Tình Hình Biển Đông

Mỹ bảo vệ Đài Loan ra mặt

Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa) là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan

Lời người post: “Bên ngoài thì Mỹ tuyên bố tôn trọng “Một Nước Trung Hoa”, nhưng từ khi lên nắm chính quyền TT Trump quyết tâm yểm trợ về quân sự, chính trị, ngoại giao cho Đài Loan.
Từ việc bán vũ khí tối tân cho Đài Loan để chống Trung Cộng tấn công bằng vũ lực, đến việc cho bà Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn quá cảnh ở Los Angeles nói chuyện với người Hoa Kiều có hai vị dân biểu thuộc Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ hiện diện yểm trợ. Hôm qua ngày 5 tháng 9, bốn Thượng Nghị Sĩ thuộc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Thượng Viện Hoa Kỳ ra luật “phạt” nước nào bỏ Đài Loan theo Trung Cộng.
Sở dĩ cả Quốc Hội và Tòa Bạch Ốc của Mỹ bênh vực Đài Loan hết mức như vậy là do chính sách của Mỹ chống Tàu Cộng, cho nên muốn dùng Đài Loan như một cứ điểm để tấn công quân sự tầm gần khi có chiến tranh, hoặc dùng Đài Loan để mặc cả với Trung Cộng, và nhất là Trung Cộng đang dùng Kim Jong-un để hù dọa Mỹ thì sao Mỹ lại không dùng Đài Loan để hù dọa lại Tàu Cộng?”
[Đọc tiếp]

RIMPAC 2018: Trung Cộng nổi bật thành đối tượng cần triệt hạ

Lời người post: RIMPAC là  Rim of the Pacific Exercise (Cuộc Tập Trận Vòng Đai Thái Bình Dương) do Mỹ chủ động 2 năm 1 lần. Cuộc tập trận phát xuất từ Hawaii và California Hoa Kỳ. RIMPAC 2018 gồm 25 nước tham gia: 17 nước gửi quân và tàu chiến cùng tập trận gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Pháp, Đức, Canada, Chile, Peru, Malaysia, Singapore, Mễ Tây Cơ, Thái Lan, Nam Hàn, Sri Lanka, Tân Tây Lan và Phi Luật Tân. Các nước khác gửi sĩ quan đến tham gia tập trận như Anh, Do Thái, Thái Lan,  Hà Lan, Tonga, Columbia, Brunei và Việt Nam. Chỉ có duy nhất là Trung Cộng năm nay không được mời (trong khi mấy năm trước đều được mời), nay các nhà bình luận quốc tế đánh giá rằng Trung Cộng nổi bật thành đối tượng cần triệt hạ.

[Đọc tiếp]

Tuần qua: Mỹ gửi thông điệp “không thể nhầm lẫn” tới Trung Cộng về Biển Đông

HKMH Reagan tập trận với đội tàu chiến của Nhật trên Biển Đông

Những chuyến bay liên tiếp của quân đội Hoa Kỳ tới Biển Đông, chưa kể cuộc tập trận hải quân với đồng minh Nhật Bản trong tuần qua, là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang gửi đi một “thông điệp không thể nhầm lẫn” tới Trung Cộng, theo Business Insider.

Đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận trên Biển Đông hôm thứ Sáu (31/8) với đội tàu chiến đấu Escort Flotilla 4 của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản, theo thông báo trên trang web của hải quân Mỹ. [Đọc tiếp]

Hải Quân Nhật diễn tập với tàu sân bay Mỹ tại Biển Đông

HKMH Mỹ USS Ronald Reagan diễn tập với khu trục hạm chở trực thăng JS Kaga của Hải Quân Nhật trong vùng Biển Đông ngày 31/08/2018 (Ảnh Hải quân Mỹ cung cấp cho Reuters)

Khu trục hạm chở trực thăng Kaga của Nhật hôm qua 31/08/2018 thao dượt chung với tàu sân bay Ronald Reagan của Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền, Japan Times dẫn nguồn từ Hải Quân hai nước thông báo như trên.

Kaga là một lớp tàu sân bay trực thăng lớn nhất của Nhật Bản. Các bài tập chung của Kaga với tàu sân bay Ronald Reagan của Hoa Kỳ ngày hôm qua nằm trong lịch trình hạm đội Nhật Bản tiến về Biển Đông và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường kỹ năng chiến đấu và cải thiện khả năng hợp tác với hải quân của các nước đối tác.

[Đọc tiếp]

Đô đốc Mỹ: Nhật và Đài Loan nên chủ động xâm nhập vùng trời và biển của Trung Cộng

Đô Đốc Dennis Blair – Cựu Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương

Tawan News: Một cựu chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Dennis Blair, thông qua một giải pháp gửi cho Tổ chức Hòa bình Sasakawa, đã kêu gọi Đài Loan và Nhật Bản thực hiện một lập trường cứng rắn hơn và chủ động hơn để chống lại các hành động gây hấn của Trung Cộng.

Trong giải pháp của mình, ông Blair khẳng định rằng công việc quan trọng nhất đối với Nhật và Đài Loan là làm cho chính quyền Trung Cộng, và đặc biệt là người dân Nhật cũng như Đài Loan nhận thức được sức mạnh quân sự của họ và phải dự trù kỹ các biện pháp dùng cho thời bình và thời chiến. [Đọc tiếp]

Trung Cộng: Chiến thuật bạch tuộc và mục tiêu siêu cường năm 2049

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017)

Trung Cộng ngày càng thể hiện rõ sức mạnh của mình trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa, cũng như là quân sự. Theo phân tích của chuyên gia Tanguy Struye de Swielande, giáo sư Đại học Công giáo Louvain trên tạp chí Diplomatie (Đối Ngoại) số ra cho tháng 6-7/2018, cùng với ba chiến thuật “Tianxia, Salami và Push & Pull” trong chiến lược con bạch tuộc, Bắc Kinh đang dồn nhiều cường quốc đối thủ vào thế bị động, gây lo ngại cho các nước láng giềng, đồng thời nhắm đến mục tiêu trở thành siêu cường thế giới năm 2049. Ban Tiếng Việt đài Phát thanh Quốc tế Pháp lược dịch.

[Đọc tiếp]

Nhật Bản điều 3 chiến hạm tới Biển Đông và Ấn Độ Dương

Chiến hạm chở trực thăng Kaga tại căn cứ Hải quân Sasebo, đảo Kyushu, Nhật Bản ngày 06/04/2018 (REUTERS/Issei Kato/File Photo)

Bộ Quốc Phòng Nhật hôm thứ Ba, 21/08/2018, loan tin sẽ điều 3 tàu chiến, trong đó có tàu chở trực thăng Kaga, tới Biển Đông và Ấn Độ Dương để thao dượt quân sự chung với hải quân 5 nước châu Á.

Tờ The Japan Times cho biết cuộc thao dượt này sẽ bắt đầu từ Chủ nhật 26/08 và kéo dài cho tới hết tháng 10/2018, đồng thời nhận định đây là một hành động sẽ làm Bắc Kinh tức giận. Tàu Kaga cùng hai chiến hạm hộ tống sẽ đi qua Biển Đông và eo biển Malacca trước khi tới Ấn Độ Dương. [Đọc tiếp]

Biên Cương Đang Biến Mất tại Vùng Biển Nam Hải

Một đảo nhân tạo Trung Cộng tự bồi và đặt căn cứ quân sự tại Biển Đông

Hoa kỳ cần hành động nhiều hơn để ngăn chặn Trung cộng lấn chiếm

Bài của Bonnie S. Glaser and Gregory Poling

Ngày 27 tháng 5, hai tàu Hải quân Hoa Kỳ tham dự chiến dịch tự do hải hành gần Quần đảo Hoàng Sa để thử thách Trung cộng trước những yêu sách của nước này về chủ quyền lãnh hải ở vùng Biển Nam Hải. Tại cuộc đối thoại Shangri-La ở Singapore vài ngày sau đó, khi được hỏi về thao diễn của một đại tá cấp cao trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), thì Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói, “Chúng tôi không chỉ nhắm vào tự do hải hành cho một mình Hoa Kỳ…mà là  tự do cho tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, cần phải qua lại những vùng biển đó vì sự thịnh vượng của chính họ và họ có mọi lý do để làm như vậy.” Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố như thế và sự gia tăng hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ, Trung cộng tiếp tục thành công trong việc đều đặn hạn chế các quyền tự do ở Biển Nam Hải, đặc biệt là với những quốc gia láng giềng. Hành vi này là hồi chuông báo tử trực tiếp đến các nước đang phát triển trong vùng, và, rộng hơn, là đe dọa luật pháp quốc tế và sự quan tâm của Hoa Kỳ trong việc duy trì trật-tự-dựa-trên-quy-tắc. [Đọc tiếp]

Vì sao Trung Cộng quyết chiếm cho được ba đặc khu kinh tế của Việt Nam

Lời người post: Bài nhiều chi tiếng đáng ghi nhận 

I) Mở bài

Hình biếm họa: Tập Cận Bình với quyền lực mềm

Tàu ngầm Trung Cộng phải dùng thủy lộ ở Biển Đông để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thủy lộ này khá an toàn vì bên bìa đông thì có các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây thủy lộ là duyên hải của nước chư hầu là CSVN. Tuy nhiên để cho chắc ăn, Trung Cộng phải chiếm cho được “3 đặc khu hành chánh – kinh tế” của Việt Nam. Đó là lý do mà Trung Cộng nhất quyết giành quyền làm chủ 3 đặc khu ven biển này để làm căn cứ hải quân.

Tàu ngầm Trung Cộng từ căn cứ Du Lâm, thuộc đảo Hải Nam, ra biển lớn bằng hai ngõ, qua biển Hoa Đông và qua Biển Đông. Con đường thông qua biển Hoa Đông thì tàu ngầm Trung Cộng gặp phải những căn cứ quân sự của Mỹ-Nhật ở Yokosuka, những căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa, đảo Guam và cả Hawaii nữa.
Con đường an toàn nhất cho tàu ngầm Trung Cộng là qua Biển Đông để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và từ Ấn Độ Dương đi sang Phi Châu, rồi sang Âu Châu để bảo vệ vành đai Chuỗi Ngọc Trai và Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21.
Một chuyên gia Trung Cộng tuyên bố: “Trung Cộng sẽ sớm nhấn chìm kỷ nguyên thống lĩnh biển khơi của Hải Quân Hoa Kỳ”.  [Đọc tiếp]

Trung Cộng: “họa vô đơn chí” bị các nước nhỏ chỉ trích và thách thức

Vỉ bận rộn tham dự Hội Nghị Trung Ương VNQDĐ trong tuần qua. nên những người điều hành website https://vietquoc.org không đưa những bài thời sự Việt nam và Thế Giới liên quan đến Việt Nam lên website trang nhà Việt Quốc.
Trở lại vấn đề thời sự quốc tế liên quan đến Biển Đông của Việt Nam thì có những tin đáng chú ý:

1) Trung Cộng bị TT Phillipines Duterte lần đầu tiên lên án

Tổng Thống Phillipines Duterte lần đầu tiên lên án “Trung Cộng không được cấm đoán những tàu thuyền đi lại trên Biển Đông gần các đảo nhân tạo do Trung Cộng bồi đắp trên quần đảo Trường Sa” đã làm cho Trung Cộng giận dữ, và phản đối ông Duterte. [Đọc tiếp]

Đô đốc Mỹ khẳng định ‘kiên định’ chống TQ hung hăng trên Biển Đông

Đô đốc John Richardson trả lời phỏng vấn của nhà báo Carla Babb của VOA tại Ngũ Giác Đài

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho VOA, Tư lệnh Hải quân Mỹ-Đô đốc John Richardson khẳng định phản ứng “kiên định” của Hoa Kỳ đối với những hành động gây tranh cãi của Trung Cộng ở Biển Đông.
Đô đốc John Richardson nói hoạt động của hải quân Hoa Kỳ “giữ nguyên mức độ” trên Biển Đông trong khoảng 70 năm qua.
“Không tăng quá nhiều hay giảm quá nhiều. Hoạt động của chúng tôi khá ổn định”, Tư lệnh Hải quân Mỹ nói. [Đọc tiếp]

Mỹ lo ngại khả năng nước lớn ép nước nhỏ trong đàm phán Biển Đông

Ngoại trưởng các nước dự Diễn đàn ASEAN tại Singapore ngày 04/08/2018 (REUTERS/Edgar Su)

Vào lúc ASEAN và Trung Cộng loan báo thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, Hoa Kỳ, qua lời quan chức ngoại giao phụ trách Hiệp Hội các nước Đông Nam Á hôm 07/08/2018, đã nhấn mạnh là cần phải tránh việc nước lớn gây áp lực trên nước nhỏ trong cuộc thương thuyết. Washington cũng cho rằng bộ quy tắc ứng xử đang đàm phán phải chú ý đến các mối quan ngại của các quốc gia bên ngoài Biển Đông.

Trong cuộc họp báo quốc tế qua điện thoại nhân kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN, bà Piper Campbell, đại biện lâm thời của phái bộ Mỹ bên cạnh ASEAN đã tái khẳng định rõ ràng lập trường của Hoa Kỳ trong hồ sơ Biển Đông. [Đọc tiếp]

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ phá vỡ cạm bẫy “vành đai, con đường”?

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức tuyên bố về kế hoạch đề xướng Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ dốc sức giúp các quốc gia trong khu vực này phát triển kiến thiết và cải thiện kinh tế. Đây được coi như vũ khí mới của Mỹ để đối kháng lại “Một vành đai, Một con đường” của nhà cầm quyền  Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST).

Tuy nhiên, Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (gọi tắt Ấn Độ – Thái Bình Dương) chắc chắn không phải là “Một vành đai, Một con đường” phiên bản Mỹ, hai kế hoạch này có sự khác biệt về rất nhiều phương diện. [Đọc tiếp]

Việt – Nhật ký thỏa thuận mua bán khí đốt khai thác ở Biển Đông

Lời người post: “Càng ngày nhà cầm quyền CSVN có dấu hiệu dựa vào phe tứ trụ “Mỹ-Nhật-Úc-Ấn” để khai thác dầu khí trên Biển Đông, bản tin Tập Đoàn dầu khí PetroVietnam ký với hai công ty dầu khí Nhật để khai thác khí đốt cách bờ biển Vũng Tàu 300 hải lý nằm trong đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung Cộng tự cho là vùng biển tổ tiên Đại Hán là một dấu hiệu mới” 

Đòi hỏi chủ quyền của các nước ven Biển Đông (@wikipedia.org)

Theo hãng tin Reuters, hôm nay 01/08/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PetroVietnam thông báo đã ký thỏa thuận mua bán với hai công ty Nhật khai thác khí đốt tại Biển Đông. Thỏa thuận trên được ký kết trong tình hình Bắc Kinh thường xuyên gây áp lực với các đối tác nước ngoài của Việt Nam muốn tham gia một số dự án khai thác dầu ở Việt Nam và sản xuất dầu khí của Việt Nam có xu hướng sụt giảm.

[Đọc tiếp]

Ngoại trưởng Mỹ đi châu Á để quảng bá chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương

Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo tại New York. Ảnh ngày 31/05/2018. Reuters

Lời người post: “Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ cần rời văn phòng qua một trong các nước châu Á cho tiện…  Trong một tháng mà Bộ Trưởng ngoại giao Mỹ đến châu Á hai lần, đủ biết sự quan tâm của Mỹ đối với vùng đất này như thế nào? Phải, ở đâu có “quyền lợi” tức vùng đất nào Mỹ hái ra tiền cho tư bản Mỹ thì nơi đó dù máu chẩy đầu rơi, Mỹ phải chiếm cho bằng được. Châu Á trong tương lai có tổng sản lượng bằng 1/2 trên thế giới thì làm sao Mỹ  rời bỏ mối lợi to lớn này được. Chỉ tội cho Tập Cận Bình muốn “nhất đới, nhất lộ” để thực hiện “Giấc mơ rồng tía Trung Hoa” bị kỳ đà Mỹ cản mũi quá lớn…chuyến này chú Chệt trở về bán ve chai là vừa.”  Dưới đây là tin VOA.

Trong vòng 4 ngày tới, từ  02-05/08/2018, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công du châu Á nhằm quảng bá chiến lược của Hoa Kỳ về một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”.

AFP trích dẫn thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trong chuyến đi ngắn này, ngoại trưởng Mike Pompeo đến ba nước, Malaysia, Singapore và Indonesia. Riêng tại Singapore, ngoại trưởng Mỹ sẽ tham dự cuộc họp thường niên giữa ngoại trưởng các nước trong khối ASEAN. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt