Tuyên bố ASEAN phớt lờ chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông
Các quốc gia Đông Nam Á hôm 16/11 tránh đề cập tới việc Trung Cộng xây cất đảo ở Biển Đông cũng như một phán quyết của tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, phát biểu thay mặt các nguyên thủ quốc gia thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng né tránh bất kỳ biểu hiện lo lắng nào về những lo ngại nhân quyền nghiêm trọng trong khu vực, bao gồm tình cảnh của người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar và chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu của ông ta trong một tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh thường niên ở Manila. [Đọc tiếp]
Tổng Thống Trump cố lôi cuốn Việt Nam ngăn chận Bắc Kinh tại Biển Đông
Hôm nay, 14 tháng 11, 2017 trên tạp chí Asia Times nhà báo Bill Gertz có đăng bài “TT Trump cố lôi cuốn Việt Nam ngăn chận Bắc Kinh tại Biển Đông”. Trong bài báo có nhiều điều quan trọng liên quan đến chuyến đi của TT Trump sang thăm Việt Nam thảo luận về tình hình an ninh Biển Đông. Nguyên bản Anh Ngữ trong link dưới đây:
http://www.atimes.com/trump-courts-vietnam-ward-off-beijing-south-china-sea/
Bill Gertz: nhà báo và nhà văn viết đặc biệt chuyên mục quốc phòng và an ninh quốc gia từ mấy chục năm nay trên tờ The Washington Free Beacon and The Washington Times và nhiều tạp chí nổi tiếng khác. Ông là tác giả của 6 cuốn sách nói về an ninh, trong đó có cuốn iWar (Chiến Tranh và Hoà Bình trong Kỷ nguyên Truyền thông tin học), phát hành 1, 2017 – tờ New York Times đánh giá thuộc sách bestselling. Cuốn sách nổi tiếng với nội dung nói về khám phá cách làm sao để Hoa Kỳ chiến thắng Tàu Cộng, Nga, Iran và ISIS trong cuộc chiến tin học sắp tới.
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo qua tiếng Việt: [Đọc tiếp]
Toà Bạch Ốc: Thông Cáo Báo Chí về chuyến viếng thăm Việt nam của TT Trump
Bản tiếng Anh của Thông Cáo Báo Chí Toà Bạch Ốc Presidend Trump Visit Vietnam
Chuyến công du của Tổng thống Donald J. Trump tới Việt Nam
Tổng thống Donald J. Trump:
“Ngày nay nền kinh tế Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh nhất trên thế giới … Chúng ta biết rằng lợi ích của Hoa Kỳ là có được từ các đối tác trong khu vực đang phát đạt, thịnh vượng và không phụ thuộc vào ai … Chúng ta muốn các đối tác mạnh, chứ không phải các nước láng giềng yếu. Và trên tất cả, chúng ta tìm kiếm tình bạn.”
Chuyến viếng thăm cấp quốc gia của Tổng thống Donald J. Trump đến Việt Nam đã khẳng định lại cam kết của ông trong việc tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Hoa Kỳ – Việt Nam. [Đọc tiếp]
Biển Đông : ASEAN vẫn có thể dựa Mỹ để chống Bắc Kinh bành trướng
Vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump, hiện đang công du châu Á, không che giấu chủ trương “Nước Mỹ Trên Hết”, và từ từ rút chân ra khỏi chính trường quốc tế, tại vùng Đông Nam Á, cụ thể là trong khối ASEAN, thách thức đặt ra là làm sao tránh được sự lệ thuộc vào Trung Cộng vốn không ngừng bành trướng ảnh hưởng và không ngần ngại áp đặt yêu sách chủ quyền quá đáng trên Biển Đông, vùng biển chung của toàn khu vực.
Như rất nhiều nhà phân tích từng nhận định, cái khó đối với ASEAN là bị chia rẽ, không đưa ra được một mặt trận thống nhất để đối phó với Trung Cộng. Bắc Kinh lại biết lợi dụng tình trạng này, tăng cường trợ giúp các nước thân cận với mình trong khối Đông Nam Á để phá vỡ mọi toan tính kháng lại sức bành trướng của Trung Cộng.
Mậu dịch và an ninh, hai trọng tâm của Trump ở Việt Nam
Sau khi dự thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng ngày 10/11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mở chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 11/11/2017. Ông sẽ đến Hà Nội để gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Hôm nay, tờ Asia Times đã có bài nhận định về mối quan hệ Việt -Mỹ.
Asia Times nhắc lại rằng, trong các lãnh đạo chế độ Hà Nội, riêng thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã có mối quan hệ làm việc với tổng thống Trump, vì ông đã là lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á hội kiến ông Trump ở Toà Bạch Ốc vào tháng 5 vừa qua. [Đọc tiếp]
Người Việt kêu gọi tẩy chay ông Tập Cận Bình
Một nhà hoạt động trẻ ở trong nước hôm 9/11 lên tiếng kêu gọi phản đối chuyến thăm Việt Nam, nhất là chặng dừng ở Đà Nẵng, của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, vì những hành động anh gọi là “phi pháp” của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Anh Nguyễn Anh Tuấn viết trên Facebook: “Chỉ còn vài ngày nữa (11/11), ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Cộng, Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Cộng, sẽ đặt chân đến Đà Nẵng, nơi mà một phần lãnh thổ thiêng liêng – Hoàng Sa – đã từng bị cướp bằng vũ lực và giờ đây vẫn còn bị chiếm đóng phi pháp bởi quân đội Trung Cộng”. [Đọc tiếp]
Trung Cộng tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Cộng lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.
Bản tin của Reuters bình luận rằng cuộc khủng hoảng nguyên tử và hoả tiễn trên Bán đảo Bắc Hàn hồi gần đây cùng với Ðại hội đảng “hoành tráng” của Trung Cộng ở Bắc Kinh đã thu hút hết sự chú ý của thế giới khiến cho vấn đề Biển Đông bị sao lãng trong mấy tháng qua.
Nhưng chưa một vấn đề tranh chấp căng thẳng thẳng nào trong khu vực được giải quyết và các hình ảnh vệ tinh mà Reuters xem được cho thấy Trung Cộng tiếp tục xây dựng các cơ sở trên Đảo Bắc và Đảo Cây thuộc quần đảo Hòang Sa, mà các chuyên gia gọi là một thủy lộ thương mại trọng yếu vẫn đang là một điểm nóng tranh chấp trên trên thế giới. [Đọc tiếp]
Nhật muốn cùng Mỹ, Ấn, Úc đối trọng “vành đai, con đường” của Trung Cộng
Ngoại trưởng Taro Kono nói với nhật báo kinh tế Nikkei rằng Nhật Bản sẽ đề xuất một cuộc đối thoại chiến lược với các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Ấn Độ và Australia, nhằm tạo ra đối trọng với sự bành trướng của Trung Cộng bằng chính sách “vành đai, con đường” của nước này.
Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ đưa ra ý tưởng này với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 6/11 khi họ họp thượng đỉnh, theo tin Nikkei hôm 26/10. [Đọc tiếp]
Hải Quân Mỹ thị uy : Ba tàu sân bay có mặt cùng lúc tại châu Á
Phải chăng Mỹ đang tăng cường phô trương uy lực tại vùng châu Á-Thái Bình Dương chuẩn bị cho chuyến công du vào tuần tới của tổng thống Donald Trump ?
Câu hỏi này đã được đặt ra sau khi Hải Quân Mỹ liên tiếp loan báo việc Hạm Đội 7 phụ trách khu vực châu Á -Thái Bình Dương đã được hai hàng không mẫu hạm, cùng với hải đội tác chiến đi kèm đến tăng viện. Cùng với một tàu sân bay có mặt tại chỗ, hiện có ba hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động đồng thời trong khu vực. Một sự kiện hiếm thấy.
Trong bản thông cáo công bố hôm qua 25/10/2017, Hạm Đội 7 loan báo là tàu sân bay nguyên tử USS Nimitz đã trở lại hoạt động trong khu vực châu Á. Tháp tùng theo chiếc Nimitz là một hải đội tác chiến bao gồm một tuần dương hạm cùng bốn khu trục hạm, tất cả đều được trang bị hoả tiễn dẫn đường.
Mỹ cam kết duy trì ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á
Hôm nay 23/10/2017, Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á ADMM tại Philippines. Theo Associated Press, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ lên tiếng kêu gọi các nước Đông Nam Á đoàn kết chống sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong một cuộc họp với báo giới tại Philippines, dù không nhắc đích danh Trung Cộng, song tướng Mattis nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa các quốc gia cần phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mà không phải dựa trên tiềm lực kinh tế hay quy mô quân sự. Người đứng đầu Ngũ Giác Đài cũng tái khẳng định là Hoa Kỳ vẫn luôn kiên quyết ủng hộ các nước Đông Nam Á trong vấn đề tự do hàng hải, đồng thời, coi sự đoàn kết của của khối ASEAN giống như một thành lũy chống lại tham vọng bành trướng của chính quyền Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
Mỹ muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Cộng
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Cộng, nhân hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Giới chuyên gia đặt câu hỏi làm thế nào hàn gắn được những rạn nứt cho chính Washington tạo ra, trong tình hình ASEAN cũng bị chia rẽ trước mối lợi do Bắc Kinh mang đến.
Tuyên bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng tại Philippines, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ tướng Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp “những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN”. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình “làm cho Trung Cộng thống trị thế giới trở lại”….giống như Trump “Make American Great Again”
Le Figaro hôm nay có bài viết mang tựa đề “Tập Cận Bình – Make China Greastest Again’’ (làm cho Trung Cộng vĩ đại nhất trở lại). Tác giả Nicolas Baverez nhận xét, Đại hội 19 của Đảng Cộng Sản Trung Cộng (ĐCSTQ) chắc chắn dành vòng nguyệt quế cho ông Tập Cận Bình. Khi biến mọi lực lượng đối lập thành con số không, tập trung mọi quyền bính vào tay mình, từ quân sự đến dân sự, ông Tập đã trở thành lãnh đạo Trung Cộng chuyên quyền nhất, kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay.
Bỏ tù 10% ủy viên trung ương đảng, bành trướng trên Biển Đông
Việc không chỉ định ra người kế thừa sẽ mở ra cho Tập Cận Bình cánh cửa tại vị thêm nhiệm kỳ đến sau năm 2022. Tập đã kết thúc di sản của Đặng Tiểu Bình, kích hoạt hai cuộc cách mạng. Về đối nội, đó là việc quay lại với tôn sùng cá nhân, và sự toàn trị ngày càng ít mềm hơn. Về đối ngoại, đó là sự khẳng định một đại cường bành trướng trên toàn cầu, vào lúc sự lãnh đạo của Mỹ giảm sút dưới áp lực của chủ nghĩa dân túy và thái độ của ông Donald Trump. [Đọc tiếp]
Trung Cộng: xua du kích “giành đất lấn biển”
Hạm đội Nam Hải thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA) – lực lượng chuyên trách các hoạt động của Hải Quân Trung Cộng ở Biển Đông, đang được bổ sung một đơn vị cứu hộ mới. Trung Cộng muốn tăng cường sự hiện diện và khả năng của mình trong vùng biển đang có tranh chấp.
Như vậy là hạm đội Nam Hải sẽ có hai đơn vị cứu hộ. Báo Straits Times, hôm nay 22/10/2017, cho biết là theo các chuyên gia quân sự, đơn vị mới này sẽ tăng cường khả năng thực hiện các nhiệm vụ ở vùng biển xa hơn nữa của hải quân Trung Cộng. Còn một chuyên gia quân sự giấu tên nói với tờ Global Times là đơn vị cứu hộ mới có thể tăng khả năng phòng thủ của Hạm đội Nam Hải dọc theo bờ biển và trên biển, cũng như trong chiến đấu.
“Đối tác chiến lược” Mỹ – Ấn: Một cảnh báo cho Trung Cộng ?
Hoa Kỳ muốn tăng cường “đối tác chiến lược” với Ấn Độ, đồng thời chỉ trích Trung Cộng làm suy yếu trật tự thế giới. Thông điệp này được ngoại trưởng Hoa Kỳ bất ngờ đưa ra cùng ngày Bắc Kinh khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ 19, cho phép Tập Cận Bình củng cố quyền lực. Giới chuyên gia tự hỏi: Phải chăng đó còn là một lời cảnh báo dành cho Trung Cộng?
Tại buổi nói chuyện ở Center for Strategic and International Studies tại Washington, ngày 18/10/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hết lời ca ngợi mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ – Ấn, không ngừng được củng cố để trở thành “những đối tác lý tưởng”, tuy vẫn khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ – Trung. Theo ông, đó là nhờ cả hai nước Mỹ-Ấn đều cùng chia sẻ “những giá trị dân chủ chung”. [Đọc tiếp]
Tàu Khu Trục Mỹ tuần tra gần Hoàng Sa -Trung Cộng phản đối – Mỹ cải chánh
Biển Đông là điểm nóng giữa Mỹ-Trung, tình hình càng ngày càng trở nên căng thẳng cả đôi bên, Mỹ cho nhiều tàu chiến tuần tra áp sát ở các đảo mà Trung Cộng xâm chiếm của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Cộng và Mỹ đều lên tiếng đòi hỏi lẽ phải về phía mình – cuộc “khẩu chiến” nâng lên hàng bộ trưởng.
Tầu khu trục Mỹ lại tuần tra ở Hoàng Sa
Ngày 10/10/2017, một tầu khu trục của Hải Quân Mỹ đã tiền gần quần đảo Hoàng Sa, hiện bị Trung Cộng chiếm đóng, tại vùng Biển Đông. Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Donald Trump đang tìm kiếm hợp tác với Trung Cộng để đối phó với chương trình phát triển hạt nhân và vũ khí đạn đạo của Bắc Triều Tiên.