/2015 đã xác nhận: Trung Cộng rõ ràng là đã điều động một khối lượng vũ khí “đáng kể” trên toàn bộ 7 hòn đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Thực tế này một lần nữa cho thấy là lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình hoàn toàn nói dối khi ông hứa vào năm ngoái 2015 là “không quân sự hóa” Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Tổng Thống đắc cử Trump bắt đầu “đánh” Trung Cộng

Nguồn tin dậy sóng mấy ngày nay là ông Trump dù chưa chính thức đăng quan, nhưng ông đã có những điều làm cho Trung Cộng tức như bị bò đá. Ông Trump đá Trung Cộng mấy đòn cực độc: Thứ nhất là ông tiếp chuyện với bà  Thái Anh Văn gọi điện thoại chúc mừng ông đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, ông tiếp bà 10 phút. Trong 10 phút đó bà Thái Anh Văn muốn Hoa Kỳ giúp đỡ vũ khí để chống Trung Cộng… Đây là điều chưa từng xẩy ra từ năm 1979 đến nay khi Hoa Kỳ chấp nhận “một nước Trung Hoa” – Thâm chí các hàng lãnh đạo của Đài Loan chỉ quá giang qua nước Mỹ chứ quan chức Hoa Kỳ không được đón tiếp…nay ông Trump tiếp chuyện điện thoại với bà Thái Anh Văn thì là một việc làm vô tiền khoán hậu từ 37 năm nay.  Báo chí Trung Cộng hai ngày qua chỉ mũi dùi vào ông Donal Trump.
Thứ hai, trên trang Twitter của mình, ông Donald Trump viết: “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để cho họ xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ngay giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ thế”. Tuy nhiên, chưa ai hiểu “tổ hợp quân sự” mà ông Trump nói đến là gì.
Không chỉ trong hồ sơ Biển Đông, ông Trump còn chỉ trích Bắc Kinh về chính sách tiền tệ khi viết: “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để họ phá giá đơn vị tiền tệ (khiến các công ty chúng ta khó cạnh tranh), đánh thuế nặng lên các hàng hóa của chúng ta nhập vào nước họ?”…Hai bài báo “Điện đàm với tổng thống Đài Loan: Trump thách thức Trung Quốc và Donal Trump chỉ trích Trung Quốc về biển Đông” nói lên nhiều vấn đề. [Đọc tiếp]

Tin về tình hình Biển Đông

Trung Cộng không dễ gì nuốt chững Biển Đông, Nhật Bản, Anh Quốc cùng o bế Việt Nam mở hội thảo đòi pháp quyền ở Biển Đông – ngụ ý chống lại Trung Cộng xâm lược trái phép vùng Hoang Sa và Trường Sa Việt Nam và bãi cạn Scarborough của Philippines. Với TT “diều hâu” của Hoa Kỳ đang lên, Trung Cộng đang dịu giọng bắn tiếng “mong quan hệ quân sự tốt đẹp với ông Trump” qua tin tức từ các cơ quan truyên thông quốc tế và đài VOA. Những sự kiện này, cho thấy rằng Trung Cộng không dễ gì chiếm Biển Đông một cách phi pháp, dù chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông thay đổi ra sao. [Đọc tiếp]

Tại sao Trump đắc cử tổng thống Mỹ là một cơ may cho Trung Cộng?

Chưa ai biết đích thực ông Trump sẽ quyết định vấn đề đối ngoại đối với Biển Đông và các nước Đông Nam Á như thế nào? Chỉ biết trong suốt cuộc vận động tranh cử ông lớn tiếng phải “hạ” Trung Cộng bằng kinh tế. Nhiều người nghĩ rằng nếu hạ được Trung Cộng thì cả châu Á sẽ lọt vào quỷ đạo siêu cường Hoa Kỳ. Từ sau đệ nhị thế chiến, các đời Tổng Thống Mỹ từ đảng Dân Chủ đến Cộng Hòa đều có một chính sách “be bờ” Trung Cộng chứ không đánh thẳng vào đầu não “con cọp đang ngủ”. Từ chiến lược Domino trong thời Chiến Tranh lạnh đến hậu chiến tranh lạnh chỉ dùng một chiến lược với Trung Cộng đó là “be bờ” mặc dù cách thực hiện khác nhau, đến đời TT Barack Obama “xoay trục” cũng chỉ để “be bờ” ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng. Tuy nhiên ông Trump nhìn khác, ông đánh thẳng vào Trung Cộng và “ít chú ý” đến chiến lược “be bờ”.  Suy nghĩ như vậy nhưng có làm được hay không là vấn đề khác. Tờ báo Les Echos có những lời bình luận về vấn đề này với tiêu đề: “Tại sao Trump đắc cử tổng thống Mỹ là một cơ may cho Trung Cộng?” [Đọc tiếp]

Trung Cộng làm phim môi trường sống Biển Đông, thu hút đầu tư ở “Tam Sa”

Thành phố Tam Sa được thành lập vào năm 2012 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Thành phố Tam Sa được thành lập vào năm 2012 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Để thực hiện từng bước xâm lăng vững chắc Biển Đông của Việt Nam, báo chí Trung Cộng hôm 28/11 cho hay các nhà làm phim Trung Cộng sắp thực hiện bộ phim về môi trường sống ở Biển Đông.

Bộ phim sẽ được làm dưới dạng phim tài liệu, với tựa đề “Beautiful South China Sea, My Home” (“Biển Hoa Nam xinh đẹp, Nhà của tôi”).

Trong buổi họp báo tại Hội chợ Du lịch Biển Quốc tế ở Hải Nam (Trung Cộng) hôm 26/11, ông Yao Hongzhao, đứng đầu Hiệp Hội Bảo vệ San Hô và Sò Hải Nam cho biết các thành viên của nhóm làm phim đều là những người tình nguyện, trong đó có một nhiếp ảnh gia dưới nước. [Đọc tiếp]

Trường Sa : Giải mã 5 loại công trình Trung Cộng đã xây

Các đảo Trung Cộng chiếm trái phéo trên Biển Đông của Việt nam và xây ba phi đạo dài 3000 m

Các đảo Trung Cộng chiếm trái phéo trên Biển Đông của Việt nam và xây ba phi đạo dài 3000 m

Một bệnh viện mới, ba phi đạo dài 3.000 mét, năm ngọn hải đăng, một vùng phủ sóng viễn thông 4G ở mức 100%… Trong thời gian qua, Trung Cộng đã đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa. Mục tiêu của Bắc Kinh rất hiển nhiên: củng cố quyền kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông thông qua các tiền đồn cách xa lục địa Trung Cộng cả ngàn cây số.
Trong bài phân tích mang tựa đề “Trung Cộng củng cố các vị trí trên Biển Đông”, đăng ngày 24/11/2016 trên trang web East Pendulum, chuyên gia Pháp Henri Kenhmann đã giải mã ý đồ của Bắc Kinh qua việc xây dựng 5 loại công trình khác nhau trên các đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi), Vành Khăn (Mischief), Gạc Ma (Johnson South), Châu Viên (Cuarteron), Ga Ven (Gaven) và Tư Nghĩa (Hughes). Dưới vỏ bọc dân sự, đây là những cơ sở được dùng vào mục tiêu quân sự, phục vụ đắc lực cho các lực lượng vũ trang mà Trung Cộng đã đều động để khống chế Biển Đông.

Trung Cộng: Ông Trump vẫn ôm mộng “bá chủ” ở Biển Đông

Một nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump không có nghĩa là Mỹ sẽ rút ra khỏi Biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục theo đuổi giấc mộng “bá chủ khu vực”, các học giả Trung Cộng, những người đã soạn thảo một phúc trình cho một viện nghiên cứu có ảnh hưởng của chính phủ, bình luận hôm thứ Sáu. [Đọc tiếp]

Trung Cộng: Hoa Kỳ gia tăng áp lực quân sự tại Biển Đông

Chiến hạm Mỹ USS Decatur tuần tra Biển Đông. Ảnh ngày 13/10/2016.

Chiến hạm Mỹ USS Decatur tuần tra Biển Đông. Ảnh ngày 13/10/2016.

Ngày 25/11/2016, một cơ quan nghiên cứu của Trung Cộng công bố một báo cáo đặc biệt về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương, với chính sách “xoay trục”, mà tiêu điểm là Biển Đông. Đây là đầu tiên Trung Cộng ra báo cáo về chủ đề này.
Người phụ trách bản báo cáo bày tỏ lo ngại là chính sách cứng rắn với Trung Cộng tại Biển Đông sẽ được đẩy mạnh trong nhiệm kỳ tổng thống mới. [Đọc tiếp]

Ông Trump sẽ hành động cứng rắn và nhanh chóng đối với vấn đề Biển Đông

Tin VOA: Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump không xem vấn đề Biển Đông là trọng điểm trong chiến dịch tranh cử, và biện pháp giải quyết các tranh chấp chủ quyền ngày càng gia tăng ở châu Á vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Bầu cử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ

Ông Trump (T) bà Hillary Clinton (P): Ai thắng khuya nay sẽ biết….

Tổng Thống Hoa Kỳ nắm vận mệnh và nền an ninh toàn cầu, người léo lái những cơn sóng gió về kinh tế, quân sự và nền an ninh thế giới. Điều này không sai, bởi vì bất cứ mọi biến cố nào trên bản đồ quốc tế đều có sự can dự của Mỹ… Do đó, hôm nay cả thế giới đang theo dõi kết quả cuộc bầu cử này. Sau 12 giờ khuya hôm nay Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ có kết quả tổng thống thứ 45.  Tỷ phú Donal Trump hay bà Hillary Clinton thành Tổng Thống đều là sự kiện lịch sử: Nếu ông Trump thắng thì đó là tỷ phú đầu tiên làm TT, còn nếu bà Clinton thắng thì đó là nữ TT và nước Mỹ có một cặp vợ chồng đều làm TT tổng thống đầu tiên. Trong lúc tranh cử, một sự kiện làm nên “biến cố” lịch sử khác nữa (dù xấu), cả hai đối thủ đấu nhau rất “dữ dằn không kém phần thô lỗ”, qua ba cuộc “debate” rất tệ hại chưa từng thấy trong lịch sử lập quốc Hoa Kỳ…, mà toàn những chuyện “dưới thắt lưng” đem ra “bôi xấu” nhau không tiếc lời trước bá quan thiên hạ, trên truyền thanh, truyền hình thế giới. Đáng ra, trong cương vị tranh cử TT siêu cường đang bị mộng bành trướng Đại Hán và kẻ ngông cuồng Putin đe dọa, họ cần phải có những “quyết sách” để cho thế giới nể phục, nhưng trái lại, thất đáng thất vọng và hổ thẹn!? Dù sao đi nữa, chỉ có hai người, người dân Hoa Kỳ không còn cách nào khác hơn phải chọn một trong hai…Dưới đây là tổng hợp các bình luận của các bình luận gia quốc tế, các cơ quan truyền thông trên thế giới đối với ngày bầu cử. Cần đọc để xem sự thể ra sao đối với vận mệnh Biển Đông và nguy cơ của Châu Á Thái Bình Dương trước kết quả cuộc bầu cử này… [Đọc tiếp]

Con cờ Duterte trên bàn cờ Biển Đông

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

TT Philippines Rodrigo Duterte

Biển Đông như lò lửa ở vùng Thái Bình Dương, đặc biệt đối với các quốc gia Đông Nam Á, nơi tranh hùng giữa siêu cường Hoa Kỳ và đại cường Trung Cộng trước thế kỷ thứ 21. Sự tranh quyền này kéo theo các nước tranh chấp lãnh hải như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mã Lai và Brunei vào vòng chiến cùng các nước Châu Á và châu Úc như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc không thể đứng ngoài…Hầu hết các quốc gia trên thế giới ít nhiều đều có quyền lợi xuyên qua Biển Đông. Đối với Việt Nam, dù muốn dù không đất nước ta đã trở thành một mục tiêu tự nhiên cho những hành động tranh chấp quyền lợi của hai cường quốc Trung-Mỹ, vì thế HK lẫn TC đều muốn Việt Nam nằm trong quỹ đạo của họ, nắm được Việt Nam thì lợi ích của vị trí hải cảng Cam Ranh có thể kiểm soát Biển Đông và là cứ điểm trọng yếu nhằm bảo vệ các nước trong khối ASIAN. Dân tộc Việt Nam đã mất Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Cộng, trong tình trạng hiện nay, có lấy lại Hoàng và Trường Sa được hay không là nhờ vào sức mạnh của dân tộc và sự vận động ngoại giao quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Nga có thật sự muốn trở lại Cam Ranh ?

Trong thời gian gần đây, Nga có nhiều tuyên bố về khả năng khôi phục các khu căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Nếu tin vào Matxcơva, cùng với bốn căn cứ quân sự hiện có tại Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan, Syria, và nếu kế hoạch mở lại các khu căn cứ tại Biển Đông, vùng Caribe và nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng khai triển sức mạnh tại nhiều vùng trọng điểm.
Câu hỏi đặt ra: Liệu Cam Ranh có thể nào được mở rộng thành một căn cứ quân sự hoàn toàn tạo thuận lợi cho các hoạt động quân sự tương tự như của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc hay không?

Ông Artyom Lukin, giáo sư trường đại học Viễn Đông Liên Bang Vladivostok trên trang mạng East Asia Forum ngày 02/11/2016 đã khẳng định là không. Việt Nam đã nhanh chóng bác bỏ ý tưởng mở một căn cứ quân sự nước ngoài ngay trên chính lãnh thổ của mình. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xúc tiến mở rộng cảng Cam Ranh tiếp nhận tầu chiến đến từ nhiều nước khác nhau.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt