Indonesia phát triển hải, không quân để đối phó với Trung Cộng
Hôm 05/10/2017, ngày kỷ niệm 72 năm thành lập quân đội, Indonesia đã mở cuộc diễn binh ngay tại hải cảng Cilegon ở tỉnh Banten, trên đảo Java. Đây đã là dịp để họ phô trương chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng điện và diesel KRI Nagapasa-403, chiếc tàu ngầm thứ ba của Indonesia.
Một thiết bị quân sự khác cũng đã được quân đội Indonesia đặc biệt phô diễn đó là chiếc trực thăng tấn công Apache Guardian, một kiểu trực thăng mới cũng sẽ được sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố. Trong lễ diễn binh, các phi công Indonesia đã bay biểu diễn với các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và SU-30 của Nga. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Cộng đòi “Tứ Sa” còn tệ hơn “đường lưỡi bò”
Tuần trước, báo Washington Free Beacon có trụ sở tại Washington đã tiết lộ một chiến thuật mới của Trung Cộng trong mục tiêu độc chiếm Biển Đông : thay vì yêu sách đường 9 đoạn, thường gọi là “đường lưỡi bò”, Bắc Kinh lại nêu ra khái niệm “Tứ Sa”.
Trong một cuộc họp kín với các viên chức bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào ngày 28 và 29/8 tại Boston, ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), cục phó Cục Hiệp định và Pháp luật thuộc bộ Ngoại Giao Trung Cộng, đã khẳng định “quyền lịch sử của Trung Cộng tại Tứ Sa”. Tờ báo cho biết các viên chức Mỹ tỏ ra rất ngạc nhiên về cách diễn dịch mới này. [Đọc tiếp]
Ấn, Nhật hợp tác ở Biển Đông, giúp Việt Nam vũ khí chống lại Trung Cộng
Quan tâm và lo lắng về sự cần thiết phải kiềm hãm sức mạnh áp đảo của Trung Cộng trong khu vực, Ấn Độ và Nhật Bản có thể mở các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông, hoặc bán vũ khí cho các đối thủ của Bắc Kinh tiếp theo sau hai buổi họp song phương cấp cao trong tháng này.
Theo các chuyên gia, Ấn Độ và Nhật Bản có thể bán hoặc viện trợ vũ khí cho các nước tranh giành chủ quyền với Bắc Kinh như Việt Nam, để các nước này có thể xây dựng một lực lượng phòng thủ hùng mạnh hơn để chống lại Bắc Kinh. Nhật Bản có thể sử dụng lực lượng tuần duyên hoặc tàu hải quân để tuần tiễu Biển Đông và qua đó, chứng tỏ rằng Biển Đông vẫn mở rộng cho tàu bè quốc tế qua lại, bất chấp tuyên bố của Trung Cộng rằng Bắc Kinh sở hữu tới 90% diện tích Biển Đông.
Các nhà phân tích nói Ấn Độ có thể tiếp tục hợp tác với Việt Nam để khai thác dầu hỏa và khí đốt dưới biển. [Đọc tiếp]
Với Tứ Sa, Trung Cộng đang tiến tới đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông
Trung Cộng mới đây đã đưa ra một chiến thuật mới về pháp lý để đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền của mình ở khu vực biển Đông.
Theo trang tin Washington Free Beacon của Mỹ, chiến thuật này được Mã Tân Dân, Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp định và Pháp luật, Bộ Ngoại giao Trung Cộng, đưa ra trong một cuộc họp kín với các giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 28 và 29 tháng 8 ở thành phố Boston, Hoa Kỳ.
Chiến thuật được nói đến gọi là “chiến tranh pháp lý” bao gồm một sự dịch chuyển từ cái goi là đường đứt khúc 9 đoạn – hình lưỡi bò mà Trung Cộng vẽ ra ở biển Đông, vốn chiếm đến 90% diện tích vùng biển này.
Chiến tranh pháp lý sẽ áp dụng đối với 4 vùng đảo và thực thể trên biển Đông hiện đang có tranh chấp giữa các nước bao gồm Nam Sa (Trung Cộng gọi là Nansha) tức Trường Sa, Tây Sa (Xisha) là Hoàng Sa, Đông Sa (Dongsha) và Trung Sa (Zhongsha). Trung Cộng gọi các khu vực này chung là Tứ Sa. [Đọc tiếp]
Biển Đông : Indonesia thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc
Mặc dù không phải là quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Cộng về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Indonesia cũng đang có những hành động kiên quyết hơn trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ở vùng biển này. Đó là nội dung một bài báo được đăng trên trang mạng tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm nay, 11/09/2017.
Trong suốt nhiều thập niên, chính sách chính thức của Indonesia vẫn là Indonesia không phải là một bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, khác với các nước láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. [Đọc tiếp]
Trung Cộng hung hăng tại Biển Đông vì “nắm thóp” được Mỹ
Lời người post: Dù Mỹ là một cường quốc đại dương với những Hàng Không Mẫu Hạm, Khu Trục Hạm và Tuần Dương Hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử không biết mõi mệt, nhưng khoảng cách gần nửa quả địa cầu cho nên trong những năm gần đây, Trung Cộng dùng thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông, từ một đầu óc tưởng tượng với bản đồ kẽ bằng 9 gạch có hình lưỡi bò ăn lẹm vào sát các nước khác đến 12 hải lý chiếm luôn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác đến chiếm các đảo san hô rồi bồi đắp thành một cứ địa quân sự có sân bay, phi đạo, ra-đa và hầm chứa hoả tiễn liên lục địa…Chiến lược “mềm nắn rắn buông” đã được Trung Cộng áp dụng nhuần nhuễn và giờ đây hình như chúng đã xâm lược Biển Đông..vì đâu? Vì Mỹ có quyền lợi cốt lõi ở Biển Đông mà không ngăn chận Trung Cộng để rồi đây sinh đại hoạ cho thế giới. Bài phỏng vấn những chuyên viên cao cấp thề giới cho tah61y những nhược điểm mà Mỹ vấp phải… [Đọc tiếp]
Việt Nam ủng hộ kế hoạch tuần tra biển Đông của Hoa Kỳ
Gần đây thấy Hoa Kỳ làm gì thì Việt nam cũng nói theo! Ngày xưa chống Mỹ ngày nay làm gi?
Liên quan đến kế hoạch tuần tra của Mỹ ở biển Đông thời gian tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng hôm 7/9 nói rằng Việt Nam tôn trọng quyền của mỗi quốc gia thực hiện quyền tự do hàng hải hàng không phù hợp với luật quốc tế.
Ngày 1/9 vừa qua Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết đang lên kế hoạch tăng cường các đợt tuần tra trên biển Đông bao gồm các hoạt động tự do hàng hải FONOP từ hai đến ba lần trong vài tháng tới.
18 ngàn tàu đánh cá Trung Cộng đang có mặt tại Biển Đông
Nhật báo Bưu điện Hoa nam tại Hồng Kong hôm 5/9 cho biết hiện có 18,000 tàu cá Trung Cộng có mặt ở biển Đông, và cho rằng việc này có thể sẽ gây căng thẳng về quyền đánh cá với ngư dân các quốc gia Đông Nam Á.
Theo tờ báo này thì việc hàng chục ngàn tàu đánh cá Trung Cộng tràn xuống biển Đông như vậy đã trở thành một hành động hàng năm của Bắc Kinh, tiếp theo lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của nước này được chấm dứt vào ngày 16 tháng Tám.
Tập Cận Bình sắp lên “thiên tử Đại Hán” – chủ trương đệ nhất thiên hạ vào năm 2049
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Vào một ngày cuối tháng 8/2017, Thông Tấn Xã Trung Cộng đưa tin đảng Cộng Sản Trung Hoa chính thức khai mạc Đại Hội đảng lần thứ 19 vào ngày 18 tháng 10, 2017.
Tính từ hôm nay thì còn 45 ngày nữa, con cháu Mao rầm rộ tung hô, biểu ngữ đầy đường, khắp phố để chào mừng cái đại hội tiếp tục cai trị độc tài đối với 1.4 tỉ dân Tàu. Đại hội sẽ có hình thức bên ngoài trang hoàng hào nhoáng để lừa bịp thiên hạ. Trên sân khấu đại hội, thế nào cũng có hình “búa liềm” – biểu tượng tội ác nhân loại – mà đáng ra phải cho nó vào sọt rác, hình Mao to tướng trên nền màu máu thắm tươi. Đại hội này để con cháu Mao mơ về “giấc mơ Trung Hoa”, giấc mộng Đại Hán phải nắm đầu thiên hạ trong thế kỷ thứ 21 này.
Với khẩu hiệu mà các quần thần Tàu Cộng đã “nhất trí cao” ở hội nghị Bắc Đới Hà vào cuối tháng 7 vừa rồi thì đại hội 19 này tưng bừng khai trương với tiêu đề: “chủ nghĩa Max-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Tập Cận Bình”. Nghĩa là gì? Vẫn độc tài toàn trị cố hữu theo kiểu Cộng sản Max-Lenin, vẫn giết người không gớm tay như Mao Trạch Đông, vẫn bám chặt con đường độc tài toàn trị không chấp nhận một ai được nói đến tự do dân chủ, nay thêm lý luận của Tập Cận Bình – đó là lý luận lòng vòng cho rằng dân Trung Hoa là giống Hán phải thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”, năm 2049 phải thành siêu cường số 1 trên hành tinh này. [Đọc tiếp]
Wall Street Journal: Mỹ có lịch trình tuần tra hàng hải thường xuyên hơn ở Biển Đông
Wall Street Journal: Ngũ Giác Đài lần đầu tiên định ra lịch trình tuần tra hải quân ở Biển Đông trong một nỗ lực tạo một thái độ nhất quán hơn để chống lại những yêu sách lãnh hải của Trung Cộng ở đây, báo Wall Street Journal loan tin hôm thứ Sáu.
Dẫn lời một số quan chức Mỹ, nhật báo này cho biết Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã phát triển một kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra được gọi là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trong vài tháng tới, củng cố sự thách thức của Mỹ đối với điều mà Mỹ cho là những đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Cộng trong tranh chấp Biển Đông. [Đọc tiếp]
Trung Cộng không những tập trận ở sát bờ biển Việt Nam mà còn gần trên bộ…
Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản tiếng Pháp, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần hải cảng Việt Nam).
Bài viết đăng từ ngày 22/8, cho thấy sự kiện Trung Cộng tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động có tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017. [Đọc tiếp]
Biển Đông : Hoa Kỳ muốn tuần tra đều đặn hơn
Nhật báo Mỹ The Wall Street Journal số ra ngày 02/09/2017 tiết lộ, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ muốn tiến hành đều đặn hơn các chuyến tuần tra trên vùng Biển Đông, với nhịp độ 2 hoặc 3 chuyến mỗi tháng, để bảo đảm tự do hàng hải tại vùng biển đang tranh chấp nhưng Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ.
Theo nhật báo Mỹ, mục tiêu của chính quyền Donald Trump là tỏ một thái độ kiên định hơn đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc thay vì tiếp tục đối phó theo từng trường hợp như chính sách của chính quyền Barack Obama trước đây.
ExxonMobil sẽ bắt đầu khai thác Mỏ khí Cá Voi Xanh vào tháng 11
Dự án khai thác khí từ mỏ Cá Voi Xanh tại vùng thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông có thể sẽ chính thức được khởi động bởi tập đoàn dầu khí đa quốc gia Hoa Kỳ ExxonMobil, nhân dịp Hội Nghị Cấp Cao APEC vào tháng 11 tới đây.
Thông tin vừa nêu được Đài Truyền Hình Việt Nam loan tin vào tối ngày 29 tháng 8 sau cuộc nói chuyện tại Hà Nội giữa thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với phó chủ tịch Jon Gibbs phụ trách Châu Á- Thái Bình Dương và Trung Đông của tập đoàn này.
Thủ tướng CS Việt Nam cam kết chính phủ Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án khai thác khí từ mỏ Cá Voi Xanh được sớm khởi động. Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết tại cuộc gặp giữa lãnh đạo ExxonMobil và bản thân ông ở New York hồi tháng 6 vừa qua, ông đồng ý với nhiều đề nghị của tập đoàn này. [Đọc tiếp]
Dù gặp nhiều tai nạn, Hoa Kỳ vẫn duy trì các chiến dịch ở Biển Đông
Hôm qua, 25/08/2017, một viên tướng Mỹ khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn duy trì các chiến dịch tại vùng Biển Đông đang tranh chấp, cho dù đã xảy ra nhiều vụ tai nạn của các chiến hạm Mỹ tại châu Á.
Theo hãng tin Reuters, đang viếng thăm thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, tướng Terrence O’Shaughnessy, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương, hôm qua tuyên bố rằng khả năng phòng thủ của quân đội Mỹ vẫn nguyên vẹn, mặc dù đã xảy ra 4 tai nạn liên quan đến các chiến hạm Mỹ từ đầu năm đến nay ở châu Á. Gần đây nhất là vụ khu trục hạm USS John S. McCain đụng một chiếc tàu chở dầu ngoài khơi Singapore ngày 21/08, khiến 2 thủy thủ chết và 8 thủy thủ mất tích.