Những sự kiện gần đây ở vùng Biển Đông tranh chấp
Các hoạt động tuần tra quân sự gần đây của Hoa Kỳ nhằm khẳng định cam kết lâu dài ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ cập cảng Hồng Kông
Một đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ đã cập cảng tại Hồng Kông ngày 21/11, chỉ vài ngày sau khi cặp máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua Biển Đông.
Các tàu xuất hiện tại cảng Hồng Kông bao gồm Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan, tàu tuần dương hỏa tiền tự hành USS Chancellorsville và hai khu trục hạm USS Benfold, USS Curtis Wilbu, chỉ hai tháng sau khi Bắc Kinh từ chối chuyến thăm tương tự của Washington. [Đọc tiếp]
Tàu Cộng điêu đứng dưới thời “Cảnh sát quốc tế” Donald Trump
Đắc cử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ vào năm 2016, tỷ phú Donald Trump khiến cả thế giới bất ngờ và chấn động. Tiếp tục năm thứ hai của nhiệm kỳ với những thành tích chưa từng có ở chính quyền tiền nhiệm, ông Trump liên tiếp mạnh tay trong cuộc đối đầu khiến Tàu Cộng chưa bao giờ điêu đứng hơn thế.
Các chuyên gia phân tích cho rằng dưới thời cựu Tổng Thống Barack Obama, Tàu Cộng đã quá dễ dàng lộ trình hóa tham vọng bành trướng của mình, theo Sydney Morning Herald ngày 11/2/2017.(1)
Khác với người tiền nhiệm dùng các thỏa thuận đa phương để biến Tàu Cộng thành bạn, Tổng Thống Trump đang áp dụng chiến lược cạnh tranh song phương trực tiếp với quốc gia nhiều tham vọng này, tờ Western Journal bình luận.(2) [Đọc tiếp]
Mỹ đưa 2 oanh tạc cơ B-52 tới vùng nhạy cảm ở biển Đông
Đài CNN ngày 20-11 dẫn tuyên bố của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ nói rằng “2 máy bay ném bom B-52H Stratfortress của Không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Andersen ở Guam và tham gia sứ mệnh huấn luyện thường kỳ” ở khu vực “xung quanh biển Đông”.
Tuyên bố nói thêm: “Sứ mệnh gần đây phù hợp với luật quốc tế và cam kết lâu dài của Mỹ về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do”.
Lộ trình của đội tàu sân bay tấn công USS John C Stennis đi qua chỉ cách thành phố Davao (Philippines)-nơi Tàu Cộng sẽ chính thức ký kết văn bản thiết lập Tổng Lãnh Sự Quán của nước này trong chuyến thăm của Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình từ ngày 20-21/11, chỉ khoảng 200 km được cho là hành động đáng chú ý. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Tàu Cộng xây thêm cơ sở trên một rạn san hô ở Hoàng Sa
Bắc Kinh vẫn tiếp tục củng cố các tiền đồn nằm trong tay của họ ở Biển Đông. Ảnh vệ tinh được một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố hôm 20/11/2018 cho thấy Tàu Cộng đã xây một công trình mới trên một rạn san hô thuộc quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp với Việt Nam. Công trình này hoàn toàn có thể được dùng cho các mục tiêu quân sự.
Theo cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, Washington, công trình mới đã được Tàu Cộng xây dựng trên Đá Bông Bay (Bombay Reef), cách đảo Phú Lâm (Woody Island) 89 km về phía nam đông nam. [Đọc tiếp]
Tội nghiệp cho đảo quốc nghèo nàn Papua New Guinea phải mướn xe để tổ chức hội nghị APEC
Tại quốc đảo Papua New Guinea nằm phía Nam Thái Bình Dương ngèo nàn lại tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉng APEC gồm 21 nước đến tham dự trong đó có lãnh đạo các cường quốc Mỹ, Nhật, Tàu Cộng, Nga v.v.. Đã nghèo mà gặp eo, chẳng được gì vì bị Trung Cộng phá đám bằng cách cho người vào bộ ngoại giao phá rối, thậm chí không ra được một thông cáo chung của hội nghị APEC năm 2018… câu chuyện thương tâm cho dưới đây của phóng viên Thanh Hà, đài RFI tường thuật:
Là một trong những quốc gia nghèo nhất, chậm phát triển nhất trong diễn đàn APEC, Papua New Guinea gồng mình huy động hàng triệu đô la cho hai ngày hội nghị tại thủ đô Port Moresby. Thủ tướng Peter O’Neill tưởng chừng APEC 2018 là cột mốc quan trọng đánh dấu hoạt động ngoại giao của quốc gia nhỏ bé này trên chính trường quốc tế, ít ra là trong khu vực Thái Bình Dương. Tiếc là sau 48 giờ họp, lần đầu tiên trong lịch sử APEC, 21 phái đoàn đã ra về mà không ra được một bản tuyên bố chung kết thúc hội nghị. Đây là một vố đau đối với nước chủ nhà đứng ra tổ chức “đi không lại về không”. [Đọc tiếp]
Phó TT Hoa Kỳ Mike Pence mỉa mai Trung Cộng: Chúng tôi không dìm đối tác xuống biển nợ
Phát biểu trước các lãnh đạo có mặt tại APEC, nơi có cả Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence mỉa mai mô hình cho vay “thiếu lành mạnh” của Trung Cộng.
“Chúng tôi không dìm đối tác của mình xuống biển nợ. Chúng tôi không cưỡng ép hay buộc các bạn thỏa hiệp sự độc lập của quốc gia. Chúng tôi không mời chào các bạn về vành đai bóp nghẹt hay con đường một chiều”, Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence nói trong bài phát biểu ngày 17/11 tại hội nghị cấp cao APEC ở Papua New Guinea (Quốc Đảo Nam Thái Bình Dương), ám chỉ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng.
Thượng Đỉnh APEC: Mỹ và Trung Quốc khẩu chiến kịch liệt
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC chính thức mở ra vào hôm nay, 17/11/2018 tại Port Moresby, thủ đô đảo quốc Papua New Guinea, Mỹ và Tàu Cộng đã đấu khẩu kịch liệt, gần như trên mọi lãnh vực, từ thương mại, đầu tư cho đến an ninh khu vực. Bất đồng nghiêm trọng này dự báo nhiều khó khăn cho việc đạt được đồng thuận nhân Thượng Đỉnh APEC 2018 sẽ bế mạc vào ngày mai, 18/11.
Phát biểu tại thủ đô Papua New Guinea, Phó Tổng Thống (PTT) Mỹ Mike Pence cho biết Washington sẽ không chấm dứt việc áp thuế quan trên hàng nhập từ Tàu ngày nào mà Bắc Kinh chưa thay đổi cung cách làm ăn. PTT Mike Pence đã đe dọa như trên, sau khi chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình cảnh báo rằng bóng ma của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa đơn phương đang ám ảnh sự tăng trưởng toàn cầu.
Mỹ và đồng minh đưa ra phương án triệt tiêu “Vành đai và Con đường” của Tàu Cộng
Vào cuối tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ có bài phát biểu quan trọng về Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh kinh tế ở Papua New Guinea. Một quan chức cao cấp của Mỹ tiết lộ, theo dự kiến ông Pence sẽ nói về các biện pháp cụ thể chống lại hoặc thay thế sáng kiến “Vành đai và Con đường” của đảng Cộng sản Tàu(ĐCST).
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP-South China Morning Post) đưa tin, vào thứ Tư (14/11) có quan chức cao cấp chính phủ Hoa kỳ cung cấp tin tức rằng, kế hoạch của Mỹ là sẽ tìm cách triệt tiêu hoàn toàn “kiểu ngoại giao bẫy nợ nguy hiểm của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) trong khu vực này”. [Đọc tiếp]
PTT Pence “nói thẳng mặt”: TC quân sự hóa và bành trướng Biển Đông là phi pháp, nguy hiểm, nguy hại cho thế giới
Thông điệp được Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence đưa ra tại phiên toàn thể hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), tổ chức tại Singapore ngày 15/11.
Ông Pence khẳng định, Mỹ “sẽ tiếp tục sát cánh cùng đồng minh và các đối tác để gìn giữ trật tự mà chúng tôi đã giúp tạo dựng nên, và chúng tôi sẽ bảo vệ tự do trên biển và trên không”.
“Điều này đặc biệt quan trọng ở biển Đông,” ông nhấn mạnh.
“Hãy để tôi nói rõ: Hành động quân sự hóa và bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng ở biển Đông là phi pháp và nguy hiểm. Chuyện đó đe dọa đến chủ quyền của nhiều nước và gây nguy hại cho sự thịnh vượng của thế giới”. [Đọc tiếp]
Mỹ–ASEAN: Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence trấn an các lãnh đạo Đông Nam Á
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Hoa Kỳ đã diễn ra vào sáng 15/11/2018 tại Singapore, nhưng không có sự hiện diện của Tổng Thống Mỹ Donald Trump. Đại diện cho TT Trump, Phó Tổng Thống Mike Pence đã nhân dịp này trấn an các nước Đông Nam Á về sự can dự của Mỹ trong khu vực, đồng thời gián tiếp cảnh cáo Trung Cộng về hành động “bá quyền và xâm lấn ” ở châu Á.
Từ Trung tâm Hội nghi Quốc tế Suntec, Singapore, đặc phái viên Thanh Phương trả lời các câu hỏi của ban Việt ngữ: [Đọc tiếp]
Quốc Hội Mỹ: “nên tạo quỹ đối phó với Vành đai & Con đường của Tàu Cộng”
Một Ủy ban lưỡng đảng hôm 14/11 đã trình bày với Quốc hội Mỹ báo cáo giám sát quan hệ kinh tế, an ninh Mỹ – Trung, đặc biệt kiến nghị Mỹ nên thành lập quỹ để đối phó với Tàu Cộng đang xuất khẩu “mô hình quản lý chuyên chế” sang các nước đang phát triển thông qua các dự án tài chính và cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai & Con đường.
Theo Reuters, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung do Quốc hội Mỹ thành lập năm 2000, có nhiệm vụ giám sát tác động tới an ninh quốc gia của mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung hôm 14/11 đã công bố báo cáo mà họ thường thực hiện mỗi hai năm kể từ năm 2002. [Đọc tiếp]
ASEAN – Trung Cộng: Biển Đông vẫn gây cản trở quan hệ
Thương mại và Biển Đông đã là hai chủ đề bao trùm cuộc họp thượng đỉnh ASEAN-Trung Cộng lần thứ 21 tại Singapore sáng nay, 14/11/2018. Nếu như hai bên có thể đạt đồng thuận trên vấn đề tự do thương mại, thì về hồ sơ Biển Đông, mặc dù thủ tướng Lý Khắc Cường đã cố trấn an, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo ở vùng biển đang tranh chấp này.
Từ Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Suntech, Singapore, đặc phái viên Thanh Phương trả lời các câu hỏi của ban Việt ngữ: [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Singapore
Được bảo vệ an ninh rất chặt chẽ, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33 đã khai mạc chiều 13/11/2018, tại Trung Tâm Triển Lãm và Hội Nghị Quốc tế Suntec, Singapore, với trọng tâm là thương mại và Biển Đông.
Từ trung tâm hội nghị, đặc phái viên Thanh Phương của RFI gởi về bài tường trình: [Đọc tiếp]
Tàu Cộng tuyên bố chiếm hữu trữ lượng năng lượng ở Biển Đông…
Tờ Nikkei của Nhật Bản vừa rồi đưa tin, xoay quanh Bộ Quy Tắc Ứng Xử Của Các Bên Trên Biển Đông (COC – Code of Conduct) mà Tàu Cộng và các nước ASEAN đang thương thảo ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Singapore, Tàu Cộng đã đề xuất thêm vào một điều khoản cấm thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Mục đích của điều khoản này là ngăn chặn Mỹ và một số quốc gia khác mở rộng ảnh hưởng thông qua việc hợp tác khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã yêu cầu loại bỏ điều khoản này vì cho rằng lệnh cấm mâu thuẫn với quy định của luật hàng hải quốc tế. [Đọc tiếp]
Chính quyền Trump tăng cường đối trọng Tàu Cộng về đầu tư ở châu Á
Hoa Kỳ đã đưa ra một chiến lược mới nhằm tăng cường đầu tư ở châu Á để cạnh tranh với dự án Vành Đai và Con Đường của Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình, theo The Wall Street Journal.
Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Tập Cận Bình chủ trương đầu tư hàng trăm tỷ đô la để xây dựng đường sắt, cầu và hải cảng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh trên đường đi của “sáng kiến” này.
Trên thực tế Vành Đai và Con Đường đã và đang thành hình được các “vành đai” và “con đường” ở nhiều nước nghèo thiếu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới, đặc biệt là những nước nghèo ở châu Á và châu Phi. [Đọc tiếp]