Tình Hình Biển Đông

Nhật “đu dây” khi Mỹ tăng áp lực lên Tàu Cộng

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bàn về thương mại và cân bằng ảnh hưởng của Tàu Cộng trong cuộc họp hôm thứ Ba (13/11). (Ảnh: Reuters)

Để khuyến khích các doanh nhân đầu tư vào các quốc gia có thu nhập thấp và thúc đẩy tăng trưởng các dự án có ý nghĩa kinh tế, chính quyền TT Trump đưa ra chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng 70 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence sẽ đại diện cho Tổng Thống Trump thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực. Kể từ khi đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với Tàu Cộng vào tháng trước ở viện Hudson, ông Mike Pence đã giành được sự chú ý.
Trước đó vào ngày 4/10, ông Pence đã đưa ra cảnh báo về tự do hàng hải tại Biển Đông và chỉ trích chính sách ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Tàu Cộng. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến kế hoạch “Made in China 2025” và cáo buộc Tàu Cộng đánh cắp kỹ thuật công nghệ của Mỹ. [Đọc tiếp]

Lần đầu tiên Mỹ đòi Tàu Cộng Quốc rút hỏa tiễn khỏi Trường Sa

Từ trái: BTQP/TC Ngụy Phượng Hòa, ỦV Quốc Vụ Viện TC Dương Khiết Trì, Ngoại Trưởng HK Mike Pompeo, BTQP/HK James Mattis, họp báo chung ngày 09/11/2018 tại Washington DC. (Ảnh: REUTERS/Leah Millis)

Trước thềm các hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) tại Singapore (13-15/11/2018), nơi vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được gợi lên, ngày 09 /11/2018 Washington đã tăng cường đáng kể sức ép trên Bắc Kinh nhân Đối Thoại Ngoại Giao và An Ninh Mỹ-Trung thường niên tại thủ đô Hoa Kỳ. Không những thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Tàu Cộng, muốn Mỹ dừng các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông, Mỹ còn công khai lên tiếng đòi Bắc Kinh phải triệt thoái các loại hỏa tiễn ra khỏi các đảo nhân tạo mà Tàu Cộng đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thái độ cứng rắn hẳn lên của Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông được thấy một cách rõ ràng trong bản thông cáo báo chí về cuộc Đối Thoại – thường được gọi là 2+2 – mà bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố sau cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Tàu Cộng Dương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng Ngụy Phượng Hòa. [Đọc tiếp]

Sau cơ bắp, Mỹ-Trung “nắn gân” nhau qua đối thoại

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Tàu Cộng Ngụy Phượng Hòa tại Singapore, 18/10/2018. (Ảnh: REUTERS/Phil Stewart/File Photo)

Trong tình hình tấn công ngoại giao chống Bắc Kinh, chính quyền Hoa Kỳ đón tiếp hai viên chức cao cấp của Tàu Cộng trong ngày thứ Sáu (09/11/2018).
Kết quả cuộc đối thoại “ngoại giao và an ninh” Mỹ-Tàu lần thứ hai có thể cho phép suy đoán hai bên tìm được đồng thuận xuống thang chiến tranh thương mại hay chưa, ba tuần trước cuộc gặp Donald Trump-Tập Cận Bình tại Achentina, Argentina.
Theo dự trù, sau cuộc họp tay tư giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis với hai đồng sự Tàu Cộng Dương Khiết Trì (Chánh Văn Phòng Đối Ngoại Trung Ương Đảng Cộng Sản Tàu) và bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa, sẽ có một cuộc họp báo chung tại Washington DC.

Mỹ hối thúc Trung Quốc ngừng quân sự hóa Biển Đông

Từ trái sang phải: Ngụy Phượng Hòa, Dương Khiết Trì, Mike Pompeo và Jimes Mattis

Đứng cạnh quan chức Tàu Cộng, các quan chức hàng đầu của Mỹ hôm 9/11 kêu gọi phía Tàu Cộng ngừng quân sự hóa vùng Biển Đông đầy tranh chấp, khơi ra phản pháo từ Tàu Cộng về việc Mỹ điều các tàu chiến tới gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên tuyến đường thủy chiến lược này.

