Úc tập trận không quân lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương
Tin Reuters: Úc tổ chức tập trận không quân lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương
Australia đã tổ chức cuộc tập trận không quân quy mô lớn mang tên Pitch Black, một trong những cuộc tập trận lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào hôm nay (28/7) với sự góp mặt của 16 quốc gia.
Mỹ – Úc tiếp tục khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông
Hai quốc gia Hoa Kỳ – Úc vừa tiếp tục khẳng định cam kết đối với chiến dịch tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Cam kết vừa nêu được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng 2+2 Mỹ – Australia diễn ra tại tiểu bang California của Hoa Kỳ hôm 24 tháng 7.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cùng Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne của Australia nhấn mạnh, hành động quân sự hóa vùng biển tranh chấp đi ngược lại mục tiêu phát triển hòa bình của khu vực. [Đọc tiếp]
Giới chức cao cấp Mỹ đồng loạt lên tiếng về Biển Đông
Các quan chức hàng đầu về tình báo, quốc phòng và lập pháp của Mỹ cùng lên tiếng nói về vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và nhiều nước, trong đó có Trung Cộng.
Một chuyên gia về châu Á của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nói rằng việc Trung Cộng xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo ở Biển Đông cũng giống như chuyện Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine. [Đọc tiếp]
Pháp trở lại Đông Dương
Lời người post: Nước Pháp đô hộ Việt Nam gần 70 năm (1885-1954), sau Đệ II Thế Chiến các chế độ Thực Dân buộc trao trả độc lập cho các nước thuộc địa để nhân viện trợ của Mỹ nhằm kiến thiết đất nước bị tàn phá sau trận chiến giữa phe Trục do Đức-Nhật-Ý chủ xướng và quân Đồng Minh. Thế nhưng tham vọng Thực Dân Pháp không từ bỏ, chúng muốn kéo dài sự cai trị trên mảnh đất Đông Dương, biến Việt Nam thành vùng đất xâm lược Đông Nam Á của Cộng Sản đứng đầu là Hồ Chí Minh khoác áo “độc lập dân tộc” … Vì thế, đất nước Việt Nam bị chia đôi và đã trở thành cuộc chiến Quốc-Cộng khốc liệt suốt gần 25 năm. Nay, khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam đang ở trên vùng tranh chấp của Mỹ và Tàu Cộng mà Biển Đông là điểm nóng.
Gần đây Pháp trở lại bán đảo Đông Dương để chia phần, nếu không muốn nói là phá thối. Một vài diễn tiến quan trọng trong những năm lại đây, thấy manh nha của Pháp trở lại Việt Nam : [Đọc tiếp]
Anh dự kiến đưa Hàng Không Mẫu Hạm đến tuần tra Biển Đông cùng với Úc
Nhân đối thoại ngoại giao-quốc phòng 2+2 giữa các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước tại Anh, hai bên đã thảo luận về các kế hoạch hợp tác tại khu vực Thái Bình Dương trong đó có hợp tác hải quân chung. Trong cuộc họp báo chung ngày 20/07/2018, bộ trưởng Quốc Phòng Anh xác nhận là hai bên đã thảo luận các phương án điều Hàng Không Mẫu Hạm Anh HMS Queen Elizabeth tới vùng Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, cùng phối hợp hoạt động với Hải Quân Úc.
Theo nhật báo Anh The Guardian, bộ trưởng Quốc Phòng Anh Gavin Williamson đã nhắc lại mối quan tâm của Anh Quốc đến tình hình vùng Thái Bình Dương, thể hiện qua việc Anh Quốc mới đây, lần đầu tiên từ năm 2013 đến nay, đã khai triển 3 chiến hạm trong khu vực, một hoạt động sẽ được phát triển thêm trong những năm sắp đến. [Đọc tiếp]
Tập trận hải quân tăng mạnh trên Biển Đông chọc giận Tàu Cộng
Theo các nhà phân tích thì tổng số các cuộc diễn tập hải quân trên Biển Đông của các đồng minh phương Tây tăng vọt trong trong năm nay đang kìm giữ hữu hiệu hoạt động bành trướng của Trung Cộng tại các vùng biển có tranh chấp.
Các nước Úc, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã phái chiến hạm đến vùng biển rộng 3,5 triệu km vuông trong năm 2018. Họ tin rằng vùng biển giàu thủy sản và trữ lượng nhiên liệu hóa thạch này là hải lộ quốc tế, nhưng Trung Cộng tuyên bố chủ quyền khoảng 90% diện tích ở đó và đã quân sự hóa một số hải đảo quan trọng. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình: “Trung Quốc không thể mất một tấc đất nào”
Lời người post: Tàu Cộng đi cướp Biển Đông của Việt Nam làm điểm xuất phát cho chiến lược bành trướng Hán Tộc “Một Vành Đai, Một Con Dường”. Tự vẽ đường “lưỡi Bò” chín đoạn rồi cho là vùng biển thuộc chủ quyền của mình để uy hiếp con đường hàng hải huyết mạch của thế giới… Xây thành đắp lũy với những ổ vũ khí uy hiếp hàng không, hàng hải quốc tế. Dĩ nhiên, trong đó quyền lợi của Mỹ bị tổn thương. Mấy ngày qua, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis đến Bắc Kinh yêu cầu Trung Cộng chấm dứt hành động xâm lược phi pháp trên Biển Đông. Nhưng Tập Cận Bình tuyên bố: “Trung Quốc không thể mất một tấc đất nào” thật là ngỗ ngáo và phi lý hết sức… Chiến tranh thế nào cũng phải nổ ra để giải quyết toàn bộ vấn đề. [Đọc tiếp]
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ghé Qua Tàu: Các Chủ Điểm Quan Trọng
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis, người đã lớn tiếng cảnh cáo Trung Cộng (TC) về hành động “đe dọa và ép buộc” các quốc gia láng giềng nhỏ bé trong khu vực Biển Đông, đang viếng thăm Bắc Kinh trong tuần này, từ ngày 26/6/18 đến 28/6/18, trong khi đang có những căng thẳng về việc Mỹ gia tăng bán vũ khí cho Đài Loan và TC mở rộng sự hiện diện quân sự ở nước ngoài. Đây là cuộc thăm viếng đầu tiên của một vị Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ kể từ 2014, có thể giúp hai quốc gia tìm ra phương thức giải quyết những quan điểm bất đồng.
Ông Mattis dự tính sẽ gặp gỡ cả hai nhóm lãnh đạo quốc gia và quân đội trong thời gian thăm viếng. Dưới đây một vài vấn đề chính, có thể sẽ được bàn luận, đáng chú ý:
[Đọc tiếp]
Cựu tư lệnh Nato: “Đừng nhượng bộ Biển Đông để lấy sự hỗ trợ về chuyện Bắc Hàn”
Cựu tư lệnh của NATO kêu gọi chính quyền Mỹ không nên có thỏa thuận ủng hộ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông để đổi lấy việc Bắc Kinh giúp thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của họ, theo AP.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “phải tránh nhường bộ trên Biển Đông để có được thỏa thuận có giá trị thấp về Bắc Triều Tiên,” ông James Stavridis, một đô đốc Hải quân hồi hưu của Mỹ từng là tư lệnh chỉ huy khối NATO từ năm 2009 cho đến năm 2013, kêu gọi trong một bài xã luận trên hãng tin Bloomberg. [Đọc tiếp]
Liệu Những Căn Cứ Quân Sự Của Trung Hoa Tại Biển Đông Còn Có Giá Trị?
Khi thấy Trung Cộng ra sức xây dựng những căn cứ quân sự tại Biển Đông, hẳn đã có một số người Việt nghĩ rằng nhằm để bảo vệ quyền tự do hải hành của họ trong khu vực, Hoa Kỳ sẽ phải nhanh chóng có những “hành động thích nghi” đối với các căn cứ quân sự này. Do vậy, dù không làm gì cả, Việt Nam cũng sẽ đương nhiên được hưởng lợi! Thế nhưng, nhu cầu và những tính toán chiến lược của Hoa Kỳ tại Biển Đông không phải lúc nào cũng tương hợp với quyền lợi quốc gia của Việt Nam hay của các lân bang khác trong vùng.
Trên khía cạnh đó, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả phần chuyển ngữ của bài Are China’s South China Sea Bases Pointless? (1) đăng trên National Interest ngày 18/02/18, nhìn về các đảo này thuần túy về mặt quân sự. Tác giả bài báo là Robert Farley. Ông còn là tác giả của quyển The Battleship Book và là giảng viên cao cấp tại Trường Ngoại giao Patterson và Thương mại Quốc tế tại Đại học Kentucky. Công trình làm việc của Robert Farley bao gồm học thuyết quân sự, an ninh quốc gia, và các vấn đề hàng hải. [Đọc tiếp]
Đảo Hải Nam: Tiền đồn quân sự Tàu Cộng khống chế Biển Đông
Đảo Hải Nam có vị trí chiến lược đối với Trung Cộng trong vùng Biển Đông. Tại thành phố Tam Á, phía nam hòn đảo rộng 34.000 km2, Trung Cộng lập một căn cứ quân sự hùng hậu nhằm cân bằng với sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt phải kể đến đội tầu ngầm (tấn công quy ước và hạt nhân) thuộc Hạm Đội Nam Hải. Đảo Hải Nam còn hỗ trợ về mặt hậu cần và quân sự cho các đảo và đá bị Trung Cộng kiểm soát ở Biển Đông, trong đó có 7 hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa, nằm cách Hải Nam hơn 1.000 km.
Ngoài vai trò chiến lược về mặt quân sự, tháng 04/2018, chủ tịch Trung Cộng nâng tầm của Hải Nam lên một bậc khi quyết định biến hòn đảo thành vùng tự do thương mại. Chưa đầy một tháng sau, chính quyền địa phương đã khởi công ba dự án công nghiệp lớn trong khu vực Hainan Resort Software Community và đưa ra chính sách đãi ngộ nhằm thu hút một triệu tài năng, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Theo chính sách mới, công dân 59 nước được miễn visa du lịch với thời hạn lưu trú tối đa là 30 ngày với điều kiện đặt tour qua các hãng lữ hành. [Đọc tiếp]
Tại Đối thoại Shangri-La 2018, Hoa Kỳ đưa ba thông điệp
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis dẫn đầu phái đoàn đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La 2018 trong tình hình khu vực đang đứng bên thềm những thay đổi quan trọng.
Trong tình hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, Biển Đông lại dậy sóng với Trung Cộng đẩy mạnh quân sự hóa, thượng đỉnh Mỹ – Triều nhen nhóm tia hy vọng hòa bình nhưng mong manh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lần thứ 2 đến diễn đàn an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La với 3 thông điệp quan trọng. [Đọc tiếp]
Tại Đối Thoại Shangri-La: Trung Cộng ngang ngược nói có quyền đưa quân ra Biển Đông
Phái đoàn Trung Cộng tham dự Đối thoại Shangri-La tuyên bố Bắc Kinh tuyên bố có quyền đưa quân ra các đảo tại Biển Đông và nói Mỹ mới là bên đang có hoạt động quân sự hóa khu vực.
“Khai triển quân và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông nằm trong quyền chủ quyền của Trung Cộng và được luật quốc tế cho phép”, South China Morning Post dẫn lời Trung tướng He Lei, phó hiệu trưởng Học viện Khoa học quân sự của quân đội Trung Cộng, phát biểu hôm 2/6.
Trung tướng He Lei so sánh việc Trung Cộng khai triển quân đội tới các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông với việc Bắc Kinh đưa quân tới Hong Kong sau khi thành phố này được Anh trao trả về Đại lục năm 1997. [Đọc tiếp]
Pháp, Anh sẽ điều tàu chiến tới Biển Đông để thách thức Trung Cộng
Pháp và Anh sẽ cử tàu chiến tới Biển Đông để thách thức sự hiện diện quân sự đang bành trướng của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp này, South China Morning Post cho biết tuyên bố của các bộ trưởng quốc phòng của hai nước vào hôm Chủ nhật (6/03/2018)
Một nhóm công tác hàng hải của Pháp, cùng với các trực thăng và tàu chiến của Anh, sẽ ghé thăm Singapore vào tuần tới và sau đó tiến “vào một số khu vực” thuộc Biển Đông, theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tại diễn đàn thường niên Shangri-La ở Singapore.
Các nguồn tin cho biết Mỹ cũng có kế hoạch tiến hành thêm các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông để đối đầu với các hoạt động quân sự hóa của Trung Cộng ở Biển Đông.
Mỹ cảnh báo cho ‘nổ tung’ đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép
TTO – Ngũ Giác Đài tiếp tục ra tuyên bố cứng rắn đối với việc Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông, và lần này là khả năng có thể “xóa sổ” các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép.
Trung Cộng nói Mỹ ‘khiêu khích’ khi đưa tàu chiến vào Biển Đông Khi tàu chiến Mỹ đến Biển Đông. Mỹ tuyên bố tiếp tục đối đầu Trung Cộng trên Biển Đông
Ngày 31-5 (giờ Mỹ), khi được phóng viên đặt câu hỏi về khả năng Mỹ cho “nổ tung” một trong các đảo nhân tạo Trung Cộng bồi đắp trái phép ở Biển Đông, trung tướng Kenneth McKenzie – giám đốc Tham mưu liên quân Mỹ, đã đưa ra câu trả lời hết sức cứng rắn. “Tôi chỉ muốn nói cho các bạn biết rằng quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc xóa sổ các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương” – viên tướng ba sao Thủy Quân Lục Chiến khẳng định.
Đài TV CNN nhận định, là một trong những quan chức cao cấp trong Ngũ Giác Đài, phát ngôn của trung tướng McKenzie có trọng lượng đặc biệt.
Tướng McKenzie đóng vai trò cao cấp quan trọng làm việc cho tướng Joseph Dunford – Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ. Ông thường xuyên có mặt trong các cuộc họp với ông Dunford và Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis. [Đọc tiếp]