Tình Hình Biển Đông

Ấn Độ kêu gọi trật tự theo luật lệ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra một chỉ trích nhẹ nhàng đối với Trung Cộng ngay cả khi ông vẫn muốn có một liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh trong bài diễn văn đọc tại Singapore ngày thứ Sáu 1/6.

Phát biểu tại hội nghị quốc phòng thường niên mang tên Đối thoại Shangri-la, ông Modi kêu gọi vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chấp nhận tự do hàng hải, toàn vẹn lãnh thổ, và tôn trọng tất cả các quốc gia không kể lớn nhỏ.

Trong khi lời kêu gọi này không đặc biệt đề cập đến Trung Cộng, nhưng bình luận của ông Modi được xem như đề cập đến thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Cộng đối với các nước láng giềng nhỏ hơn trong những vùng tranh chấp thuộc Biển Đông. [Đọc tiếp]

Mỹ lên án Trung Cộng đe dọa các nước láng giềng ở Biển Đông

Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis lên án Trung Quốc về Biển Đông (Ảnh: Getty)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm nay lên án Trung Cộng đe dọa và ép buộc các nước láng giềng bằng hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông.

Những lời của ông Mattis được đưa ra trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Shangri-La, diễn đàn quốc phòng châu Á thường niên được tổ chức tại Singapore. Trong bài phát biểu, ông Mattis đã đưa ra chiến lược rộng lớn hơn của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do và cởi mở”. [Đọc tiếp]

Tướng Mỹ dọa phá hủy các đảo nhân tạo của Trung Cộng tại biển Đông

Một tướng lĩnh cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm thứ Năm (31/5) đã lên tiếng cảnh báo về khả năng phá hủy các đảo nhân tạo Trung Cộng bồi đắp trên biển Đông, theo CNN.

Trung Cộng đang đẩy mạnh quân sự hóa biển Đông. (Ảnh qua EPA)

CNN cho biết trong một cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Năm (31/5), khi được một phóng viên hỏi về khả năng của Mỹ trong việc “thổi bay” một trong các đảo nhân tạo gây tranh cãi của Trung Cộng, Tướng ba sao Kenneth McKenzie, Giám đốc Bộ Tổng tham mưu Hoa Kỳ trả lời: “Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng quân đội Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phá hủy các hòn đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương”. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Mỹ làm gì để đối phó hiệu quả hơn với chiến thuật của Trung Cộng?

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tại Biển Đông, ngày 10/04/2018 (Ảnh: REUTERS)

Việc Bắc Kinh dồn dập bố trí phương tiện quân sự tối tân tại hai quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp phản đối từ phía quốc tế, khiến công luận đặt câu hỏi về chiến lược của Hoa Kỳ và các đồng minh phải chăng đã không có kết quả.

Trong những ngày gần đây, dường như tham vọng quân sự hóa Biển Đông của Trung Cộng bắt đầu vấp phải phản ứng mạnh hơn, đặc biệt với việc, ngày 25/05/2018, Mỹ chính thức rút lời mời Bắc Kinh tham gia RIMPAC, được coi là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới. Trước đó một hôm, ngày 24/05, Vụ Khảo Cứu Quốc Hội Mỹ ra một báo cáo về Biển Đông và biển Hoa Đông, nêu ra một số đề xuất cho một chiến lược mới để đối phó hiệu quả hơn với Trung Cộng.

Báo cáo, nhan đề Các vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) và vùng biển tranh chấp liên quan đến Trung Cộng: Các đề xuất trình Quốc Hội, nêu ra sáu gợi ý của các chuyên gia. [Đọc tiếp]

Trung Cộng phái tàu chiến thách thức Hoa Kỳ tại Biển Đông

Trung Cộng cho biết hai tàu chiến Hoa Kỳ USS Antietam và USS Higgins đã đi tới gần quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông. (Ảnh: US Navy/Jeanette Mullinax)

Theo báo The Times, Trung Cộng đã điều động tàu và máy bay chiến đấu nhằm cảnh báo 2 tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ mà Bắc Kinh cáo buộc đã đi vào vùng lãnh hải của họ hôm 27/5. 