Cuộc gặp song phương có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cùng với Ủy viên Bộ Chính trị Tàu Cộng Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa. Cuộc Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ-Trung hàng năm lúc đầu lẽ ra được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng trước nhưng đã bị hủy trong tình hình căng thẳng gia tăng. [Đọc tiếp]

Pháp sắp điều hàng không mẫu hạm đến Biển Đông

Pháp sẽ điều tàu sân bay Charle de Gaulle đến Ấn độ Dương và Biển Đông trong năm 2019. Trang tin World Socialist trích nhật báo La Provence của Pháp cho biết vào hôm 2/11.
La Provence trích lời của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nói rằng hàng không mẫu hạm Charle de Gaulle hiện đang sửa chữa từ năm ngoái đến nay và sẽ sớm hoạt động trở lại giúp tăng cường khả năng tác chiến của Pháp.
Bà Parly cho biết lý do điều tàu đến các vùng biển xa là vì nhu cầu phải bảo đảm tự do hàng hải. “Pháp luôn ở tuyến đầu bảo vệ quyền tự do hàng hải ở các vùng nước quốc tế. Bất cứ khi nào nguyên tắc của luật quốc tế bị thách thức, mà như hiện nay là ở Biển Đông, chúng ta sẽ cho họ thấy là chúng ta có tự do hàng hải ở đó”,  bà Parly được trích lời cho biết. [Đọc tiếp]

Anh công bố video tàu Mỹ chạm trán tàu chiến Tàu Cộng trên Biển Đông

Tàu khu trục USS Decatur của Mỹ (Ảnh: US Navy) 

Bộ Quốc phòng Anh mới đây đã công bố video mô tả cận cảnh vụ chạm trán giữa tàu hải quân Mỹ và tàu chiến Tàu Cộng trên Biển Đông, theo South China Morning Post (SCMP).
Theo ghi nhận của Bộ Quốc phòng Anh, hôm 30/9, một tàu chiến Tàu Cộng đã tiến sát tàu tuần tra Hoa Kỳ, với khoảng cách chỉ khoảng 40 mét, một hành động mà Washington mô tả là “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp”.
“[Tàu] của các ông đang trong hành trình nguy hiểm”, tàu chiến Tàu Cộng đưa ra cảnh báo đối với tàu chiến Mỹ. “Nếu các ông không thay đổi hành trình, các ông sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng”.

“Chúng tôi đang thực hiện việc di chuyển hợp pháp”, tàu Mỹ trả lời. [Đọc tiếp]

Mỹ rút khỏi INF là cơn ác mộng cho Tàu Cộng

Chủ Tịch Gorbachev (T) và TT Reagan (P) ký hiệp ước INF năm 1987

Tại sao Mỹ rời Hiệp ước Vũ khí Nguyên tử Tầm trung -1987 lại trở thành cơn ác mộng Tàu Cộng.
Ngày 20/10/2018, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp uớc Vũ khí Nguyên tử Tầm trung – 1987 (viết tắt của tiếng Anh INF). Cùng ngày, Tổng thống Donald Trump phát biểu: “Nga đã vi phạm hiệp ước này từ nhiều năm nay. Chúng ta không thể để Nga cứ vi phạm hiệp ước còn chúng ta khoanh tay ngồi nhìn, không được phép làm gì cả.”
Mỹ đã nhiều lên án Moscow vi phạm hiệp ước từ năm 2008. Nhưng lần này Mỹ rút khỏi Hiệp uớc INF không nhằm vào Nga, thậm chí không hề liên quan tới vũ khí nguyên tử. Mỹ muốn khai trương một thời đại mới – Một cuộc cạnh tranh chiến lược nhằm vào Tàu Cộng – Kẻ đang muốn thao túng toàn bộ vùng Châu Á –Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]

Vừa phát hiện Tàu Cộng cho xây dựng “Vạn Lý Trường Thành” dưới lòng Biển Đông- Thật sự nguy hiểm

Hình minh họa

Theo Ewen Levick, với việc tàu Cộng đẩy mạnh khai triển các thiết bị ngầm dưới Biển Đông thì số hỏa tiễn, máy bay mà họ bố trí trái phép trên các đảo đá ở đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.

“Vạn Lý Trường Thành” dưới lòng Biển Đông

Những tin tức về việc Tàu Cộng khai triển trái phép máy bay ném bom và hỏa tiễn hành trình tới các đảo và bãi đá nhân tạo mà họ bồi đắp phi pháp trên Biển Đông (thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đã làm dấy lên một mối lo ngại to lớn. Bởi vì hành động này cho phép Tàu Cộng đưa các tàu chiến hoạt động trong khu vực vào tầm ngắm của các hỏa tiễn có khả năng phóng với vận tốc Mach 3. [Đọc tiếp]

Ngoại trưởng Tàu Cộng Bố Láo: Tuyên Bố Ngang Ngược “Bắc Kinh Có Chủ Quyền Đối Với Các Đảo Trên Biển Đông”

Ngoại Trường tàu Cộng Vương Nghị – đi sau là Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo

(30/10/2018) Ngoại trưởng Tàu Cộng Vương Nghị đã có bài phát biểu trước Hội đồng Quan hệ đối ngoại (nơi quy tụ các chuyên gia chính sách và đối ngoại hàng đầu Mỹ) tại thành phố New York.

Vương Nghị nói rằng Tàu Cộng đã thực hiện “sự kiềm chế tối đa” ở Biển Đông và tìm kiếm các giải pháp hòa bình trên khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, Vương vẫn khăng khăng nói Bắc Kinh có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và mọi người ở đó cảm thấy cần phải tăng cường phòng thủ trước các cuộc tuần tra quân sự của Mỹ.

Nhưng trên thực tế, yêu sách của Tàu Cộng đối với phần lớn diện tích Biển Đông theo đường 9 đoạn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của thế giới. Việc Tàu Cộng chiếm đóng trái phép đảo, đá trên Biển Đông rồi tiến hành xây dựng mở rộng các thực thể cũng xâm phạm đến toàn vẹn chủ quyền của các nước khác trong khu vực, gồm cả Việt Nam. [Đọc tiếp]

Đài Loan: Mũi tiến công trên biển thứ hai của Mỹ nhắm vào Tàu Quốc

Ngày 14/03/2018, khu trục hạm USS Mustin dẫn đầu đội hình gồm tuần dương hạm USS Antietam (t), khu trục hạm USS Curtis Wilbur và chiến hạm Nhật Bản JS Fuyuzuki (p) nhân cuộc tập trận Multi-Sail 2018. US NAVY

Với quyết định điều hai chiến hạm băng qua eo biển Đài Loan ngày 22/10/2018, Mỹ được cho là đang đẩy mạnh chiến thuật lưỡng diện giáp công trên biển nhằm gây sức ép trên Tàu Cộng, không chỉ tập trung vào Biển Đông, mà còn mở rộng thêm lên vùng eo biển Đài Loan, một khu vực cũng nằm sát Tàu Cộng.

Thách thức của Mỹ nhắm vào Tàu Cộng trên Biển Đông từ ngày tổng thống Donald Trump lên cầm quyền ở Washington đã trở thành “thông lệ”, với những chiến dịch tuần tra gần như là thường kỳ của Hải Quân Mỹ nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải. [Đọc tiếp]

Hoàn Cầu Thời Báo: Việt Nam “sẽ không trở thành con cờ của Mỹ” ở Biển Đông

Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) của Tàu Cộng

Lời người post: Tại sao Trung Cộng đặt vấn đề này trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo?  Một tờ báo như cái loa của Tàu Cộng.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Tàu Cộng, vừa cho đăng hai bài báo liên tiếp trong hai ngày 21 và 22/10/2018, mạnh mẽ đả kích các hành động mới nhất của Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn hơn tại Biển Đông và tìm cách thành lập một liên minh chống TQ. Tác giả bài báo ngày 22/10 còn nói “trước ‘thái độ gây hấn của Mỹ, Tàu Cộng không có nhiều lựa chọn, và có thể sẽ phải có biện pháp mạnh chống lại”. Về nước láng giềng Việt Nam, một nhà phân tích TQ cho rằng, dưới quyền Tổng Bí Thư và sắp tới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam sẽ tỏ ra ‘khôn ngoan hơn và không ‘sẵn sàng làm một con cờ của Mỹ’. [Đọc tiếp]

Chiến hạm Mỹ đi ngang qua Eo biển Đài Loan

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis gặp Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Singapore ngày 18/10/2018.

Hoa Kỳ ngày 22/10 phái 2 chiến hạm đi ngang qua Eo biển Đài Loan, lần thứ 2 trong năm nay, vào lúc quân đội Hoa Kỳ tăng cường những chuyến hải hành qua hải lộ chiến lược này dù Tàu Cộng phản đối.

Chuyến đi này gây nguy cơ căng thẳng tăng cao với Tàu Cộng nhưng đối với Đài Loan tự trị thì đây là một dấu hiệu ủng hộ từ chính phủ Mỹ vào lúc có những va chạm ngày càng tăng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.

“Chuyến đi qua Eo biển Đài Loan chứng tỏ cam kết của Hoa Kỳ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, Thiếu tá Hải quân Nate Christensen, phó phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói trong một tuyên bố. [Đọc tiếp]

Tàu chiến Mỹ cập bến Đài Loan khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang

Một tàu chiến của Mỹ trên Biển Đông

Theo tin AP: Hôm thứ Hai (15/10), một tàu Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Đài Loan gây ra mối lo ngại lớn đối với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung đang trong tình trạng căng thẳng, theo Business Insider.

Thomas G. Thompson, tàu làm nhiệm vụ nghiên cứu, thuộc sở hữu của Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ, đã đến hải cảng Cao Hùng vào đầu tuần này để tiếp nhiên liệu và thay đổi thủy thủ đoàn, hãng tin AP cho hay.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh rằng chuyến thăm của tàu Thompson “không liên quan đến hoạt động quân sự”.

Mặc dù vậy, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng, Lục Khảng, vẫn “bày tỏ mối quan ngại nghiêm túc đối với Mỹ”, và “phản đối tất cả các kiểu liên lạc quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan”. Ông Lục cũng “khuyên” Mỹ rằng, Washington nên dừng ngay các trao đổi chính thức cũng như các tương tác quân sự với Đài Loan. [Đọc tiếp]

Cố vấn an ninh Mỹ: “Biển Đông không phải là một tỉnh của Tàu Cộng”

Ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ tại Jerusalem, ngày 22/08/2018. Ảnh tư liệu (Ảnh: REUTERS/Abir Sultan)

Sau tổng thống và Phó tổng thống Mỹ, đến lượt Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton, công khai lên tiếng đả kích Trung Cộng. Vào hôm qua, 12/10/2018, ông Bolton khẳng định rằng chính quyền Donald Trump sẽ có chính sách cứng rắn hơn với Trung Cộng, yêu cầu Bắc Kinh thay đổi cách hành xử, kể cả ở vùng Biển Đông mà ông cho rằng sẽ không bao giờ trở thành “một tỉnh của Trung Cộng”.

Phát biểu trong một chương trình phát thanh, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã cho rằng Bắc Kinh sẽ phải “điều chỉnh” thái độ trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại, quan hệ quốc tế, cho đến quân sự, chính trị. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Cộng bành trướng và ba phương án của Mỹ

Trung Cộng xây dựng cả một đô thị ở quần đảo Trường Sa. Trong ảnh, đá Xu Bi, nơi Trung Cộng đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở quân sự. Ảnh chụp ngày 21/04/2017 (Ảnh: Reuters/Erik de Castro)

Trong những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/2018, Mỹ cùng đồng minh liên tục thách thức tham vọng của Trung Cộng tại Biển Đông, nhằm bảo vệ quyền “tự do hàng hải”, đặc biệt là gia tăng tập trận hay đưa tàu chiến vào phạm vi 12 hải lý các thực thể địa lý, do Bắc Kinh kiểm soát tại quần đảo Trường Sa. Trung Cộng điều tàu ngăn chặn. Nhiều nhà quan sát nói đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh cục bộ. Washington hành xử ra sao trước tham vọng của Bắc Kinh trong thời gian tới?

RFI xin giới thiệu các phân tích và dự báo của nhà nghiên cứu Sean R. Liedman, làm việc tại Center for a New American Security (1). Bài viết mang tựa đề “The Evolution of U.S. Strategy in the South China Sea”, được đăng tải trong cuốn Great Power, Grand Strategie: The New Game in the South China Sea  (2), ra mắt đầu năm nay. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt