Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?
Tập Cận Bình “lý thuyết gia” của chiến lược “một vành đai, một con đường” (One-belt, One-road). Đó là tham vọng Đại Hán thống trị thế giới trong thế kỷ thứ 21 – Trong Đại Hội Bắc Đới Hà chủ yều bàn về nhân sự cho đại hội tới của Đảng Cộng sản Trung Hoa và bàn đến những vấn đề căn bản lý luận. Toàn hội nghị đều đồng ý “đường lối của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình” – như vậy là đảng Cộng sản Trung Hoa tôn vinh Tập Cận Bình ngang hàng với Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình là tên chủ trương chiếm cho được Biển Đông làm bàn đạp để thực hiện kế hoạch “Một Vành Đai, Một Con Đường”…. [Đọc tiếp]
Anh Quốc khẳng định sẽ tăng cường hiện diện tại Biển Đông
Ngay trước cuộc tập trận đa quốc gia tại Nam Hàn diễn ra vào ngày mai 21/08/2017, nhằm đối phó với tấn công nguyên tử giả định từ Bắc Hàn, có sự tham gia của quân đội Anh, báo chí Anh Quốc hôm qua, 19/08, dẫn lời chuyên gia một viện tư vấn về quốc phòng và an ninh hàng đầu, theo đó, Luân Đôn sẵn sàng cử quân đội cùng Hoa Kỳ tham gia các hoạt động bảo vệ luật pháp quốc tế tại Biển Đông và nhiều điểm nóng khác trên thế giới.
Theo báo Anh Daily Express, chuyên gia quốc phòng Anh Trevor Taylor, thuộc Viện Các Quân Chủng Thống Nhất Hoàng Gia Anh (Royal United Services Institute), khẳng định trong thời gian tới Vương Quốc Anh sẽ tham gia nhiều hoạt động quân sự trên thế giới, nhằm thắt chặt quan hệ với các quốc gia ngoài Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh Brexit.
Mỹ cần đóng vai trò tích cực hơn ở biển Đông
Hội thảo quốc tế biển Đông lần thứ 7 vừa diễn ra tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC hôm 18 tháng 7. Hội thảo lần này tập trung chủ yếu vào những diễn biến gần đây trên biển Đông, một năm sau phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) về biển Đông, và vai trò của Mỹ ở biển Đông.
Lo ngại về vai trò của Mỹ ở biển Đông
Thượng Nghị sĩ Mỹ Cory Gardner, Chủ tịch tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, mở đầu buổi hội thảo quốc tế về biển Đông ở trung tâm CSIS hôm 18/7 với khẳng định rằng biển Đông là một phép thử đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.
TNS. Cory Gardner: Chủ đề biển Đông tại hội thảo hôm nay đã nổi lên thành một trong các thách thức về an ninh quốc gia gây tranh cãi nhất đối với Mỹ và khu vực. Nó là một phép thử về luật pháp quốc tế, vai trò lãnh đạo và cam kết của Mỹ với một khu vực của thế giới nơi mà các quốc gia Châu Á khác không thể chấp nhận các vấn đề an ninh kinh tế, an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao trở thành một thứ được Trung Cộng dùng như độc quyền.
[Đọc tiếp]Trung Cộng đẩy nhanh dự án nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông
Để tăng cường khả năng sản xuất điện nguyên tử trên biển, Trung Cộng vừa loan báo thành lập một công ty hợp doanh để thực hiện kế hoạch xây đến 20 nhà máy điện nguyên tử nổi ở vùng Biển Đông.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 10/08/2017, Tập đoàn Điện nguyên tử Quốc gia Trung Cộng (CNNP) đã loan báo sẽ hợp tác với 4 công ty khác của Trung Cộng, thành lập một công ty hợp doanh mới để xây các nhà máy điện nguyên tử nổi. Công ty mới này, với vốn pháp định là 150 triệu đôla, sẽ phát triển, xây dựng, vận hành và quản trị các cơ sở điện nguyên tử trên biển, sản xuất và bán điện từ các nhà máy này.
Trung Cộng hứa không xây dựng thêm trên biển Đông
Trung Cộng dối trá có căn cước: Trung Cộng vừa trấn an Philippines rằng nước này sẽ không chiếm đóng thêm thực thể hay vùng lãnh thổ mới trên biển Đông, theo một thỏa hiệp mới với Manila để “duy trì nguyên trạng” giữa lúc 2 nước này đang tìm cách thắt chặt quan hệ.
Reuters dẫn lời bộ trưởng quốc phòng Philippines nói như vậy tại một buổi điều trần ở quốc hội Philippines.
Nhận định về lời hứa của Trung Cộng sẽ không lấn chiếm thêm các thực thể trên biển Đông, giám đốc Quỹ biển Đông (FESS) Trần Trường Thủy cho rằng Trung Cộng đã đưa ra cam kết này từ lâu rồi.
Trên trang Twitter cá nhân, ông Thủy viết Trung Cộng đã đưa ra lời cam kết này cùng với tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Tàu chiến và dân quân biển Trung Cộng đến sát đảo Thị Tứ
Một dân biểu Philippines ngày 14/08/2017 đã lên tiếng báo động về các hành vi “bất thường” của Trung Cộng sát đảo Thị Tứ – mà Philippines đang kiểm soát và đặt tên là Pag-asa – tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trả lời báo chí Philippines, dân biểu này lo ngại trước nguy cơ Trung Cộng tìm cách chiếm đóng các cồn cát gần đảo Thị Tứ.
Theo dân biểu Gary Alejano, các nguồn tin từ quân đội Philippines cho biết là đã có đến 5 tàu Trung Cộng, bao gồm hai hộ tống hạm, một tàu hải cảnh và hai tàu cá lớn, bên trên có chở vố số dân quân biển, xuất hiện tại khu vực sát đảo Thị Tứ từ hôm 12/08 vừa qua.
Biển Đông: Tàu khoan dầu nước ngoài rời Việt Nam do căng thẳng với Trung Cộng
Theo hãng tin Reuters hôm nay, 14/08/2017, một tàu khoan dầu của nước ngoài đã rời khỏi vùng biển Việt Nam do căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Cộng về thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Chiếc tàu Deepsea Metro I đã đình chỉ việc khoan thăm dò dầu khí tại lô 136/3 của Việt Nam vào tháng trước do áp lực của Trung Cộng. Bắc Kinh cho rằng lô dầu khí đó, mà Việt Nam đã cấp phép cho tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha, nằm chồng lấn lên khu vực “đường lưỡi bò”, vùng biển mà họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Bên lề Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN 2017 tại Philippines có gì lạ ?
Sự nổi lên tại Biển Đông trong vài ngày qua tại hội nghị các Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN – có tên gọi là ASEAN Ministerial Meeting – AMM (theo Tuyên bố Bangkok năm 1967 thì AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao khối ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết).
Năm nay, AMM nhóm họp từ ngày 5-7 tháng 8 năm 2017 tại Manila thủ đô Philippines, là nước luân phiên chủ tịch khối ASEAN năm 2017. Trong buổi họp gồm ngoại trưởng 10 nước ASEAN và sau đó họp với các nước liên hệ đến ASEAN như Trung Cộng, Nhật Bản, Nam Hàn, Hoa Kỳ để bàn việc riêng…
Theo tin tức quốc tế từ các đài truyền thanh, truyền hình, hãng tin Reuter, Bloomberg, AFP… thì cuộc họp diễn ra trong bầu không khí căng thẳng về việc ra một bản thông cáo chung. [Đọc tiếp]
Biển Đông : Việt Nam lùi bước trước Trung Quốc vì Mỹ thờ ơ ?
Từ hai tuần lễ nay, thời sự Biển Đông sôi động trước một thông tin chưa được bên nào xác nhận chính thức: Việt Nam đã cho tập đoàn Tây Ban Nha Repsol khoan dò dầu khí tại lô 136-06, nằm ở ven vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, một lô mà Trung Cộng cũng cho là của họ, đặt tên là Vạn An Bắc và giao quyền khai thác cho một hãng dầu khí khác tại Hồng Kông. Bắc Kinh đã gây sức ép, dọa tấn công vào các vị trí của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Thế là Hà Nội đã lùi bước, ra lệnh cho Repsol rời khỏi khu vực.
Trong một bài viết mang tựa “Tuần lễ Donald Trump để mất Biển Đông – The Week Donald Trump Lost the South China Sea” (1), đăng trên trang blog của tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 31/07/2017, nhà báo kiêm nhà nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông Bill Hayton, một trong những người đầu tiên tiết lộ các thông tin kể trên, đã lược lại diễn biến của sự kiện mà ông gọi là Việt Nam “khuất phục” trước Trung Cộng và cho rằng sở dĩ Hà Nội làm như vậy là vì không thấy Mỹ có động tĩnh gì trước hành vi đe dọa dùng võ lực của Trung Cộng đối với Việt Nam.
Ba Đình đầu hàng Bắc Kinh: Chấm dứt hoạt động khai thác dầu-khí tại Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền Việt Nam
Nhà cầm quyền CSVN đã ra lệnh công ty Repsol ngừng hoạt động khai thác dầu-khí tại biển Đông sau khi Bắc Kinh gia tăng áp lực quân sự để đe dọa.
Hoạt động khoan dầu của Talisman-Vietnam, một chi nhánh của Repsol (Tây Ban Nha), mới khởi sự vào ngày 21/06/2017, đã bị ngưng hoạt động chỉ trong vòng một tháng. Việc chấm dứt hoạt động này cũng xảy ra một ngày sau khi một lượng dầu khí rất lớn được xác nhận tìm thấy ở vùng biển này.
Ngừng khoan dầu: Việt Nam bị Trung Cộng đe dọa như thế nào?
Từ khi có tin Việt Nam phải ngừng việc khoan thăm dò dầu khí trên biển Đông do bị Tàu Cộng đe dọa, truyền thông “lề Đảng” Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao cũng “im lặng một cách khác thường.”
Cho tới hết ngày 26/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về việc này cũng như tin tức về việc Việt Nam yêu cầu một chi nhánh của công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol ngừng việc khoan thăm dò dầu khí ở lô 136-03 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không thấy xuất hiện trên truyền thông chính thống. [Đọc tiếp]
Mỹ: Thượng Viện và Tổng Thống đẩy mạnh chống Trung Cộng tại Biển Đông
Ngày 10 tháng 7, 2017:
Ngày 10/7/2017, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã đồng thuận thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Cộng quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Nghị quyết S.RES.412 được một số Thượng Nghị Sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn.
Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Tổng thống Mỹ đồng ý kế hoạch đối phó Trung Cộng
Sự kiện Mỹ tiến hành ba chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông từ hạ tuần tháng Năm 2017 đến nay, sau một thời gian dài bất động, rốt cuộc đã rõ nguyên nhân: Tổng thống Donald Trump đã chuẩn y một kế hoạch hành động cụ thể do bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đưa lên nhằm thường xuyên thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông.
Breitbart News, một hãng truyền thông thân cận với Toà Bạch Ốc, ngày 20/07/2017, đã trích dẫn một quan chức Mỹ tiết lộ rằng: Ngay từ tháng Tư vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã chuyển lên cho tổng thống Mỹ một kế hoạch nhằm đối phó với các đòi hỏi quá đáng của Trung Cộng tại Biển Đông, phác thảo cả một lịch trình dùng cho cả năm, điều động chiến hạm Mỹ đi vào những vùng biển quốc tế mà Trung Cộng yêu sách chủ quyền một cách bất hợp pháp.
Ấn Độ tham gia vào Biển Đông
Theo Asia Times, Hà Nội mới đây đã mời gọi New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn tại vùng biển tranh chấp, nhấn mạnh mối quan tâm của cả đôi bên trước tham vọng của Trung Cộng.
Trong một hành động ý nghĩa về địa chính trị, Việt Nam đã chính thức đề nghị Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn tại Biển Đông. Một lời mời mà New Delhi dường như cũng sẵn sàng, với cái nhìn đầy lo ngại về phía Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Hai máy bay ném bom Mỹ thách thức Trung Quốc trên Biển Đông
Nguồn Reuters: Hôm thứ Sáu 7/7, không quân Mỹ cho hay hai máy bay ném bom của Mỹ đã bay ngang qua vùng biển đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông, để khẳng định khu vực này là lãnh thổ quốc tế, bất chấp Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các tuyến hàng hải trong khu vực.
Theo Reuters, hai máy bay ném bom B-1B Lancer xuất phát từ đảo Guam của Hoa Kỳ hôm thứ Năm, giữa lúc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị cho một một cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Đức. [Đọc tiếp]