Cuộc đụng độ hàng hải xảy ra trong tình hình căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về thương mại cũng như trong tiến trình Hội nghị thượng đỉnh Bắc Hàn – Hoa Kỳ.

Theo tờ New York Times, trước đó, tàu tuần dương hạm hỏa tiễn hành trình Antietam và tàu khu trục Higgins của Mỹ đã áp sát quần đảo Hoàng Sa trong vòng 12 hải lý, tiến hành tự do hoạt động chuyển hướng thông qua trong vòng 12 dặm trên 4 đảo Tree, Lincoln, Triton và Woody.  [Đọc tiếp]

Đô đốc tư lệnh Thái Bình Dương Harris: Trung Cộng là mối đe dọa dài hạn lớn nhất ở châu Á

Đô đốc Harry Harris, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Đô Đốc Harris nói Bắc Hàn là mối đe dọa trước mắt nhất nhưng “mộng bá chủ” của Trung Cộng mới là thách thức dài hạn lớn nhất của Washington.

Phát biểu được Đô đốc Harry Harris đưa ra trong lễ chuyển giao chức vụ tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) thuộc quân đội Mỹ cho tân đô đốc Philip Davidson tại Hawaii ngày 30/5. Ông Harris, người Mỹ gốc Nhật, đã được Tổng thống Donald Trump đề cử cho vị trí đại sứ Mỹ tại Nam Hàn.

CNN trích lời ông Harris: “Bắc Hàn vẫn là mối đe dọa trước mắt nhất của chúng ta và việc hỏa tiễn có thể mang đầu đạn nguyên tử của Bắc Hàn có khả năng vươn đến Mỹ là điều không thể chấp nhận”. [Đọc tiếp]

Nhật-Việt [VC] kêu gọi “phi quân sự hóa Biển Đông”

Trần Đại Quang (T) và Thủ Tướng Nhật Abe (P)

Lời người post: Trần Đại Quang, Chủ Tịch Nhà Nước [Cộng Sản] Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (với tin đồn bị Nguyễn Phú Trọng loại) – nhưng lại xuất hiện sừng sững trong Hội Nghị Trung Ương của CSVN vừa rồi ngồi trên bàn chủ tọa.  Ngày 30/05 Trần Đại Quang chính thức thăm Nhật, được Vua và Hoàng hậu Nhật đón tiếp và hôm nay có tuyên bố chung với thủ tướng Nhật Abe kêu gọi “phi quân sự hóa Biển Đông”. Hành động gián tiếp nói đến Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông.
Gần đây, CSVN xích lại gần phe chống Trung Cộng trên Biển Đông như Trần Đại Quang đi Nhật. Việt Nam được mời và chấp nhận tham dự thao dượt quân sự RIMPACT.  Việt Nam gián tiếp ủng hộ hai tàu chiến Mỹ áp sát 12 hải lý ở quần đảo Hoàng Sa…

Tin về Trần Đại Quang đi Nhật: [Đọc tiếp]

Mỹ “loại” Trung Cộng, “mời” Việt Nam dự diễn tập hải quân RIMPACT

Chiến hạm Mỹ  USS LPD Portland sẽ  là chiến hạm đầu tiên bắn tia laser trong cuộc tập trận RIMPACT 2018 

Hải quân Hoa Kỳ hôm 30/5 thông báo, Việt Nam là một trong 26 nước sẽ tham gia cuộc thao dượt hải quân “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC), ít ngày sau khi  Hoa Kỳ rút lại lời mời Trung Cộng vì Bắc Kinh “quân sự hóa” Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự cuộc diễn tập đa quốc gia, dự kiến diễn ra ở Hawaii và miền nam California từ ngày 27/6 tới 2/8.
Theo thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ, 47 chiến hạm, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25 nghìn quân nhân sẽ xuất hiện tại sự diễn tập  quy mô lớn, được tổ chức hai năm một lần.
Tuần trước, Hải quân Mỹ rút lại lời mời Trung Cộng tham gia cuộc thao dượt mà nước này từng dự năm 2014 và 2016 vì các hành động của Bắc Kinh quân sự hóa ở Biển Đông. [Đọc tiếp]

Mỹ: Sẽ tiếp tục chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis phát biểu với báo giới trên máy bay đến Hawaii ngày 29/05/2018 (Thomas WATKINS / AFP)

Sau các cử chỉ cụ thể để cảnh cáo Trung Cộng về việc đưa vũ khí hạng nặng xuống Biển Đông và quân sự hóa các đảo họ tự bồi đắp trong vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng, Mỹ tiếp tục cứng giọng nghiêm khắc với Bắc Kinh: Trên đường bay đến Hawaii để tham dự lễ bàn giao quyền chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, cựu Đại Tướng Jim Mattis ngày 29/05/2018 tuyên bố: Washington sẽ tiếp tục đối đầu với các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Quan hệ quân sự Mỹ-Trung lại gặp sóng gió

Một hộ tống hạm loại 054A thuộc lớp Giang Khải II (Jiangkai II) của quân đội TC trong đợt tập trận RIMPAC năm 2014 (CC/U.S. Navy)

Ngày 23/05/2018, Hoa Kỳ thông báo đã rút lại lời mời Trung Cộng tham gia cuộc tập trận đa quốc gia ở Thái Bình Dương. Theo Lầu Năm Góc, quyết định này là nhằm phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông, cụ thể là đã khai triển các hỏa tiễn chống hạm và hỏa tiễn địa đối không ở Trường Sa, cũng như lần đầu tiên cho oanh tạc cơ đáp xuống một đảo ở Biển Đông.

Tập trận Vành đai Thái Bình Dương-RIMPAC là cuộc tập trận đa quốc gia, diễn ra hai năm một lần tại vùng biển quanh Hawai. Đây là cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới, với sự tham gia của gần 30 nước. Cuộc tập trận RIMPAC năm nay dự trù diễn ra từ ngày 27/06 đến 02/08. Hải quân Trung Cộng đã từng tham gia cuộc tập trận này hai lần, vào năm 2014 và năm 2016. [Đọc tiếp]

Tầu chiến Mỹ áp sát các đảo Trung Cộng tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa

Tuần dương hạm mang hỏa tiễn tự hành Antietam

Hai tầu chiến của Hải quân Mỹ vừa áp sát các hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, hai giới chức Mỹ nói với hãng tin Reuters.

Động thái này nhiều khả năng sẽ làm Bắc Kinh tức giận trong lúc Tổng thống Donald Trump đang muốn Trung Cộng tiếp tục hợp tác về vấn đề Bắc Hàn.

Hoạt động của hai tầu chiến Mỹ là nỗ lực mới nhất của Washington để đối trọng cái mà Mỹ coi là việc Bắc Kinh hạn chế tự do hàng hải trong các vùng biển chiến lược này. [Đọc tiếp]

Muốn bay vào Việt Nam, phải xin phép Trung Cộng !!!

Những bãi đá trên Trường Sa Việt Nam bị TC chiến đóng và quân sự hóa.

Việc ráo riết tiến hành các hoạt động quân sự khổng lồ, cho thấy Trung Cộng đã sẵn sàng đơn phương tuyên bố Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ-Air Defense Identification Zone) trên Biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam. Như vậy sẽ trực tiếp đe dọa đến hòa bình và ổn định tại khu vực, đe dọa trực tiếp trầm trọng đến an ninh quốc gia của Việt Nam.
Âm mưu thiết lập ADIZ trái phép của Trung Cộng sẽ là “mồi lửa” khiến tình hình Biển Đông hiện nay leo thang vô cùng căng thẳng.
Vào cuối 2016, Trung Cộng đã ngang nhiên lắp đặt những khẩu đội phòng không và những hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS nối với các cảm biến để có thể bắn tự động chống lại những đe dọa từ trên không.
Đầu tháng 5/2018, Trung Cộng đã khai triển trái phép hỏa tiễn hành trình chống hạm và hỏa tiễn đất đối không tầm xa ở ít nhất 3 đảo nhân tạo bồi lấp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa là Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Su Bi. Việc khai triển hai loại hỏa tiễn này có thể uy hiếp tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Cộng ở Biển Đông?

Máy bay H-6K bay trong cuộc duyệt binh kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 ở Bắc Kinh hôm 3/9/2015

Vào ngày 18/5 vừa qua tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Cộng đưa tin và hình ảnh máy bay ném bom H-6K của nước này hạ và cất cánh tại một địa điểm không nêu tên cụ thể ở Biển Đông. Các chuyên gia quốc tế ngay lập tức xác định đó là tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và cho rằng trong tương lai không xa Trung Cộng sẽ cho máy bay ném bom đến Trường Sa nơi nước này đã cho xây dựng các đường băng, nhà chứa máy bay và tên lửa.
Hoạt động mới này của Trung Cộng chỉ là một phần trong một loạt những hoạt động quân sự tại Biển Đông của Trung Cộng trong suốt thời gian qua mà như người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trung tá Christopher Logan gọi là “sự Tiếp tục Quân sự hóa Khu vực Biển Đông”.

[Đọc tiếp]

Đại Cục Bán Nước

Trần Văn Tuấn: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch [CSVN] (đứng bên phải) tuyên bố “Không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục” khi nói đến “áo thun hình lưỡi bò” của du khách Tàu Công đi trên đường phố Việt Nam

Dân gian ta có câu: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa để chỉ hạng người ăn chơi thì giỏi, nói năng bẻm mép thì hay nhưng làm thì dở. Quan chức nhà nước Cộng Sản Việt Nam không phải chỉ làm dở, làm đâu hỏng đấy mà đến lời nói cũng ngô ngọng, ngớ ngẩn. Mở mồm ra nói là bộc lộ một nền tảng văn hóa thấp kém, một nhân cách hèn mọn, một tư cách công dân thiếu vắng.

Với mọi công dân bình thường thì lòng yêu nước luôn thường trực trong ý thức, trong tình cảm. Với lòng yêu nước, một núm cát của đất đai Tổ quốc cũng mang hồn thiêng của cha ông, cũng là hương hỏa thiêng liêng của cha ông để lại và không có gì lớn hơn, hệ trọng hơn là núm cát mang hồn thiêng ông bà tổ tiên, là chủ quyền lãnh thổ quốc gia. [Đọc tiếp]

Hải quân Việt Nam và Ấn Độ diễn tập chung

Hình minh hoạ. Tàu Satpura F48 của Hải quân Ấn Độ ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 4/6/2013.

Hải quân Việt Nam và Hải quân Ấn Độ sẽ tiến hành diễn tập sau khi nhóm ba tàu của Ấn Độ vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 21 tháng 5.
Mạng Thời Báo Ấn Độ (Times of India) loan tin vào ngày 20 tháng 5 dẫn lời phát ngôn nhân Hải Quân Ấn Độ, Đại tá D K Sharma cho biết hoạt động giữa hải quân hai nước được tiến hành kể từ ngày 21 đến 25 tháng 5.
Ba tàu của Hải Quân Ấn Độ đến Việt Nam tham gia diễn tập cùng hải quân Việt Nam lần này gồm chiến hạm tàng hình INS Sahyadri, hộ vệ hạm có trang bị hỏa tiễn INS Kamorta và tàu hậu cần nhiên liệu INS Shakti. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt