Tình Hình Biển Đông

Bẫy nợ: Nam Thái Bình Dương “sập bẫy nợ” Trung Cộng

Vùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nằm trong tuyến ”  Vành Đai, Con Dường”  rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng

Trung Cộng từ lâu không giấu giếm tham vọng thống trị các khu vực chiến lược quan trọng. Do đó, Bắc Kinh dùng tiền và tạo áp lực để “bẫy” một loạt các nước nghèo, hiện thực hóa tham vọng của mình. Và phương tiện chính của chiến thuật này là sáng kiến “Vành đai, Con đường – BRI (Belt and Road)” mà Trung Cộng tạo ra để mở rộng ảnh hưởng thông qua một loạt các khoản đầu tư ở nước ngoài.

Với BRI, Trung Cộng muốn đổ tiền vào những nước nghèo, sau đó kiểm soát các cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng khi các “con nợ” không trả nổi. Ðến nay, chiến thuật này đã gặt hái thành công khi Sri Lanka phải cho Trung Cộng thuê hải cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm để “khất” khoản nợ 1.1 tỉ USD, trong khi Djibouti cho phép Trung Cộng nắm quyền kiểm soát một hải cảng và một căn cứ quân sự. [Đọc tiếp]

Những gì xảy ra giữa Mỹ-Trung Cộng trong 18 tháng của TT Joe Biden?

Hình minh họa

Lời người post: Sở dĩ phải bỏ thì giờ để dịch tài liệu này, để chúng ta biết được những diễn biến thực tế xảy ra giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) từ khi Tổng Thống Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2020 đã 18 tháng qua. Trong tài liệu này, chỉ biên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những sự kiện xảy ra theo thời gian giữa Tòa Bạch Ốc và Bắc Kinh kể từ ngày 21/01/2020 đến cuối tháng 6/2022. 

Căn cứ trên tài liệu này, trang nhà https://vietquoc.org sẽ có những bình luận sau. Tài liệu này cũng giúp sự bình luận quan hệ giữa Mỹ-Trung dưới thời Biden mang tính cách vô tư không cảm tính.

                                                                                    *****
Vào ngày 20/01/2021, Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức TT thứ 46 của Hoa Kỳ, từ đó đến nay ông có thay đổi gì không về sự quan hệ Mỹ-Trung, vốn rất căng thẳng trong 4 năm của cựu TT Trump. Nhất là xung đột giao thương leo đến mức thang chiến tranh thương mại và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty kỹ thuật công nghệ của Trung Cộng (TC) rất gắt gao.
Kể từ khi Joe Biden nhậm chức, người Mỹ rất chú ý đến định hướng chính sách của Mỹ đối với TC. Hãy đọc hết toàn bộ những việc làm dưới đây sẽ tự đánh một cách khách quan. 

Quan hệ Mỹ-Trung từ ngày TT Biden nhậm chức đến cuối
tháng 6/2022:
[Đọc tiếp]

Luật “Chống Đánh Cá Trái Phép” của Mỹ và thân phận Biển Đông…

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đường gạch đỏ là ”  hình lưỡi bò-chín đoạn”   Trung Cộng cưỡng chiếm 90% Biển Đông

Ngày 27 tháng 6 năm 2022 ngày cứu tinh của dân tộc Việt Nam chăng?! Ngày đó có gì đặc biệt cho số phận của dân tộc 100 triệu người đang bị o ép trong ngõ hẹp không có lối thoát.

Dân tộc Việt Nam, qua bao thế hệ chinh chiến triền miên, hàng lớp thanh niên hy sinh núi xương sông máu trên sa trường để bảo vệ giải đất hình cong như chữ “S”, lưng tựa vào rừng Trường Sơn, mặt nhìn ra Biển Thái Bình như dòng sữa mẹ nuôi sống đàn con… [Đọc tiếp]

Tân TT Philippines Marcos muốn chuyển quan hệ với Trung Cộng mạnh hơn

Ferdinand Marcos con sẽ là Tổng Thống Philippines nhiệm kỳ 2022-2028

Tổng thống đắc cử Philippines Ferdinand Marcos Jr. hôm 18/5 tuyên bố mối quan hệ của Philippines với Trung Cộng sẽ mở rộng và “chuyển sang cấp độ cao hơn” khi ông lên nắm quyền vào tháng 6 này, báo hiệu ý định nghiêng về Bắc Kinh nhiều hơn nữa của tân tổng thống Philippines.

Ông Marcos con, người đã chiến thắng Tổng Thống Philippines trong cuộc bầu cử tuần trước, cho biết ông đã tổ chức các cuộc hội đàm bằng điện thoại “rất quan trọng” vào ngày 18/5 với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Qua điện đàm, Tập bảo đảm sẽ ủng hộ “chính sách đối ngoại độc lập” của Marcos và đồng ý hai bên tổ chức các cuộc thảo luận toàn diện hơn. [Đọc tiếp]

Tình báo CIA: chiến tranh Ukraine làm Trung Cộng tính toán tấn công Đài Loan

Giám đốc tình báo CIA Hoa Kỳ William Burns

Giám đốc Cơ quan Tình Báo CIA Hoa Kỳ, ông William Burns nhận định Trung Cộng đang theo sát chiến tranh Ukraine vì những diễn biến tại đây gây ảnh hưởng cho sự tính toán của Trung Cộng tấn công Đài Loan. 

Phát biểu tại Washington DC do báo Financial Times của Anh tổ chức hôm qua (07/05), Giám đốc tình báo CIA Hoa Kỳ, William Burns cho rằng Trung Cộng đang quan sát cặn kẽ tình hình chiến tranh tại Ukraine, gồm sự chống trả quyết liệt của chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky và dân Ukraine cùng sự tổn thất về kinh tế mà Nga đang gánh chịu do lệnh trừng phạt từ Mỹ và các nước tây Phương. [Đọc tiếp]

Chuyên gia thế giới: Hoa Kỳ và đồng minh nên phản ứng mạnh mẽ về thỏa thuận an ninh Trung Cộng-Solomon

Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare (bên phải) và Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường duyệt binh danh dự trong lễ đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 09/10/2019. (Ảnh: Wang Zhao/AFP/Getty Images)

Theo các chuyên gia, Trung Cộng đã cố đạt được một thỏa thuận an ninh gây tranh cãi với Quần đảo Solomon bằng cách khai thác tình hình chính trị ở quốc đảo Thái Bình Dương này. Các chuyên gia cho biết thêm rằng Hoa Kỳ và các đồng minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương giờ đây cần phải nỗ lực gấp đôi để đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Bắc Kinh trong khu vực.

Được ký kết hồi đầu tuần này, theo thỏa thuận này Solomon sẽ cho phép Trung Cộng điều động cảnh sát, quân đội, vũ khí, và thậm chí cả tàu hải quân để “bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Cộng và các dự án lớn của Trung Cộng tại Quần đảo Solomon”, dựa trên các tin tức bị lộ ra của hãng tin Reuters về nội dung văn bản ký kết này. [Đọc tiếp]

Washington định ngày cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN, ai sẽ đến tham dự?

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Hoa Kỳ-ASEAN ngày 12 & 13 tháng 5, 2022

Tin Thông Tấn Xã BERNAMA của Malaysia nói về Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Hoa Kỳ-ASEAN trong 2 ngày 12 và 13 tháng 5 năm 2022.

Tổng thống Joe Biden, muốn thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với khối ASEAN (10 nước Đông Nam Á), đã tổ chức một ngày kỷ niệm 45 năm quan hệ của Mỹ với khu vực xa xôi, nhưng không phải tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN đều đến tham dự.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, sẽ không được mời vì đã đảo chánh quân sự chính quyền dân chủ của bà Aung San Suu Kyi vào đầu năm 2021. [Đọc tiếp]

Trò Du Kích Biển của Trung Cộng ở quần đảo Solomon

Hàng Không Mẫu Hạm USS Enterprise (CV-6) bị tấn công từ trên không trong Trận chiến ở Đông Solomons

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Chuyện Hoàng Sa năm 1974: Nhớ lại ngày 19/01/1974, khi cuộc chiến Việt Nam đang cao điểm, Cộng sản Hà nội chuyển quân ồ ạt chuẩn bị tổng tấn công, Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đang bận rộn chống Cộng quân xâm lược trên khắp mặt trận… Thì Trung Cộng lợi dụng tình hình rối ren đưa quân chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam!

Chuyện Trường Sa năm 2020: Vào tháng 4 năm 2020, trong lúc đại dịch virus Vũ Hán đang bao trùm sự lo âu của thế giới, hầu hết các quốc gia từ đông sang tây, từ bắc chí nam trên địa cầu bận rộn đi tìm mua khẩu trang, máy trợ thở… để chống dịch virus Vũ Hán thì Trung Cộng lại lợi dụng tình hình rối ren đó, đệ trình một công hàm lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc “official” cho rằng bản đồ có “Hình Lưỡi Bò Chín Đoạn” chiếm 90% diện tích Biển Đông thuộc về chủ quyền Bắc Kinh. Trung Cộng dựa vào yếu tố lịch sử nào đó (?) từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang (?). Lúc đó Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo và một số nước lên tiếng phản đối, nhưng ít ai có tâm trí mà chú tâm vì đại dịch đang lan tràn, lo chết vì dịch choáng ngợp trí óc mọi người! Như vậy là Trung Cộng dùng “giấy trắng mực đen đệ trình lên LHQ” hợp thức hoá việc cướp biển đảo của Việt Nam để làm đầu cầu chiến lược “Vành đai, Con Đường”!

Chuyện quần đảo Solomon năm 2022: Vào tháng 3 năm 2022, trong lúc thế giới đang chú tâm đến cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine thì Trung Cộng ký với Quốc Đảo Solomon một hiệp ước hợp tác an ninh. Solomon là một quốc đảo, nằm ở cực Nam Thái Bình Dương. Theo Hiệp Ước giữa Bắc Kinh và Solomon sẽ cho phép tàu hải quân Trung Cộng neo đậu tại khu vực, đồng thời Trung Cộng có thể điều động quân đội tới Quần đảo Solomon nếu nơi đây xảy ra bất ổn. [Đọc tiếp]

Trung Cộng bắt đầu xâm lược Nam Thái Bình Dương – trang bị vũ khí cho nhân viên Toà Đại Sứ TC tại Solomon

Trước khi đọc bài này, bấm vào link này đọc để biết: Solomon: Chuỗi đảo an ninh đầu tiên của Ấn Độ-Thái Bình Dương bị Trung Cộng đột kích”

Toà Đại Sứ Trung Cộng tại Solomon

Trung Cộng sẽ cử 10 nhân viên được trang bị vũ khí để bảo vệ an ninh cho Toà Đại Sứ tại Solomon. Đây là bản tin của cơ quan truyền thông Úc thu thập trong tình hình có quan ngại về việc Trung Cộng đang tìm cách thiết lập căn cứ quân sự ở Solomon Nam Thái Bình Dương (Trung Cộng đang đi bước đầu tiên xâm lược).

Theo tin của báo điện tử “Người Úc” vào chiều 12/04, cơ quan truyền thông này đã thu thập được một tài liệu mật giữa Trung Cộng- Solomon. Theo tài liệu này, phía Trung Cộng sẽ cử một nhóm chuyên viên an ninh gồm 10 người mặc thường phục được trang bị vũ khí hạng nhẹ đến Solomon để bảo đảm an ninh cho Toà Đại Sứ của Trung Cộng tại đây. [Đọc tiếp]

Solomon: Chuỗi đảo an ninh đầu tiên của Ấn Độ-Thái Bình Dương bị Trung Cộng đột kích

1) Vị trí chiến lược của quần đảo Solomon

Địa Chính Trị của Solomon ở vùng Nam Thái Bình Dương

Quần đảo Solomon có một vị trí chiến lược quan trọng tại Nam Thái Bình Dương. Tính từ phía Nam Thái Bình Dương trở lên, Quần đảo Solomon là chuỗi đảo chiến lược đầu tiên trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở của Mỹ nằm ở cực Nam. Trong Đệ II Thế Chiến, quần đảo này đã xảy ra những trận chiến đẫm máu giữa quân đội Đồng Minh và Nhật Bản – nổi tiếng là trận chiến Guadalcanal gọi là Battle of Guadalcanal (1) từ tháng 8/1942 đến tháng 2/2943, tại Mặt trận này quân Đồng Minh mở đầu trận đánh để ngăn chặn và đẩy lùi sự bành trướng của quân Nhật trong vùng Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]

Sáu loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm của quân đội Mỹ

Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ tập trận ở Biển Đông

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga cũng khiến phương Tây lo ngại khả năng Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) xâm lược Đài Loan. Trong khi Mỹ lo ngại xung đột leo thang ở cả châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, thử xem Mỹ có những vũ khí nào đủ để răn đe Trung Cộng và Nga?

Ông Kurt Campbell, điều phối viên Toà Bạch Ốc về các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ngày 28/02 cho biết rằng bất chấp chiến tranh ở Ukraine, Hoa Kỳ sẽ vẫn tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cũng nói thêm rằng trước đây Mỹ cũng cùng lúc tham gia sâu vào hai mặt trận, bao gồm cả trong thời kỳ Đệ II Thế Chiến  và Chiến tranh Lạnh. [Đọc tiếp]

Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam…

Một sự tính toán sai lầm trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang chiến tranh

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Cộng.

Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa Cộng Sản và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Cộng trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp quân sự nếu cần thiết.

Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng đáng chú ý này, chẳng còn gì có thể đem ra so sánh giữa Ukraine và Đài Loan. Một phép so sánh hữu dụng hơn sẽ là với một quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác đó là Việt Nam. [Đọc tiếp]

Việt Nam nói “sẵn sàng hợp tác với Mỹ” tại Ấn Độ – Thái Bình Dương

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin (phải) thăm Việt Nam cuối tháng 7/2021

Tin VOA ngày 17/02/2022: Việt Nam vừa lên tiếng bày tỏ mối quan tâm và mong muốn hợp tác với Mỹ, vài ngày sau khi Washington công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà trong đó Việt Nam được nhắc tới như là một trong các đối tác hàng đầu mà Mỹ sẽ tăng cường mối quan hệ.

“Việt Nam mong muốn các sáng kiến hợp tác tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các nước; bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình”, báo Thanh Niên dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/2/2022. [Đọc tiếp]

Chiến lược An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ ở Đông Nam Á

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Chiến Lược An Ninh của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Thái Bình Dương đối đầu với Trung Cộng

Vào thứ Sáu tuần trước ngày 11/02/2022 Hoa Kỳ vừa công bố Chiến Lược An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy of United States). Nội dung đưa ra có năm mục tiêu an ninh và kinh tế nhằm kích thích các lợi ích của Hoa Kỳ và các nước trong vùng rộng lớn này.

Tài liệu nhận định tầm quan trọng của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương như sau: “trải dài từ bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đến Ấn Độ Dương, là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, gần 2/3 nền kinh tế thế giới và có 7 quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới. Nhiều căn cứ và quân nhân Hoa Kỳ trong khu vực này lớn hơn bất cứ vùng nào khác nằm ngoài nước Mỹ. Ấn Độ-Thái Bình Dương tạo ra ba triệu việc làm cho người Mỹ và nhận nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước Mỹ gần 900 tỷ USD. Trong những năm tới, khu vực này thúc đẩy tới 2/3 mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của khu vực này sẽ tăng lên rất cao – tầm quan trọng của khu vực này đối với Hoa Kỳ cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận” (1) [Đọc tiếp]

Chiến lược an ninh của Mỹ: Để tiến xa Mỹ không chọn kẻ lữ hành cô đơn

Vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương (hình: Internet)

Mỹ vừa công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, tập trung vào việc xây dựng năng lực tập thể ứng phó với những “thách thức” bao gồm những hành động càng ngày càng tăng của Trung Cộng, đại dịch virus Vũ Hán, và biến đổi khí hậu.

Các chính sách nêu ra trong 19 trang tài liệu này có tính liên tục với các chiến lược của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump. Mỹ nhấn mạnh sẽ theo đuổi mục tiêu một Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở “thông qua các đồng minh mạnh mẽ và cùng nhau củng cố”. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt