Hoa Kỳ lên tiếng sau khi Trung Cộng đưa chiến đấu cơ ra Biển Đông
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm 18/5 lên tiếng gọi các hoạt động diễn tập của chiến đấu cơ Trung Cộng ngoài Biển Đông thời gian gần đây là hành động tiếp tục quân sự hóa Biển Đông và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Hôm 18/5, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Cộng đã lần đầu tiên chính thức đăng tải video quay cảnh oanh tạc cơ H-6K diễn tập cất và hạ cánh xuống một đường băng tại một đảo nhân tạo do nước này xây lấp tại Biển Đông.
Trang web của Không quân Trung Cộng cho biết các chiến đấu cơ bao gồm oanh tạc cơ H-6K đã thực hiện việc cất và hạ cánh ở một đảo nhân tạo nhưng không nói cụ thể là thực thể nào. Mục đích của cuộc diễn tập được nói là để nâng cao khả năng vươn đến vùng lãnh thổ hoàn toàn, khả năng tiến công toàn thời gian và toàn bộ. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ lên án Bắc Kinh cho oanh tạc cơ hạ cánh xuống Hoàng Sa
Trong một bản thông báo công bố ngày 18/05/2018, Không Quân Trung Cộng cho biết là đã cho máy bay ném bom chiến lược, có khả năng mang bom hạt nhân, hạ cánh và cất cánh tại các đảo đá ở Biển Đông, trong khuôn khổ một cuộc diễn tập trong khu vực. Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lập tức lên tiếng tố cáo những hành vi gây mất ổn định trong vùng.
Theo hãng tin Anh Reuters, thông cáo của Trung Cộng nói rõ là một đơn vị Không Quân “gần đây” đã tổ chức cho các oanh tạc cơ trong đó có loại H-6K, tập cất cánh và hạ cánh trên các đảo và rạn san hô ở Biển Đông. Thông cáo đăng trên tài khoản Vi Bác của Không Quân Trung Cộng cho biết là phi công của chiếc H-6K đã tập tấn công một mục tiêu giả định trên biển trước khi tiến hành các bài tập cất cánh và hạ cánh trên căn cứ không quân trong vùng. [Đọc tiếp]
Vùng phòng không Trung Cộng trên Biển Đông: Nguy cơ hiện rõ
Thoạt đầu là các cơ sở hạ tầng như phi đạo, nhà chứa máy bay, kế đến là các hệ thống radar, gây nhiễu sóng, hỏa tiễn chống hạm và phòng không, rồi đến phi cơ vận tải quân sự, và chẳng mấy chốc sẽ là máy bay tiêm kích: Những gì mà Trung Cộng đã và chắc chắn sẽ bố trí tại vùng quần đảo Trường Sa đang làm dấy lên mối lo ngại là Bắc Kinh sắp sửa tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ngay trên Biển Đông.
Đây chính là nhận định của nhà phân tích Philippines Richard Heydarian thuộc Đại học De La Salle ở Manila, được báo Philippine Daily Inquirer hôm 17/05/2018 trích dẫn.
Tổng thống Philippines Duterte bị lên án vì khoe có Trung Cộng chống lưng
Hôm 16/5, một số thượng nghị sỹ chất vấn ý nghĩa đằng sau tuyên bố của Tổng thống Rodrigo Duterte khi ông nói rằng Trung Cộng đảm bảo rằng ông sẽ không bị lật đổ, theo tờ ABS-CBN.
Trong một tuyên bố, Thượng nghị sỹ Panfilo Lacson nhấn mạnh rằng không một quốc gia bên ngoài nào quyết định được số phận của Philippines, số phận của người dân và các nhà lãnh đạo Philippines.
“Nếu như ông ấy thực sự nói điều đó, trong tình hình mà chúng ta hiểu được, tất cả những gì tôi có thể nói là Chúa giúp Philippines! Chúng ta là một quốc gia dân chủ và có chủ quyền. Không ai, không có bất kỳ nước nào, ngoại trừ Philippines và người dân Philippines, có thể định đoạt và quyết định điều gì là tốt nhất cho chúng ta”, thượng nghị sỹ Lacson khẳng định. [Đọc tiếp]
Ván bài Trung Cộng ở Biển Đông
Tuần báo Anh The Economist số ghi ngày 12/05/2018 là tờ tuần báo hiếm hoi quan tâm đến Biển Đông với một bài phân tích của phóng viên tại Washington mang tựa đề khá châm biếm: “Quậy phá: Trung Cộng đã bố trí hỏa tiễn trên các đảo ở Biển Đông”. Điểm đáng chú ý là tác giả bài báo đã có một cái nhìn khác với xu hướng hiện nay, theo đó Mỹ đã để mất Biển Đông vào tay Trung Cộng. Đối với The Economist, mọi sự chưa hẳn đã được an bài.
Bài báo mở đầu bằng lời báo động vào tháng Tư (2018) vừa qua của đô đốc Philip Davidson, người được tổng thống Donald Trump đề cử lãnh đạo lực lượng vũ trang Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo viên tướng này, sau gần 5 năm nạo vét và bồi đắp các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Philippines, Malaysia và Việt Nam, “Trung Cộng hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống ngoại trừ một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ“. [Đọc tiếp]
Trung Cộng ráo riết chiếm Biển Đông…
Lời người post: Trong khi đang điều đình cuộc chiến thương mại với Mỹ, cũng như tình hình đang “ồn ào” chuyện đàm phán giữa Tổng Thống Trump và Kim Jong-un tại Singapore ngày 12 tháng 6 tới đây thì Tập Cận Bình lợi dụng cơ hội để ráo riết lắp đặt hỏa tiễn, các hệ thống nhiễu loạn radar và chuẩn bị nhiều thiết bị quân sự cho cuộc chiến xâm lăng làm chủ Biển Đông… Một số tin tức được loan tải trên các báo chí và các cơ quan truyền thông quốc tế trong vài ngày gần đây:
Ảnh vệ tinh: Máy bay vận tải quân sự Tàu Cộng đậu tại Đá Xu Bi, Trường Sa
Các ảnh vệ tinh chụp ngày 28/04/2018 và được tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á – AMTI, công bố ngày 09/05/2018 cho thấy rõ hình ảnh một chiếc Thiểm Tây Y-8 (Shaanxi Y-8), loại máy bay vận tải quân sự Trung Cộng đang đỗ tại Đá Xu Bi, trong vùng quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông.
Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, được báo The Telegraph trích dẫn, Thiểm Tây Y-8 là máy bay vận tải quân sự đa năng, còn có thể được dùng để tuần tra hàng hải hoặc do thám.
Tình hình Biển Đông: Trung Cộng đặt hỏa tiễn trên ba đảo tân tạo ở Trường Sa
Lời người post: Lợi dụng tình hình Syria, tình hình Bắc Hàn đang nóng, Trung Cộng lén lút đặt các hỏa tiễn trên ba (3) đảo nhân tạo mà chúng đã cưỡng chiếm và bồi đắp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ mập mờ lưỡi bò đường chín đoạn, đến việc xây căn cứ quân sự, rồi cho đó là vùng lãnh hải của TC chỉ trong vòng 5 năm trở lại. Bất chấp phán quyết của tòa trọng tài La Haye tuyên bố về đường “lưỡi bò chín gạch” là bất hợp pháp, bất chấp sự phản đối của các quốc gia có chủ quyền và dư luận quốc tế, TC cứ tiếp tục xâm lăng như chỗ không người. Trước đây trang nhà https://vietquoc.org đã đưa nhiều bình luận rằng TC không bao giờ rời bỏ xâm lược Biển Đông vì đây là nơi xuất phát tham vọng chiến lược xâm lược toàn cầu của Tập Cận Bình trong thế kỷ thứ 21 cái gọi là “Một vành đai, Một con đường” (One Belt, One Road)… Hai ngày qua những báo chí quốc tế đưa tin TC đã đặt hỏa tiễn trên Biển Đông: [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ điều B52 ra Biển Đông thách thức Trung Cộng
Không quân Hoa Kỳ vừa cho máy bay ném bom B 52 thực hiện tập luyện ở khu vực gần khu vực Biển Đông và phía Nam đảo Okinawa của Nhật Bản hôm 24/4. Reuters trích nguồn tin từ Không quân Hoa Kỳ cho biết như vậy hôm 27/4.
Không quân Hoa Kỳ cho biết các máy bay này cất cánh từ căn cứ Không quân Andersen ở Guam và đi qua vùng phụ cận của Biển Đông. Các máy bay B-52H thực hiện huấn luyện và sau đó đi qua vùng phụ cận của Okinawa để huấn luyện với các tiêm kích F – 15 C Strike Eagle trước khi quay trở lại Guam.
Người phát ngôn của Không quân Hoa Kỳ cho biết đây là hoạt động thường kỳ nhằm duy trì sự sẵn sàng của quân đội Mỹ. Các nhiệm vụ này đã được thực hiện từ hồi năm 2004 trở lại đây, và hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế. [Đọc tiếp]
Cứ “đánh” như thế thì chắc chắn… chết!
Nếu đặt dự án “Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu – Lý Sơn” của tập đoàn FLC ở Quảng Ngãi bên cạnh chuỗi diễn biến liên quan tới chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông, ắt sẽ thấy dự án ấy như một đòn của liên hoàn cước, ngay cả vô tình thì vẫn góp phần đáng kể vào việc giúp Trung Cộng củng cố yêu sách về chủ quyền tại biển Đông…
Ngày 17 tháng 4, khi điều trần trước Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson – ứng viên cho vai trò Tư lệnh khu vực Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ – cảnh báo, bảy bãi đá ngầm mà Trung Cộng cưỡng đoạt từ tay Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (Châu Viên – Cuarteron, Chữ Thập – Fiery Cross, Ga Ven – Gaven, Gạc Ma – Johnson, Tư Nghĩa – Hughes, Vành Khăn – Mischief, Xu Bi – Subi) rồi bồi đắp thành đảo nhân tạo suốt từ đầu thập niên 2010 đến nay, giờ đã trở thành một chuỗi căn cứ quân sự, giúp Trung Cộng kiểm soát toàn bộ biển Đông, khống chế tất cả các hải lộ quan trọng trong khu vực. [Đọc tiếp]
Đô Đốc Hoa Kỳ vạch kế hoạch mới, xây dựng quân đội chống lại Trung Cộng
Lời người post: Đô Đốc Philip S. Davidson, 58 tuổi, tướng Hải Quân 4 sao, xuất thân từ trường Sĩ Quan Hải Quan Hoa Kỳ năm 1982, hiện là Tư Lệnh hạm Đội 6 Hoa Kỳ, và là người sáng giá nhất thay thế Đô Đốc Harry Harris trong vai trò Tư Lệnh Thái Bình Dương (Commander, U.S. Pacific Command). Đô Đốc Harry Harris là vị tư lệnh Thái Bình Dương có hai giòng máu, mẹ Nhật-cha Mỹ, ông có lập trường chống Trung Cộng ra mặt không ngại ngùng tố cáo Trung Cộng là kẻ xâm lăng cho rằng “Trung Cộng xây Vạn Lý Trường Thành trên Biển Đông”. Khi Đô Đốc Harris mãn nhiệm kỳ Tư Lệnh Thái Bình Dương thì TT Trump đề cử ông làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Úc, nghe tin ấy Trung Cộng lên tiếng chống đối mãnh liệt và đã bắn tiếng để mặc cả với ông Trump rằng: “nếu không đề cử Đô Đốc Harris làm đại sứ tại Úc thì TC sẽ giúp Mỹ giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân Bắc Hàn.” Điều này cho thấy tầm quan trọng của Đô Đốc Harris đối với Trung Cộng như thế nào? – Trong một ngày không xa ông Harris sẽ là tân đại sức của Mỹ tại Úc hay Nam Hàn hai nước quan trọng chống Trung Cộng trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Nhân vật sẽ thay thế Đô Đốc Harris là Đô Đốc Philip Davidson, điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ, ông Davidson tuyên bố cứng rắn hơn cả Đô Đốc Harris, ông hứa là sẽ tái cấu trúc trận đồ ở Thái Bình Dương – đặc biệt Biển Đông để sẵn sàng tác chiến với Trung Cộng… trước diễn đàn quốc hội Hòa Kỳ ông Davidson tuyên bố: “Chúng ta đã mất Biển Đông, chỉ có chiến tranh mới đối phó được chuyện Trung Cộng khóa chặt thủy lộ bận rộn nhất thế giới.”
Bài viết dưới đây sẽ phản ánh toàn bộ chiến lược của Tân Tự Lệnh Thái Bình Dương: [Đọc tiếp]
Macron và Trump có ổn định được vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du Mỹ với ba hồ sơ chính là thỏa thuận hạt nhân Iran, tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chính sách thương mại của chủ nhân Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, do Trung Cộng ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, và cho dù không nằm trong chương trình nghị sự chuyến thăm, Pháp và Hoa Kỳ vẫn cần phải đẩy mạnh phối hợp chiến lược để làm đối trọng với Trung Cộng trong khu vực này.
Truyền thống bảo vệ hòa bình, tự do và phồn thịnh xuyên suốt Đại Tây Dương được Bắc Mỹ và châu Âu duy trì từ hơn 7 thập kỷ qua. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng duy trì cam kết mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không chỉ dừng ở những thông cáo ngoại giao, chính quyền của tổng thống Trump còn triển khai lực lượng quân sự hùng hậu, gồm hàng trăm tầu chiến, hơn 1.000 máy bay và vài chục nghìn quân nhân Mỹ trong khu vực.
Đô đốc Mỹ: Chỉ có ‘chiến tranh’ mới ngăn Trung Cộng độc chiếm Biển Đông
Đô đốc Philip S. Davidson, người được đề cử làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ), cảnh báo Trung Cộng đã đủ khả năng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông trong bất kỳ cuộc chiến nào với Mỹ.
Đô đốc Davidson, trong cuộc điều trần trước Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ hôm 17-4 vừa rồi, thừa nhận Bắc Kinh đã có đủ năng lực độc chiếm Biển Đông. Tài liệu giải mật buổi điều trần này vừa được công bố hôm 20-4.”
Một khi đã chiếm đóng Biển Đông, ảnh hưởng của Trung Cộng sẽ trải rộng hàng ngàn dặm xuống phía nam, lan sang cả châu Đại Dương”, ông Davidson trả lời trong cuộc điều trần.” [Đọc tiếp]
Biển Đông: Dự án bản đồ ‘‘đường 9 đoạn nối liền’’ của Trung Cộng
Báo chí Hồng Kông hôm qua, 22/04/2018, tiết lộ một dự án nghiên cứu hải dương của Trung Cộng, chủ trương vạch ra “đường ranh giới mới” trên Biển Đông, nhằm “tạo điều kiện cho nghiên cứu” về tài nguyên và “gia tăng sức nặng” cho các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, trước mắt, ít có khả năng Bắc Kinh chấp nhận “đường 9 đoạn nối liền”, vì Trung Cộng lo ngại các phản đối dữ dội của quốc tế.
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, một nhà khoa học Trung Cộng tham gia vào dự án này cho biết “đường ranh giới mới”, cụ thể là việc nối liền đường “9 đoạn” (còn được gọi là đường chữ U hay “Lưỡi bò”), cho phép Trung Cộng xác định rõ hơn quyền lợi của mình tại khu vực vẫn được Bắc Kinh coi là có “các quyền lịch sử“.
Biển Đông: Tập Cận Bình “diễu võ dương oai”….
Trong khi tại Syria ở Trung Đông đang sôi động, Mỹ-Anh-Pháp đang đối đầu với Nga không biết chiến tranh bùng nổ lúc nào? Thì tại Thái Bình Dương, Trung Cộng đưa hải quân tập trận bắn đạn thật và Tập Cận Bình “khoe” đồ trận để duyệt binh. Tuy vậy, Mỹ đã sẵn sàng nghênh chiến cả hai bên, Hoa Kỳ điều Hàng Không mẫu Hạm nguyên tử vào vùng “lửa đạn” thật. Khai triển máy bay do thám MQ-4C Triton ra vùng biển Đông, Hàng Không Mẫu hạm USS Roosevelt vẫn tiếp tục diễn tập ở Biển Đông…
Có phải Tập Cận Bình lợi dụng cơ hội này để Nga và Trung Cộng cùng gây rối ở hai nơi để thử thách khả năng của Hoa Kỳ?
Tình hình từ Biển Đông đến Trung Đông không yên tĩnh, cả cuộc chiến kinh tế lẫn quân sự như thể hai bên đang thử thách nhau!
Hàng không mẫu hạm Mỹ vào Biển Đông đúng lúc Trung Cộng tập trận bắn đạn thật
Vào đúng thời điểm Trung Cộng mở cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, với sự tham gia của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, một hải đội tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ đã tiến vào bên trong đường “lưỡi bò” ngày 05/04/2018. Cùng lúc, hai hải đội Hàng Không Mẫu Hạm khác của Mỹ cũng đang hoạt động trong các vùng biển gần Biển Đông.
Hãng tin Mỹ UPI đã trích dẫn tờ Tinh Đảo Nhật Báo (Sing Tao Daily) của Hồng Kông cho biết, chiếc Theodore Roosevelt cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill và khu trục hạm USS Sampson – cả hai đều được trang bị tên lửa hành trình – thuộc hải đội tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm số 9 đã kết thúc chuyến thăm Singapore và hướng ra Biển Đông. [Đọc tiếp]