Tình Hình Biển Đông

Cơn ác mộng của Tập Cận Bình: Trung Cộng đang đối diện nguy cơ bị ‘trục xuất’ khỏi Biển Đông

Chiến hạm HMS Argyll của Anh đang hoạt động trên Biển Đông

Bắc Kinh đang đối diện với thách thức ngày một tăng ở Biển Đông khi các nước lớn điều động tàu chiến và máy bay quân sự đến các khu vực có tranh chấp. Trong một diễn biến mới đây, tàu khu trục USS Decatur đã tiến hành hoạt động tuần tra kéo dài 10 giờ trong phạm vi 12 hải lý gần đá Ga Ven và đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa.

Mỹ xác định hành động này là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) nhằm thách thức các yêu sách phi lý của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ác liệt của một Đế quốc ra sao khi ra tay trừng trị Bắc Kinh?

Phó Tổng thống Mike Pence: Mỹ sẽ cho Trung Cộng biết sự thật về sự ác liệt của một Đế quốc ra sao KHI RA TAY TRỪNG TRỊ Bắc Kinh?

PTT Mike Pence nói chuyện tại Hudson


Trích đoạn bài nói chuyện của PTT Mike Pence tại viện Hudson – Viện Nghiên cứu Chiến lược 
Chính trị Quân sự của Mỹ.

Source National Interest

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Căng thẳng quân sự Mỹ-Trung gia tăng

Hải quân Trung Cộng tiến sát tàu chiến Mỹ trong vòng 41 mét tại Đảo Gạc Ma, Biển Đông

Giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng ác liệt thì căng thẳng quân sự Mỹ-Trung cũng đang gia tăng một cách nguy hiểm, thể hiện qua thách thức của tàu chiến Trung Cộng đối với chiến hạm USS Decatur đi qua vùng biển ngoài khơi quần đảo Trường Sa, thực hiện chiến dịch tuần tra kéo dài 10 giờ đồng hồ ở khu vực 12 hải lý gần đảo Gạc Ma.
Trong một hành động và thái độ mà Hải quân Hoa Kỳ xem là “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp”, một chiến hạm của Trung Cộng ngày Chủ nhật 30/09 vừa qua đã tiến sát khu trục hạm Mỹ USS Decatur ở khoảng cách chưa tới 41 mét, khi chiến hạm này đi gần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hành động nguy hiểm của chiến hạm Trung Cộng khiến chiếc USS Decatur phải chuyển hướng để tránh va chạm.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đã đến lúc Mỹ cần đương đầu với sự gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông

Tàu chiến Trung Cộng áp sát tàu chiến Mỹ USS Decatur hôm 30/9

Hôm 2/10, tờ Washington Examiner đăng bài viết của nhà báo bình luận chính trị Tom Rogan, cho rằng Mỹ cần đáp trả sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Cộng ở Biển Đông.

Ông Rogan bày tỏ quan tâm sâu sắc trước sự kiện hôm 30/9, khi một tàu chiến Trung Cộng hung hăng áp sát và cắt ngang mũi tàu khu trục USS Decatur (DDG 73) của Hải quân Mỹ ở khoảng cách chỉ 45 yard (41 m), khiến tàu Mỹ phải chuyển hướng sang phải, để tránh va chạm.

Hành động này xảy ra trên vùng biển quốc tế, vi phạm luật pháp quốc tế. Trên thực tế, đó là một sự vi phạm rất nghiêm trọng, khi quần đảo Trường Sa, nơi xảy ra vụ việc trên, cách đất liền Trung Cộng khoảng 1,126 Km. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng gánh sức ép nặng nề khi các nước liên tục điều tàu chiến đến Biển Đông

Khu trục hạm USS Decatur của Mỹ tuần tra gần bãi Đá Gaven và Đá Gạc Ma (Ảnh: AFP)

Trung Cộng đang phải đối diện với những áp lực ngày càng tăng khi các cường quốc dồn dập cử tàu chiến đến Biển Đông để thách thức sự tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Cộng tại vùng biển này.
Hành động ngang nhiên tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông đang khiến quốc gia này phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng. Khi mà Mỹ và các nước đồng minh liên tục điều động tàu chiến và máy bay đến vùng biển tranh chấp với mục đích duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Các hoạt động quân sự trong vùng biển tranh chấp không những đã tạo thêm ma sát giữa Hải quân Trung Cộng với Hoa Kỳ, mà còn giữa Trung Cộng với Anh và Nhật Bản. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng ngày càng bị thách thức

Tầu chiến Nhật Bản trong một đợt tham gia tập trận với Hải quân Anh ở Ấn Độ Dương, ngày 26/09/2018. (REUTERS/Kim Kyung-Hoon)

Kể từ hôm nay, 02/10/2018, cuộc tập trận thường niên của 5 nước trong khối Ngũ Cường bao gồm Anh, Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore bắt đầu diễn ra tại vùng Biển Đông. Nhân sự kiện này, các nước ngoài khu vực đã đưa chiến hạm vào khu vực, một sự kiện được nhiều nhà phân tích cho là sẽ tạo áp lực trên Trung Cộng, nước đã đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, và muốn các nước khác phải xin phép khi đi vào trong khu vực.

Cuộc diễn tập quân sự của nhóm 5 nước trong khối Hiệp Ước Phòng Thủ Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements FPDA) sẽ kéo dài cho đến ngày 19/10, và theo hãng tin Úc AAP, sẽ diễn ra tại Biển Đông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Tàu Trung Cộng bị tố gây nguy hiểm cho tàu Mỹ

Chiến hạm Mỹ USS Decatur tuần tra Biển Đông. Ảnh chụp ngày 13/10/2016 (Ảnh Reuters)

Ngày 02/10/2018, Bắc Kinh đã lớn tiếng đả kích Mỹ “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ” Trung Cộng khi cho chiến hạm áp sát hai hòn đảo nhân tạo mà Trung Cộng chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Lời đả kích được đưa ra ít lâu sau khi một chiến hạm Trung Cộng bị phía Mỹ tố cáo là đã có hành vi gây nguy hiểm cho khu trục hạm Mỹ USS Decatur khi chiếc tàu này di chuyển ở vùng Trường Sa hôm 30/09 vừa qua.
Một phát ngôn viên của Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ đã xác nhận với hãng tin Pháp AFP rằng hôm 30/09, chiếc USS Decatur đã tiến hành một chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải khi đi vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý bao quanh các rạng san hô Ga Ven và Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ tuần tra sát Gạc Ma và Ga Ven ở Trường Sa

Khu trục hạm Mỹ USS Decatur hoạt động tại Biển Đông (Ảnh chụp ngày 28/06/2016 – www.public.navy.mil)

Các quan chức Hoa Kỳ cho CNN biết, Hải Quân Mỹ, ngày hôm nay, 30/09/2018, đã điều một tàu chiến đi tuần tra sát các thực thể đang có tranh chấp, ở vùng quần đảo Trường Sa, Biển Đông.

Theo hai quan chức Mỹ, khu trục hạm USS Decatur, được trang bị hỏa tiễn tự hành, đã hoạt động trong vùng biển cách cụm đá Ga Ven và đá Gạc Ma chưa đầy 12 hải lý. Hai thực thể này thuộc quần đảo Trường Sa. Việc tuần tra của tàu chiến USS Decatur nằm trong khuôn khổ “các hoạt động bảo đảm tự do lưu thông hàng hải”,  nhằm khẳng định sự cần thiết phải tôn trọng quyền lưu thông, tự do qua lại tại các vùng biển quốc tế. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

B-52 của Mỹ bay ngang Biển Đông giữa căng thẳng gia tăng

Các máy bay B-52 của Mỹ bay ngang Biển Đông như một phần trong “các hoạt động được lên lịch thường xuyên,” một phát ngôn viên Ngũ Giác Đài nói

Quân đội Mỹ đã điều các máy bay ném bom B-52 tới gần Biển Đông trong tuần này, các quan chức Mỹ nói với Reuters, một hành động có thể khiến Bắc Kinh tức giận trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước.

Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói rằng các máy bay ném bom B-52 đã bay ngang Biển Đông như một phần trong “các hoạt động được lên lịch thường xuyên được thiết kế để nâng cao khả năng vận hành qua lại với các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong khu vực.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ răn đe Trung Cộng với cuộc tập trận trên biển phối hợp 4 binh chủng

HKMH USS Ronald Reagan và hải đội tác chiến cùng oanh tạc cơ B-52 của Không Quân và chiến đấu cơ F/A 18 của Hải Quân, trên biển Philippines, trong cuộc tập trận Valiant Shield 2018 ngày 17/09/2018. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Erwin)

Vào lúc quan hệ với Trung Cộng có dấu hiệu căng thẳng trên cả bình diện thương mại lẫn quốc phòng, ngày 23/09/2018, Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ vừa kết thúc một cuộc tập trận hợp đồng binh chủng với quy mô lớn hiếm thấy ở vùng đảo Marianas (Marianas Island Range Complex) ở miền Tây Thái Bình Dương và đảo Guam. Mở ra từ ngày 16/09, cuộc diễn tập mang tên Valiant Shield 2018 được giới phân tích quân sự đánh giá là mang một tính chất răn đe rõ rệt đối với Trung Cộng khi cho thấy sự vô hiệu của “hoả tiễn diệt hàng không mẫu hạm” mà Bắc Kinh thường phô trương gần đây.

Trong một bản thông cáo công bố ngày 15/09, Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết là cuộc tập trận Valiant Shield 2018 huy động một lực lượng gồm khoảng 15.000 người, đến từ 4 binh chủng của Quân Đội Mỹ: Hải Quân, Không Quân, Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tàu cộng răn đe Anh Quốc, không cho tàu chiến Mỹ ghé Hồng Kông

Song song với trận chiến thương mại Mỹ-Trung, những dấu hiệu về chiến tranh quân sự càng ngày càng lộ rõ giữa Tàu Cộng và đồng minh của Mỹ. Cách đây không lâu vào khoảng đầu tháng 9, chiến hạm HMS Albion củaAnh đi vào 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa trước khi ghé thăm Việt Nam. Theo báo The Star của Anh thì hành động này của HMS Albiton là là để bảo vệ tự do hàng hải nhưng mục đích kềm chế Tàu Cộng đang mở rộng chủ quyền và muốn kiểm soát quyền khai thác vùng biển Đông. Tàu chiến HMS Albiton sẽ ở lại dài hạn ở Singapore để đáp ứng tình hình chiến sự ở Biển Đông khi cần.  Trong tình hình hiện nay tại biến Đông nếu xẩy ra cuộc chiến thì phe đồng minh sẵn sàng các nước Mỹ-Nhậ-Úc-Ấn và các nước đồng minh truyền thống Pháp, Anh,  Đức sẽ có mặt tham chiến.

Trung Cộng đang lên tiếng nói Anh đừng xia vào chuyện Biển Đông và không cho tàu Hải Quân Mỹ ghé vào Hồng Kông: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhật liên tục điều động chiến hạm, tàu ngầm đến Biển Đông

Chiến hạm chở trực thăng Kaga tại căn cứ Hải quân Sasebo, đảo Kyushu, Nhật Bản ngày 06/04/2018 (REUTERS/Issei Kato/File Photo)

Lời người post: Theo tin chính thức từ Bộ Quốc Phòng Nhật thì Nhật Bản liên tục đưa tàu chiến và tàu ngầm đến tập trận tại Biển Đông thuộc Hoàng-Trường Sa của Việt nam. Càng ngày cho ta thấy Nhật càng tỏ thái độ chủ động trong chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương Rộng Mở. Chiến lược này dựa trên 4 cột trụ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn, xung quanh các trụ cột đó là những quốc gia quan trọng  đối với  chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dướng trong đó Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philipines, Miến Điện….
Hiện nay tình hình Biển Đông có sự hiện diện của Pháp, Anh, Đức và một số quốc gia, các đảo có liên quan đến trên tuyến lộ “một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình, đang được Mỹ và các nước đồng minh thuyết phục theo quỹ đạo của mình…

Vào cuối tháng trước hôm 26/08/2018 Bộ Quốc Phòng Nhật loan tin sẽ điều 3 tàu chiến, trong đó có tàu chở trực thăng Kaga, tới Biển Đông và Ấn Độ Dương để thao dượt quân sự chung với hải quân 5 nước châu Á. Hôm nay 17 tháng 9, có tin “Tàu ngầm Nhật Bản tập trận tại Trường Sa”

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Anh tăng cường tàu hải quân nhằm cản Tàu Cộng kiểm soát Biển Đông

Tàu đổ bộ HMS Albion của Anh Quốc tới thăm Việt Nam ngày 3/9/2018 (Ảnh tư liệu: Getty)

Một tàu khu trục Anh Quốc sẽ đóng đô tại Singapore trong vòng ít nhất 4 năm tới nhằm chống lại âm mưu của Tàu Cộng đối với tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Theo báo The Star của Anh, hành động này xuất hiện sau khi các tàu chiến của Tàu Cộng cố gắng ngăn chặn tàu hải quân Anh HMS Albion khi chiếc tàu đang hướng về Việt Nam thông qua các vùng biển quốc tế. Hải quân Tàu Cộng tuyên bố tàu Anh “hành động một cách hung hăng”.
Tuy nhiên, các quan chức Hải quân Hoàng gia Anh tin rằng hành động này là dấu hiệu cho thấy Tàu Cộng đang đẩy mạnh mở rộng cơ sở quân sự trên khắp Thái Bình Dương nhằm kiểm soát các tuyến đường biển trong khu vực. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ông già 93 tuổi Mahathir Mohamad thủ tướng Malaysia mới là già gân…

Mahathir Mohamad – Thủ Tướng Malaysia

Lời người post: Dutete Tổng thống Phillipines, Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị Đảng CSVN nên cắp sách qua Malaysia  học Thủ Tướng già 93 tuổi Mahathir  Mohamad để chống Tàu Cộng xâm lược hay ngồi lì để bán nước!

Thủ tướng Malaysia không cấp thị thực cho người Trung cộng (TC)

Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đang khiến cho TC phải tức điên khi mà mới đây ông đã tuyên bố không cấp thị thực cho người TC. Mục đích của việc làm này chính là nhằm vào dự án xây dựng của TC tại Malaysia. Dưới đây là 1 số thông tin đáng chú ý:  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tàu chiến Anh đi qua Hoàng Sa tới Sài Gòn, Trung Cộng phản ứng giận dữ

Tàu chiến HMS Abion của Hải Quân Hoàng Gia Anh (Ảnh Wikipedia)

Một tàu tấn công đổ bộ của Hải Quân Hoàng Gia Anh đã đi qua Quần đảo Hoàng Sa, biển Đông hôm 31/8 và trưa 3/9 đã cập cảng Sài Gòn, đang thăm chính thức Việt Nam 4 ngày. Trung Cộng phản ứng giận dữ, gọi hành vi của tàu chiến Anh là “khiêu khích” và đã gửi khiếu nại mạnh mẽ.
Theo Reuters, tàu tấn công đổ bộ HMS Albion có trọng tải 22.000 tấn, chở theo hàng trăm thủy thủ Hoàng Gia Anh đã thực hiện quyền “tự do hàng hải” khi đi qua gần Quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông – nơi Trung Cộng đang chiếm đóng trái phép lãnh hải Việt Nam từ Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974.
Tàu đi vào vùng biển Hoàng Sa hôm 31/8 và một nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng Trung Cộng đã điều động một tàu khu trục và hai trực thăng thách thức tàu chiến Anh, nhưng hai bên đều kiềm chế không để xảy ra xung đột. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt