Tình Hình Biển Đông

Không chiến cũng chẳng hòa: Chiến lược Trung Cộng chiếm Biển Đông

Hình minh họa (internet)

Tuần báo Anh The Economist dành chủ đề cho “Cuộc chiến sắp tới”, với nhiều bài viết nói về sự cạnh tranh về kỹ thuật và địa chính trị đang làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Riêng trong bài “Sắc xám: Không chiến cũng chẳng hòa”, tờ báo phân tích về chiến lược nhập nhằng để giành chiến thắng, chẳng hạn như thủ đoạn nham hiểm của Trung Cộng trên Biển Đông.

Trực diện đối đầu quân đội Mỹ sẽ là tự sát

Một nhân tố chính trong chiến lược của Trung Cộng là “hiểu rõ kẻ thù”. Các tướng lãnh tại Học Viện Khoa Học Quân Sự ở Bắc Kinh nghiên cứu mọi phương diện về chiến tranh với Mỹ trong thập niên 80, và kết luận rằng mặc dù Trung Cộng đã khai thác được các kỹ thuật mới nhằm “tin học hóa” chiến tranh, nhưng vẫn không thể đối đầu trực diện với quân đội Mỹ cho đến giữa thế kỷ 21. Nếu hành động sớm hơn sẽ là tự sát. [Đọc tiếp]

Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN để ngăn chặn ảnh hưởng Trung Cộng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ( phải ) và phó tổng thống Venkaiah Naidu (giữa ) với các lãnh đạo ASEAN tại phủ tổng thống Ấn Độ ngày 26/01/2018. (REUTERS/Adnan Abidi)

Chính sách Hành động hướng Đông (Act East Policy), mà thủ tướng Ấn Độ khởi xướng từ năm 2014, vừa có thêm một bước tiến cụ thể, với việc Ấn Độ cùng 10 quốc gia thành viên ASEAN họp thượng đỉnh tại thủ đô New Delhi trong hai ngày 24 và 25 tháng 1, 2018. Tuy quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN không nhiều so với quan hệ của Trung Cộng với khối này, nhưng New Delhi có những thế mạnh riêng. Bên cạnh việc thống nhất một quan điểm chung về Biển Đông, Ấn Độ và các nước ASEAN dự kiến triển khai nhiều hợp tác, đặc biệt phải kể đến các hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, chống khủng bố và phát triển hệ thống giao thông đường bộ.
Sự việc Ấn Độ mời cùng lúc lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN tham dự Ngày Cộng Hòa Ấn Độ lần thứ 69, 26 tháng Giêng (khác hẳn với thông lệ một khách mời danh dự hàng năm), vào đúng dịp hai bên kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ, có một ý nghĩa biểu tượng cao. Cho dù cái tên Trung Cộng không hề được nêu ra trong bản Tuyên Cáo chung giữa New Delhi và khối ASEAN, nhưng gần như ai cũng hiểu rằng mục tiêu ẩn đằng sau nỗ lực gia tăng hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN là nhằm để đối trọng lại đà lấn tới ngày càng mạnh mẽ của Trung Cộng tại châu Á, về kinh tế, quân sự, cũng như chính trị.

[Đọc tiếp]

Việt Nam tin tưởng Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc?

Ông James Mattis chỉ vào tấm bản đồ biển Đông trên chuyến bay từ Indonesia đến Hà Nội ngày 24/01/2018

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tới Hà Nội trong chuyến thăm 2 ngày để “xây dựng lòng tin” và thắt chặt quan hệ an ninh với Việt Nam trong bối cảnh Trung Cộng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Người lãnh đạo Ngũ Giác Đài tới Hà Nội chiều ngày 24/1 sau khi rời Indonesia. Đây là lần đầu tiên ông Mattis tới thăm Việt Nam, chặng dừng chân cuối trong chuyến công du châu Á của ông.
Trước chuyến thăm, Bộ trưởng Mattis cho biết ông sẽ tìm kiếm từ các giới chức Việt Nam những bước đi thực tế để thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 quân đội, hướng tới “tin cậy và hợp tác.” [Đọc tiếp]

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis thăm Việt Nam và chiến lược an ninh mới của Mỹ

BTQP Mỹ James Mattis (P) và Ngô Xuân Lịch (T) ngày 08/08/2017 tại Ngũ Giác Đài, Washington, DC (Ảnh: PAUL J. RICHARDS / AFP)

Sau khi đi thăm Indonesia, hôm nay, 24/01/2018, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đến Hà Nội, chỉ vài ngày trước dịp kỷ niệm 50 cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, một trong những sự kiện chính yếu trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Mattis tỏ ý hy vọng mặc dù hai nước đã từng có chiến tranh, Washington và Hà Nội có thể tăng cường hơn nữa các mối quan hệ quốc phòng. Ông nhấn mạnh, chiến tranh Việt Nam đã thuộc về quá khứ và sẽ không có ảnh hưởng gì đến quan hệ song phương hiện nay.
Cũng theo bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Việt Nam là một bên quan trọng trong tranh chấp Biển Đông và đây là một lý do thúc đẩy việc thắt chặt hơn nữa quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt.

Việt – Nga lập kế hoạch tập trận chung

Sergei Shoigu (P) và Ngô Xuân Lịch (T) tại Hà Nội (Ảnh 23/01/2018 REUTERS/Kham)

Lời người post: Cộng Sản Việt Nam và Nga (dù đã rời chế độ CS) nhưng chưa thoát khỏi vòng kim cô cộng sản. Chúng vẫn bám chặt nhau như bóng với hình. Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu đến Việt Nam tuyên bố “chuẩn bị kế hoạch cho ba năm tới từ 2018 đến 2020 liên quan đến lĩnh vực hợp tác quân sự và các hoạt động chung khác trong đó có các chương trình gặp gỡ và tập trận“. Lời tuyên bố này chỉ trước một ngày Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis đến thăm Việt Nam cũng trong cùng mục đích là hợp tác với CSVN về mặt quân sự và an ninh Biển Đông. 
Nếu CSVN ngả về quỹ đạo của Mỹ, thật sự hợp tác quân sự với Hoa Kỳ thì giấc mộng “một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình ở Biển Đông sẽ tiêu tan tành thành mây khói. Việc viếng thăm của Bộ Trưởng Jim Mattis đến Indonesia và Việt Nam làm cho Trung Cộng rất lo lắng, ăn ngủ không yên, không biết rồi đây thằng em “phản phúc ba xoay” CSVN có còn là khuyển mã cho mình nữa không, hay nghe lời đường mật và dollar Mỹ ? 
Ai cũng biết Tập Cận Bình và Putin hiện nay đang bắt tay với nhau để hạ Mỹ, vậy thì Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu đến Việt Nam trước một ngày có phải là kế sách của Trung Cộng và Nga nhằm ngăn cản CSVN ngã theo Mỹ ? [Đọc tiếp]

Biển Đông : Mỹ hậu thuẫn Indonesia đối đầu với Trung Cộng

Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu (T) đón đồng nhiệm Mỹ Jim Matti tại Jakarta ngày 23/01/2018. (hình: REUTERS/Darren Whiteside)

Nhân chuyến đi của bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis, hôm qua, 23/01/2018, Hoa Kỳ và Indonesia đã quyết định tăng cường hợp tác quốc phòng. Chuyến công du châu Á lần này của ông Mattis không chỉ nhằm đáp lại sự hiện diện quân sự và ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Cộng trong khu vực, mà còn để cụ thể hóa chiến lược an ninh mới của Mỹ, vừa được công bố tuần trước. Chiến lược này tập trung vào việc xây dựng các đối tác và thắt chặt các liên minh để đối phó với hai quốc gia bị xem là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ là Trung Cộng và Nga.
Hoa Kỳ nay lại càng có lý do để tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia, vì đất nước có vô số hòn đảo này nằm ở một ví trí chiến lược trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, mà Washington đang cố thúc đẩy thành một vùng tự do và rộng mở, tức là một vùng mà quyền tự do hàng hải và luật pháp quốc tế được tôn trọng nghiêm chỉnh, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông. [Đọc tiếp]

Mỹ thăm Indonesia, Việt Nam: cơ hội để thực thi chiến lược quốc phòng mới

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis thảo luận về Chiến lược An ninh Quốc gia mới. Ảnh chụp ngày 19/1/2018 tại Washington. (AP Photo/Jacquelyn Martin)

Chỉ vài ngày sau khi ra mắt chiến lược mới của Ngũ Giác Đài đặt trọng tâm vào sự cạnh tranh địa chính trị với Trung Cộng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đang có cơ hội để bắt đầu thực thi chiến lược mới.

Ông Mattis đang ở Jakarta, Indonesia, chặng dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến đi kéo dài 1 tuần cũng sẽ đưa ông tới Việt Nam. Cả Việt Nam và Indonesia đều đang hiện đại hóa quân đội của mình và đã tìm cách chống lại các tuyên bố chủ quyền có tính lấn át của Trung Cộng.

Hôm thứ Sáu, ông Mattis ra mắt Chiến lược Quốc phòng phác họa một nỗ lực mới nhằm chuyển trọng tâm sự chú ý từ cuộc chiến chống khủng bố sang “sự cạnh tranh nước lớn” với Trung Cộng và Nga. [Đọc tiếp]

Trung Cộng cáo buộc tàu chiến Mỹ vi phạm chủ quyền ở Biển Đông

Tư liệu – Binh sĩ của Hải quân Trung Quốc tuần tra gân một cột mốc chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là Tây Sa, ngày 9 tháng 2, 2016

Trung Cộng cáo buộc Mỹ vi phạm chủ quyền của họ sau khi một tàu khu trục gắn phi đạn của Mỹ di chuyển gần một bãi cạn có tranh chấp ở Biển Đông.
Chiếc USS Hopper đi vào phạm vi 12 hải lý (22 km) của Bãi cạn Scarborough mà Trung Cộng gọi là Đảo Hoàng Nham vào ngày 17 tháng 1.
Bộ quốc phòng Trung Cộng cho biết trong một thông cáo rằng một tàu khu trục của Trung Cộng đã “ngay lập tức có hành động để xác định và xác minh chiếc tàu của Mỹ và đuổi nó đi bằng cách cảnh báo.” [Đọc tiếp]

Tàu Trung Cộng lén làm ăn với Triều Tiên, vi phạm lệnh cấm của LHQ

Đại Sứ Hoa Kỳ tại LHQ bà Nikki Haley biểu quyết ủng hộ nghị quyết hôm 22/12/2017 tại trụ sở LHQ – NQ hạn chế xuất dầu sang Triều Tiên

Nhiều tàu Trung Cộng đã bị phát hiện đang bán dầu cho Bắc Hàn, bất chấp các biện pháp cấm vận gắt gao do Liên Hiệp Quốc áp đặt.
Các giới chức Mỹ vừa công bố một số ảnh vệ tinh mà họ nói cho thấy 6 chiếc tàu thuộc quyền sở hữu của Trung Cộng, hay do người Trung Cộng điều hành, đang buôn bán với Bắc Hàn.
Hành động này vi phạm các biện pháp chế tài áp đặt lên chế độ bất hảo ở Bình Nhưỡng sau khi Kim Jong Un đe dọa Bình nhưỡng sẽ không ngần ngại dùng vũ khí hạt nhân. [Đọc tiếp]

Biển Đông 2018: Tàu Cộng sẽ lấn lướt thêm tại Trường Sa…

Nhà chứa máy bay được Trung Quốc xây trên đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 22/07/2016 (ảnh: REUTERS/CSIS)

Những ngày đầu năm luôn là dịp để đưa ra những dự phóng cho năm 2018. Đáng chú ý nhất có lẽ là phần nhận định của tạp chí The Diplomat, trong số tháng Giêng 2018, đã mời một loạt chuyên gia nêu bật những gì cần chú ý trong năm tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn không hổ danh là điểm nóng của thế giới trong năm 2017 do tình hình Bắc Hàn. Vấn đề nguyên tử, hỏa tiễn Bắc Hàn dĩ nhiên rất được The Diplomat coi trọng, nhưng một phân tích đáng chú ý khác là hồ sơ tranh chấp Biển Đông, nơi mà Tàu Cộng được cho là sẽ bành trướng mạnh hơn là năm 2017.

[Đọc tiếp]

Trường Sa: Tàu Cộng biến đá Chữ Thập thành căn cứ không quân

Đảo Đá chữ Thập thuộc Trường Sa bị Tàu Cộng chiếm đóng từ 1988 nay chúng bồi thêm xây căn cứ quân sự (ảnh CSIS tháng 6/2017)

Tàu Cộng đã xây dựng và gia tăng nhiều công trình trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), thuộc nhóm đảo Nam Yết của quần đảo Trường Sa, và biến thực thể này thành một căn cứ không quân vững chắc.
Hôm qua, 05/01/2018, trang Philstar đăng lại không ảnh đá Chữ Thập được chiếu trên đài truyền hình trung ương Tàu Cộng CCTV, cho thấy một khu căn cứ không quân có diện tích 2,8 km2 trên đảo này.
Phi đạo được xây trên đá Chữ Thập đủ dài để máy bay dội bom chiến lược H-6K có thể hạ cánh. Ngoài ra, trên thực thể này còn có một bệnh viện và nhiều công trình quân sự khác.

[Đọc tiếp]

Tạm lắng năm 2017, liệu Biển Đông sẽ lại dậy sóng trong năm tới?

Các công trình xây dựng của Trung Cộng trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017) – Ảnh Reuters

Tình hình Biển Đông, khu vực từng được cho là điểm nóng trên thế giới, quả là tương đối yên tĩnh trong lúc năm 2017 sắp kết thúc, với một loạt những tín hiệu hòa hoãn được các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Cộng, Việt Nam và Philippines đưa ra. 

Tuy nhiên, nhiều tin tức liên quan đến những hành động trong những ngày cuối năm của Trung Cộng tại Biển Đông được tiết lộ, cho thấy là tình hình trong năm tới có thể khác đi nếu Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, đe dọa quyền tự do hàng hải. [Đọc tiếp]

Từ mập mờ đến chính thức: Trung Cộng nhất quyết chiếm Biển Đông…

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng chiếm tháng 1/1974 của VNCH. Nay chúng đặt căn cứ quân sự và xây phi đạo…

Theo báo Nhật Bản tờ Japan Times, số ra ngày 02/12/2017, mặc dù ảnh vệ tinh của các cơ quan quốc tế đã phát hiện máy bay Trung Cộng J-11B tại khu vực đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 2016 và tháng 4/2017, nhưng mãi đến tuần lễ đầu tháng 12/2017, giới truyền thông Bắc Kinh chính thức xác nhận về sự hiện diện nói trên.

Truyền hình Trung Cộng CCTV trong tuần phát đi những hình ảnh cho thấy máy bay tiêm kích J-11B hoạt động trong vùng Biển Đông, cất cánh, rồi hạ cánh trên sân bay trên đảo Phú Lâm mà Bắc Kinh gọi là đảo Vĩnh Hưng (Yongxing). [Đọc tiếp]

Trung Cộng dọa tấn công Đài Loan “ngày chiến hạm Mỹ ghé thăm”

Cuộc điện thoại của tổng thống Đài Loan với Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump từng khuấy động quan hệ Mỹ-Trung. (Ảnh do văn phòng tổng thống Đài Loan cung cấp cho Reuters.)

Người đưa ra lời đe dọa này là Lý Khắc Tân, nhân vật số hai của sứ quán Trung Cộng tại Hoa Kỳ: “Ngày chiến hạm Mỹ đến quân cảng Cao Hùng là ngày quân đội Trung Cộng tấn công Đài Loan”. Theo hãng thông tấn AP, tình hình châu Á có thêm dấu hiệu căng thẳng với thái độ cường điệu của Trung Cộng trước chương trình giao lưu hải quân Mỹ với Đài Loan.

Trong một cuộc nói chuyện với 200 sinh viên Trung Cộng du học tại Mỹ và có mời một số kiều dân Đài Loan và báo chí, công sứ Lý Khắc Tân (Li Ke Xin) tuyên bố là Hoa Kỳ vi phạm “đạo luật chống ly khai của Trung Cộng” ban hành từ năm 2005, nếu cho tàu chiến cặp bến cảng Đài Loan. [Đọc tiếp]

Hoa Kỳ có thể rời bỏ Biển Đông ?

Lê Thành Nhân
lethanhnhan@vietquoc.org

Biển Đông gồm Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, trước đây được xem như vùng biển quốc tế để các thương thuyền, chiến hạm lưu hành tự do. Từ khi Trung Cộng tự nhận chủ quyền “hình lưỡi bò chín đoạn”, bồi đắp đảo tân tạo và đặt cơ sở quân sự thì Biển Đông dậy sóng. Sự căng thẳng giữa  Trung Cộng (TC) và Hoa Kỳ (HK) trên Biển Đông càng ngày càng cao, từ can thiệp ngoại giao, tuần tra quân sự, tập trận bắn đạn thật liên tục xẩy ra trong vùng… Việt Nam, với địa chính trị quan trọng, trở thành tâm điểm để các cường quốc kéo vào quỹ đạo của mình… Vấn đề đặt ra là HK có dám bỏ Biển Đông mà giữ được vị thế siêu cường trong thế kỷ thứ 21 hay không? Từ đó cho ta viễn ảnh về quan hệ Mỹ-Việt  trong tương lai.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt