Tình Hình Biển Đông

Chiến hạm Mỹ đi qua Hoàng Sa lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra tại Biển Đông, ngày 03/03/2017. Trong ảnh, chiến đấu cơ F-18 đang chuẩn bị cất cánh. (REUTERS/Erik De Castro)

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã đi qua quần đảo Hoàng Sa, ngay vào lúc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng được mở lại hôm nay 07/01/2019. Bắc Kinh gọi đây là một “hành động khiêu khích” của Mỹ.
Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr tuyên bố, chiến hạm USS McCampbell đã tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa để thực hiện “quyền tự do hàng hải”, “thách thức các yêu sách quá đáng trên biển”.  New York Times dẫn nguồn tin Hải Quân cho biết thêm, khu trục hạm Mỹ đã đi ngang qua ba đảo là đảo Cây (Tree Island), Linh Côn (Lincohn Island) và Phú Lâm (Woody Island).

Biển Đông: Một trong những sự kiện nóng bỏng tại Châu Á năm 2019

Ảnh minh họa: Phi đội trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra thường lệ trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018. (AYEE MACARAIG / AFP)

Theo thông lệ, nhân dịp đầu năm mới, giới phân tích luôn đưa ra những đoán định, dự báo về những gì có thể xẩy ra trong năm ở từng quốc gia, trong từng khu vực hay trên toàn thế giới. Năm nay 2019, từ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, hãng tin Anh Reuters cho đến tạp chí Mỹ Foreign Affairs, tất cả đều dự báo rằng Biển Đông sẽ trở lại vị trí điểm nóng ở châu Á, bên cạnh hai hồ sơ: tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Biển Đông dĩ nhiên đã được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post xem là một trong số 9 vấn đề nổi cộm ở châu Á trong năm 2019 này. Trong bài dự báo đăng ngày 30/12/2018 mang tựa khá dài “Bắc Triều Tiên, hợp pháp hóa cần sa và Biển Đông – Đây là 9 vấn đề lớn cho châu Á năm 2019”, tác giả bài viết, Charles McDermid, đã nêu bật các vấn đề cần theo dõi trong mọi lãnh vực, từ kinh tế, chính trị, ngoại giao cho đến văn hóa, xã hội. [Đọc tiếp]

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ: “Trung Quốc” là ưu tiên hàng đầu của Mỹ

Tân BTQP Hoa Kỳ: Patrick Shanahan

“China, China, China” – lời nhắc nhở của Tân Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Patrick Shanahan là chỉ dấu cho thấy mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ dưới thời ông Trump.

Trong cuộc họp đầu tiên với các giới chức cấp cao của Pentagon với tư cách Quyền Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Patrick Shanahan yêu cầu Hoa Kỳ phải luôn nhớ đến China.

“Trong khi chúng tôi đang tập trung vào các hoạt động quân sự đang diễn ra, Quyền Bộ Trưởng nói với chúng tôi phải nhớ China, China, China,” một giới chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Reuters. [Đọc tiếp]

Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ: Trung Quốc là trọng tâm của Ngũ Giác Đài

Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ tại Washington DC

Thay thế tướng James Mattis kể từ ngày 01/01/2019, tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan khẳng định “Trung Cộng là hồ sơ số một” trong các ưu tiên của Mỹ. Theo báo chí Nhật, lần đầu tiên quân đội Mỹ dự trù mở một cuộc tập trận hỏa tiễn chống hạm tại Okinawa.

Theo AFP, trong cuộc họp đầu tiên với các viên chức cao cấp của Ngũ Giác Đài sáng 02/01/2019, quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan kêu gọi “tập trung nỗ lực thực thi chiến lược quốc phòng do bộ trưởng tiền nhiệm hoạch định”.  Đối tượng của chiến lược này là “Trung Cộng, Trung Cộng, Trung Cộng”, theo tiết lộ của một giới chức xin ẩn danh. Chỉ đạo này được xem là “tiếp nối” chiến lược an ninh của tướng James Mattis, xem Nga-Trung là hai đối thủ của Mỹ. Nhưng khác với bộ trưởng tiền nhiệm, từ chức vì bất đồng với tổng thống Donald Trump, ông Patrick Shanahan chỉ nhấn mạnh đến Trung Cộng mà không nói gì đến nước Nga của Vladimir Putin, người mà chủ nhân Tòa Bạch Ốc không muốn làm mất lòng. [Đọc tiếp]

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ: ẩn số cục diện Biển Đông năm Kỷ Hợi

Quyền BTQP Hoa Kỳ: Ông Patrick Shanahan

Chiến lược của Tổng Thống Donald Trump đang ngày một rõ, còn các lựa chọn sách lược của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng vẫn là ẩn số trên Biển Đông năm Kỷ Hợi.

Mark J. Valencia, giáo sư thỉnh giảng Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Cộng thành lập có trụ sở đặt tại Hải Nam, ngày 2/1 có bài phân tích về vai trò của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đối với cục diện Biển Đông năm 2019, năm Kỷ Hợi theo truyền thống Á Đông.

Giáo sư Mark J. Valencia tin rằng, ông Patrick Shanahan thực sự là một ẩn số có thể tác động trực tiếp đến cục diện Biển Đông năm 2019, thậm chí là tác nhân của chiến tranh hay hòa bình. [Đọc tiếp]

Anh Quốc có thể mở một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á

Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh: Gavin Williamson

Phải chăng Luân Đôn sẽ can dự sâu hơn vào Biển Đông bằng cách xây dựng một căn cứ quân sự Anh Quốc ngay tại vùng Đông Nam Á ? Câu hỏi này đã được đặt ra trong những ngày đầu năm 2019 này, sau một bài phỏng vấn mà bộ trưởng Quốc Phòng Anh dành cho tờ báo Anh Sunday Telegraph, số đề ngày 31/12/2018, tiết lộ khả năng Luân Đôn mở thêm căn cứ quân sự mới, rất có thể là ở Đông Nam Á, tại Singapore hoặc Brunei.
Các chuyên gia Trung Cộng, được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 01/01/2019 trích dẫn, đã vội lưu ý rằng kế hoạch của Anh có nguy cơ làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng trong khu vực.

Mỹ đề nghị các đồng minh tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông

Khu trục hạm USS Decatur đang hoạt động tại Biển Đông (Ảnh chụp ngày 28/06/2016 / www.public.navy.mil)

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với báo chí Úc, một giới chức cao cấp bộ Quốc Phòng Mỹ đã yêu cầu các đồng minh gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, để ngăn chặn tham vọng của Trung Cộng tại vùng biển này. Trang mạng chính thức của quân đội Mỹ Stars and Strips hôm qua, 28/12/2018, dẫn lại thông tin nói trên, theo đó phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Randy Schriver, phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nhấn mạnh là việc các đối tác và đồng minh của Mỹ tham gia vào các hoạt động quân sự tại Biển Đông sẽ “tạo áp lực nhiều hơn với Trung Cộng“.

Giới chức quân sự Mỹ nói với báo The Australian là các đồng minh khác của Mỹ, gồm Anh, Pháp và Canada, đã tăng cường hiện diện tại Biển Đông. Ông Randy Schriver cảnh báo là việc luật pháp quốc tế “bị xói mòn” ở Biển Đông sẽ có “những hậu quả trên quy mô toàn cầu“. [Đọc tiếp]

2018: Trung Cộng tăng tốc khai triển lực lượng ở Biển Đông

Không quân Trung Cộng luyện tập bắn đạn thật ở Biển Đông Ảnh do báo Japan Times chụp lại trên truyền hình Trung Quốc. (Capture d’image www.japantimes.co.jp)

Tổng kết tình hình Biển Đông trong năm, ông Greg Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington DC mới đây đã nhấn mạnh: 2018 chính là năm Trung Cộng bước vào một ‘giai đoạn’ mới trong việc quân sự hóa Biển Đông, đặc biệt là việc khai triển thiết bị quân sự và tàu thuyền đến các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp và xây dựng gần như xong tại quần đảo Trường Sa.
Trang mạng Rappler của Philippines ngày 26/12/2018 trích dẫn các ý kiến được giám đốc AMTI nêu bật trong bài thuyết trình ngày 07/12 tại một diễn đàn do hai trung tâm nghiên cứu Philippines Stratbase và Viện Albert del Rosario tổ chức.

[Đọc tiếp]

Biển Đông, một trong những điểm nóng nhất của Mỹ năm 2019

Chiến hạm Mỹ USS Cowopens ghé cảng Philippines. (Ảnh chụp ngày 13/03/2013 – JAY DIRECTO / AFP)

Cho dù ở cách xa nước Mỹ hàng vạn cây số, Biển Đông có thể trở thành một trong những cuộc khủng hoảng lớn – thậm chí một cuộc xung đột võ trang với đối thủ là Trung Cộng – mà chính quyền Donald Trump phải đối diện trong năm 2019. Đây là thẩm định của giới chuyên gia đối ngoại Mỹ được nêu bật trong báo cáo được công bố hôm 18/12/2018 của trung tâm tham vấn CFR, tức Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations).

Trong bản báo cáo thường niên, Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action), thuộc CFR, như thông lệ từ năm 2008 đến nay đã liệt kê 30 “điểm” nóng đang tồn tại hoặc sắp xảy ra tại Hoa Kỳ hay trên thế giới, được cho là có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mục tiêu là giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cơ sở để đề ra cách thức ngăn chặn xung đột bùng nổ. [Đọc tiếp]

Mỹ kêu gọi hỗ trợ Nam Thái Bình Dương trước nguy cơ từ Trung Cộng

Hội Trường Hạ Viện Hoa Kỳ

Trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh, Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba (11/12) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hoa Kỳ tếp tục hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Nam Thái Bình Dương.

Hành động này diễn ra khi Trung Cộng đang cố gắng tìm kiếm hợp tác và ảnh hưởng trong khu vực. Do ảnh hưởng từ Trung Cộng, hiện chỉ còn 6 quốc gia Thái Bình Dương duy trì mối quan hệ chính thức với Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai.

Theo CNA, nghị sỹ Madeleine Bordallo, đại diện cho đảo Guam của Mỹ, đã đề xuất nghị quyết 1157 tại Hạ viện vào ngày 20/11, trong đó kêu gọi ủng hộ hợp tác với các nước ở Nam Thái Bình Dương. Nghị quyết lưu ý rằng sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Cộng trong khu vực có thể đe dọa quân đội Hoa Kỳ cũng như các nước đồng minh. [Đọc tiếp]

“Trung Hoa Mộng” hay “Trung Hoa Loạn” ?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): 

Vua Tập Cận Bình (hình minh họa)

Khi soán đoạt ngôi “Thiên Tử” nước Tàu năm 2012, Tập Cận Bình hô “Trung Hoa Mộng” với kế hoạch hai con rắn hổ mang “Made in China 2025” và “Một Vanh Đai, Một Con Đường” sẽ bung 1.4 tỉ dân Hán khắp năm châu bốn bể cai trị thế giới trong vài chục năm tới….

Từ kinh tế, chính trị, quân sự Tàu Cộng chuẩn bị tối đa. Tập Cận Bình lập ra một Bộ Chính Trị nhiều người trẻ, khuôn mặt lạ không có mưu lược kinh bang tế thế, mà lắm mưu mô xảo quyệt kiểu Tào Tháo.  Chúng cùng Tập Cận Bình bày mưu tính kế bằng con đường kinh tế tà đạo “Made In China 2025”. Về quân sự thì dùng “bẫy nợ” để làm bá quyền xâm lược với quỷ kế “Một Vành Đai, Một Con Đường” hầu kiểm soát vùng Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đến châu Phi và túi dầu Trung Đông. [Đọc tiếp]

Thương chiến Mỹ-Trung có thể bùng nổ lớn hơn sau 90 ngày

Lê Thành Nhân: lethanhnhan@vietquoc.org 

Phái đoàn của Hoa Kỳ và Trung Cộng họp bên lề Hội Nghị G20 Argentina

Sau bửa tiệc tối giữa TT Trump và Tập Cận Bình tại Argentina ngày 1 tháng 12 năm 2018 cả hai phái đoàn Mỹ-Tàu ra về đều cho là chiến thắng và ngưng thương chiến. Nhưng sự ngưng thương chiến này chẳng khác gì hai võ sĩ Boxing tạm ngưng hiệp đấu trên võ đài để chờ trận đấu tiếp.

Vấn đề then chốt đối đầu giữa Mỹ-Tàu là hai mặt trận “Made in China 2025” và “Một vành đai, Một con đường”. Mục đích cả hai kế sách này là Tàu Cộng tranh giành quyền lực với Mỹ trước thế kỷ thứ 21 về mặt kinh tế và quân sự. Điều này nhiều nhà phân tích trên thế giới đều có chung một nhận định là: nếu  không giải quyết tham vọng bá quyền của Tàu Cộng sớm thì Mỹ phải trả một giá rất đắc. Chi bằng Mỹ phải giải quyết sớm, đôi khi bất chiến tự nhiên thành. [Đọc tiếp]

Thương chiến Mỹ-Tàu “tạm ngừng” nhưng Biển Đông lại nóng

Lời người post: Cuộc gặp gỡ ăn tối giữa TT Trump và Tập Cận Bình sau Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 thì thương chiến tạm ngừng 90 ngày để đàm phán. Cùng thời gian đó thì tình hình Biển Đông lại nóng lên bởi 2 sự kiện sau đây:
1) Ngày 30/11, tại G20 Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và TT Trump gặp nhau trong vòng 15 phút để tái khẳng định “Tự Do Hàng Hải” và răn đe thái độ hung hăng của Tàu Cộng trên Biển Đông.
2) Ngày 1/12, trong lúc Hội Nghị G20 thì Bộ Tư Lệnh Miền Nam Tàu Cộng cảnh báo tàu chiến Mỹ USS Chancellorville tiến vào vùng biển mà Tàu Cộng đòi chủ quyền ở Hoàng Sa và hiện đang điều động máy bay tàu chiến ra Hoàng Sa theo dõi và ngăn chặn.
Cuộc đối đầu Mỹ-Tàu Cộng là bài toán rất phức tạp và khó giải…

[Đọc tiếp]

Đô đốc Mỹ chỉ trích Tàu Cộng về việc quân sự hóa Biển Đông

Đô đốc Hải quân Mỹ Philip Davidson (Ảnh: CSIS)

Đô đốc Hải quân Mỹ Philip Davidson cho rằng “cách tiếp cận nguy hiểm” của Tàu Cộng trong dự án ​​Vành đai – Con đường, và hành động tăng cường quân sự hóa Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Bloomberg, ông Davidson, tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đưa ra bình luận này trong khi từ Hawaii đến dự một hội nghị ở Washington. Đô đốc Mỹ đã chỉ trích Tàu Cộng có “chiến dịch dai dẳng nhằm đe dọa các quốc gia khác”. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Mỹ lại điều tàu tuần tra gần Hoàng Sa

Tuần Dương Hạm USS Chancellorsville

Hôm thứ Hai 26/11/2018 vừa qua, một tuần dương hạm Hải Quân Hoa Kỳ đã được phái đến tuần tra trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông hiện đang nằm trong tay Trung Cộng.
Thông tin về chuyến tuần tra mới nhất của Hải Quân Hoa Kỳ gần Hoàng Sa đã được đài truyền hình Hoa Kỳ CNN loan báo hôm 29/11, trích dẫn hai quan chức Hoa Kỳ cao cấp.
|Trong một thông báo, thiếu tá Hải Quân Nathan Christensen, phát ngôn viên Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ xác nhận : “Tuần dương hạm USS Chancellorsville đã di chuyển trong vùng phụ cận quần đảo Hoàng Sa để thách thức yêu sách chủ quyền trên biển quá đáng (của Trung Cộng), cũng như duy trì quyền tiếp cận vùng biển theo luật pháp quốc tế”.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt