Tình Hình Biển Đông

Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông

Phi đội không quân trên HKMH USS Carl Vinson hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018. AYEE MACARAIG / AFP

Trên trang mạng asiatimes, ngày 22/05/2019, với bài viết có tựa “Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông”, Richard Javad Heydarian, nhà phân tích chính trị, ngoại giao khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã khẳng định như trên.

Richard Javad Heydarian là giảng viên khoa học chính trị tại đại học De La Salle và đại học Ateneo de Manila, Philippines. Ông cho rằng vào lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gia tăng cường độ, một mặt trận thứ hai với nguy cơ xung đột cao giữa hai cường quốc đang dần dần hình thành tại Biển Đông và có thể buộc những quốc gia trong khu vực phải tỏ rõ quan điểm địa chính trị của mình. [Đọc tiếp]

Tham mưu trưởng Liên Quân Mỹ Dunford tố cáo Tập Cận Bình bội ước về Biển Đông

Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 12/05/2018 cho thấy hệ thống tên lửa của Trung Cộng trên đảo Phú Lâm (Woody), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Courtesy CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hứa hẹn không quân sự hóa Biển Đông, nhưng lại không giữ lời. Đại tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm 29/05/2019 khẳng định như trên, đồng thời kêu gọi “hành động tập thể” để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.

Tướng Dunford tuyên bố : “Vào mùa thu năm 2016, chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với tổng thống Obama là sẽ không quân sự hóa các đảo trên Biển Đông. Thế mà giờ đây chúng ta lại thấy các phi đạo dài 3 kilomet, các nhà kho chứa đạn dược, các hỏa tiễn, chiến đấu cơ… Như vậy, rõ ràng là ông Tập đã bội ước!” [Đọc tiếp]

Mỹ muốn nhấn chìm Trung Quốc bằng “Đạo luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông”?

Một hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017. REUTERS/Erik De Castro/File Photo

Hoa Kỳ đang dồn Trung Cộng trên mọi mặt. Liên tục gây sức ép trong các cuộc đàm phán thương mại còn chưa ngã ngũ, mạnh tay trừng phạt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ mũi nhọn, Washington, ngày 23/05/2019, muốn gây sức ép tối đa khi thách thức những đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh với dự luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông 2019.

Ngày 23/05/2019, hai thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ben Cardin, đại diện cho 13 thượng nghị sĩ khác, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, đã trình một dự luật “nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động ở Biển Đông và biển Hoa Đông và các mục đích khác”. [Đọc tiếp]

Chuyên gia Mỹ: Việt Nam là đối thủ lý tưởng để Trung Quốc “luyện binh”

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình (áo xanh lục ở giữa) chụp ảnh chung với các binh sĩ trên khu trục hạm Trường Sa (Changsha), Biển Đông, ngày 12/04/2018 (Ảnh: REUTERS)

Trung Cộng ngày càng lộ rõ ý đồ muốn dùng sức mạnh để đánh chiếm Đài Loan, và nếu cần, đánh bật Mỹ và các đồng minh đến cứu viện. Bên cạnh đó, Quân Đội Trung Cộng đang ráo riết rèn luyện để trở thành một đạo quân có “đẳng cấp thế giới”, tức là ngang hàng với Quân Đội Hoa Kỳ. Trong tình hình đó, Trung Cộng rất cần kinh nghiệm thực chiến. Việt Nam, nước sau cùng đánh bại Trung Cộng vào năm 1979, đã trở thành nước mà Bắc Kinh nhòm ngó trong tư cách là đối thủ thực thụ trên chiến trường.

Trong một bài phân tích đăng trên chuyên san Nhật Bản – The Diplomat ngày 14/05/2019, ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng kỳ cựu tại trung tâm Hoa Kỳ Rand Corporation, nguyên là cố vấn cho trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Châu Á – Thái Bình Dương, đã giả định rằng: “Đến một lúc nào đó, Quân Đội Trung Cộng sẽ cần phải kiểm tra (trên chiến trường) năng lực mới của họ – và Việt Nam hoàn toàn có thể bị coi là đối thủ được ưa thích”. [Đọc tiếp]

Xung đột tại biển Đông đã quá cận kề như thế nào!

Tàu chiến Hoa Kỳ trên Biển Đông

Bài báo Just How Bad a South China Sea War Could Get” (Xung Đột tại Biển Đông Đã Quá Cận Kề Như Thế Nào) đăng trên Tạp Chí The National Intertest của 2 tác giả Kerry K. Gershaneck & James E. Fanell.
Kerry K Gershanneck: là  Giáo Sư, học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Bắc, Đài Loan. Là cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trước đây ông là Giáo sư thỉnh giảng nổi tiếng tại Học Viện Quân Sự Hoàng Gia Chulachomklao ở Thái Lan, đồng thời Nhà Nghiên Cứu  cao cấp của CPG tại Đại học Thammasat (Bangkok) và là Chuyên viên cao cấp của Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS.
James E. Fanell: Nguyên là Hạm trưởng hải quân Hoa Kỳ. Hiện là Uỷ Viên Chính Phủ tại Trung Tâm Chính Sách An Ninh Genève, Thụy Sĩ. Ông từng là một sĩ quan tình báo hải quân Hoa Kỳ, Trưởng Phòng Tình Báo cho Hạm Đội 7 Thái Bình Dương, là sĩ quan tình báo cao cấp về Trung Quốc tại Văn Phòng Tình Báo Bộ Hải quân.

Bài báo mở đầu: Thus, China began its war for the South China Sea (Nhu vậy, Trung Cộng bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông) [Đọc tiếp]

Mỹ sắp công bố chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương mới

Chiến hạm Mỹ USS McCampbell – DDG85 (T) và Anh Quốc HMS Argyll -F231 – triển khai đội hình tập trận tại vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương, ngày 15/01/2019 (US NAVY)

Bộ Quốc Phòng Mỹ trong tháng Năm này sẽ công bố chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương mới nhân một hội nghị quốc tế về quốc phòng tại Singapore, theo tin từ trang mạng U.S. Naval Institute (USNI) News hôm 30/04/2019.
Trang mạng USNI News cho biết, quyền bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Pat Shanahan sẽ thảo luận các chi tiết của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mới tại hội nghị Đối thoại Shangri-La, Singapore, sẽ diễn ra từ ngày 31/05 đến 02/06/2019.
Theo nguồn tin này, tại Malaysia vào tuần trước, phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách các vấn đề an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương Randall Schriver đã tuyên bố: “Chiến lược Quốc Phòng và Chiến lược An ninh Quốc gia của chúng tôi xác định Ấn Độ -Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên. Tôi nghĩ rằng bộ trưởng Shanahan sẽ nói về điều đó tại Shangri-La và sẽ giải thích khu vực ưu tiên có nghĩa là gì.”

Biển Đông: Mỹ sẽ “mạnh tay” hơn với dân quân biển Trung Cộng

Khu trục hạm Mỹ USS Stethem được phái đi qua eo biển Đài Loan ngày 28/04/2019 (Reuters)

Trước việc các lực lượng bán quân sự Trung Cộng như Hải Cảnh và tàu cá của Dân Quân Biển càng lúc càng hung hăng trên Biển Đông, tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ Ấn Độ-Thái Bình Dương, đô đốc John Richardson, đã cảnh cáo Bắc Kinh rằng Washington sẵn sàng áp dụng các quy tắc đối phó với Hải Quân để đáp trả các hành vi khiêu khích của các lực lượng bán quân sự Trung Cộng. Theo nhật báo Anh Financial Times ngày 28/04/2019, ông Richardson đã chuyển thông điệp đó cho chính phó đô đốc Thẩm Kim Long, tư lệnh Hải Quân Trung Cộng.

[Đọc tiếp]

Nhận diện mục đích và chiến lược của Trung Cộng ở Biển Đông (phần 1)

Tóm tắt: Cuộc xung đột đang diễn ra chậm rãi trên Biển Đông bề ngoài được coi là không đáng được quan tâm. Trung Cộng yêu sách toàn bộ chủ quyền trên Biển Đông theo đường chín đoạn, giá trị pháp lý của yêu sách trên bị cơ quan tài phán quốc tế La Haye phản bác. Tuy nhiên, Trung Cộng đã thay đổi thực tế, giành quyền kiểm soát trên Biển Đông qua việc xây nhiều đảo nhân tạo kiên cố trên quần đảo Trường Sa và những nơi khác. Mỹ né tránh đấu tranh với các hành vi của Trung Cộng (dưới thời chính quyền Obama) hoặc phản ứng một cách thiếu nhất quán (dưới thời của chính quyền Trump). Bài nghiên cứu này đánh giá tác động hành vi của Trung Cộng đối với các bên liên quan, lợi ích của Mỹ, và hệ thống thế giới tự do. [Đọc tiếp]

Biển Đông : TT Duterte khẳng định ‘‘chiến thắng La Haye’’ trước Tập Cận Bình

Tổng thống Philippines Duterte và chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 25/04/2019 (Kenzaburo Fukuhara/Pool via REUTERS)

Trong chuyến công du Bắc Kinh tuần này, tổng thống Philippines có cuộc gặp với chủ tịch Trung Cộng. Báo chí Philippines hôm nay, 27/04/2019, dẫn lời một quan chức cao cấp Philippines cho biết trong dịp này, nguyên thủ Philippines lần đầu tiên, trước đồng nhiệm Trung Cộng, đã nhắc đến chiến thắng pháp lý của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về Biển Đông.
Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon cho hay, trong cuộc gặp với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hôm thứ Tư, 24/04/2019, tổng thống Rodrigo Duterte đã nhắc đến chiến thắng pháp lý với phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực, có trụ sở tại La Haye, bác bỏ hầu như toàn bộ các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng tại vùng Biển Đông.

Paris và Bắc Kinh tranh cãi về quyền tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan

Thủy thủ Pháp canh gác trên chiến hạm Vendemiaire lúc đang chuẩn bị cập cảng quốc tế ở Manila, ngày 12/03/2018 (TED ALJIBE / AFP)

Đối phó với Mỹ chưa xong, giờ đây, Trung Cộng lại phải quay sang đối phó với Pháp trên vấn đề eo biển Đài Loan. Vào ngày  25/04/2019, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Bắc Kinh chính thức loan báo là đã gởi công hàm phản đối vụ một chiến hạm Pháp đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng Tư, Paris đã phản ứng, tái khẳng định quyền tự do hàng hải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Nguyên nhân dẫn đến tranh cãi là sự kiện một chiến hạm Pháp, được xác định là chiến hạm Le Vendémiaire, hôm 06/04 vừa qua, đã đi qua eo biển Đài Loan.
Bắc Kinh đã công khai tố cáo hành động bị coi là xâm nhập lãnh hải Trung Cộng một cách bất hợp pháp, đồng thời cho biết là đã gởi công hàm cực lực phản đối đến nước Pháp. Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Cộng còn cho biết là hải quân nước này đã cho chiến hạm của mình ra nhận dạng và xua đuổi tàu Pháp.
[Đọc tiếp]

Mỹ nương nhẹ Bình Nhưỡng để rảnh tay với Bắc Kinh ở Biển Đông

Tập trận Mỹ-Philippines Balikatan tháng 4/2019. Trong ảnh, xe lội nước trên nền hình tàu tấn công đổ bộ USS-Wasp, chở phi cơ F-35. REUTERS/Eloisa Lopez

Tháng 3 và đầu tháng 4/2019, giới quan sát chứng kiến hai chuyển đổi về quân sự đáng chú ý tại Đông Á. Một mặt, Mỹ ngừng tập trận lớn thường niên với Hàn Quốc, mặt khác tập trận với Philippines tại Biển Đông được tăng cường. Nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng Washington hòa hoãn với Kim Jong Un để rảnh tay đối phó với nguy cơ bành trướng của Trung Cộng? Xin giới thiệu phần tổng hợp nhận định của một số nhà quan sát.

Hai thay đổi đáng chú ý về quân sự nói trên cụ thể ra sao?

Ngày 2/3/2019, ít ngày sau thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un tại Hà Nội, được đánh giá là một thất bại, lãnh đạo quốc phòng Mỹ-Hàn thông báo chấm dứt hai cuộc tập trận chung thường niên quy mô lớn: Key Resolve (Giải pháp then chốt) và Foal Eagle (Đại bàng non), vốn được duy trì từ hàng chục năm nay, với sự tham gia của một lực lượng hùng hậu hàng trăm nghìn binh sĩ hai bên, với nhiều phương tiện tối tân. Mục tiêu chính thức được đưa ra là nhằm thúc đẩy tiến trình cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên, tìm một thỏa thuận trong hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Các cuộc tập trận quy mô lớn, kéo dài nhiều tuần, rất tốn kém nói trên được thay thế bằng các tập trận ở cấp tiểu đoàn, với thời gian 9 ngày, chủ yếu tập trung vào các bài tập trên hệ thống điện toán.

[Đọc tiếp]

Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông mang theo số lượng F-35 nhiều bất thường

Máy bay tàng hình F-35B Lightning II hạ cánh trên tàu USS Wasp ở Biển Hoa Đông, 5/3/2018

Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Hoa Kỳ gần đây được nhìn thấy đi qua Biển Đông trên đường đến Philippines mang theo số lượng F-35 nhiều bất thường.

Tàu Wasp mang theo ít nhất 10 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Lightning II, nhiều hơn con số thông thường là 6 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tin này được National Interest đăng tải đầu tiên. Trang tin này cho biết thêm là con tàu có thể đang thử nghiệm khái niệm “tàu sân bay hạng nhẹ” phục vụ chiến tranh.

Tàu tấn công đổ bộ này hiện đang tham gia cuộc tập trận Balikatan, trong đó “các lực lượng Mỹ và Philippines sẽ tiến hành các hoạt động đổ bộ, huấn luyện bắn đạn thật, tác chiến đô thị, hoạt động không quân và phản ứng chống khủng bố”, Hải quân Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố hồi cuối tuần qua liên quan đến việc tàu Wasp đến Philippines. [Đọc tiếp]

Mỹ-Philippines thảo luận khai triển hỏa tiễn tại Biển Đông ngừa Trung Cộng

Hệ thống pháo phản lực HIMARS của Mỹ được đưa ra trong cuộc tập trận chung “Balikatan 2016” giữa Mỹ và Philippines vào ngày 14/4/2016 ở Philippines

Hoa Kỳ và Philippines đang thảo luận về việc đặt một hệ thống hỏa tiễn được nâng cấp ở Biển Đông để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng trong khu vực tranh chấp, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) cho biết hôm 3/4.

Hệ thống rocket của Lockheed Martin có khả năng phóng các hỏa tiễn dẫn đường tầm xa chính xác, có thể tấn công bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Cộng trên quần đảo Trường Sa, một chuyên viên nói với SCMP.

Theo lời các chuyên viên an ninh khu vực nói với SCMP, mặc dù Washington và Manila đang hợp tác để ngăn chặn đà “quân sự hóa” ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên các đảo ở Biển Đông, nhưng hai bên đã không thể kết thúc được thỏa thuận vì Hệ thống pháo phản lực HIMARS có thể quá đắt đỏ đối với ngân sách của Manila. [Đọc tiếp]

Dự án Koh Kong của Cambodia phục vụ mục tiêu quân sự của Trung Cộng?

Vị trí Koh Kong trên lãnh thổ Cambodia

Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hậu ý đối với các vấn đề an ninh quốc gia Cambodia khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Cộng thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.

Trên mặt lý thuyết, nhìn bề ngoài có tính tự nhiên là Bắc Kinh chỉ quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút du khách Trung Cộng “rủng rỉnh” túi tiền đến Cambodia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ mát sang trọng. Và sau đó thì dụ  Cambodia đã cấp 45,000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho công ty Union Development Group (UDG) của Trung Cộng để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch (Mecca) với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm. [Đọc tiếp]

Ác mộng cho Trung Cộng nếu Đài Loan để Mỹ dùng đảo Ba Bình ở Biển Đông

Hải Quân Đài Loan và 4 chiếc tàu phá mìn lớp Aggressive mua của Mỹ. Ảnh chụp ngày 01/03/2019 tại một căn cứ Hải Quân ở miền nam Đài Loan (JAMES HUANG / AFP)

Dù không chiếm lĩnh vị trí đầu trong dòng thời sự quốc tế trong những ngày gần đây, nhưng vấn đề Đài Loan tiếp tục gây xáo động trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc hai bên bước vào điều có thể gọi là giai đoạn cuối rất gay go của vòng đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại. Giới quan sát ghi nhận một loạt ngoại giao-quân sự của Washington mang dụng ý thị uy trên hiện trường, bên cạnh rất nhiều bài bình luận trên báo chí Mỹ cảnh báo Trung Cộng trên vấn đề Đài Loan.

Một trong những phân tích đáng chú ý gần đây là của trung tâm tham vấn chiến lược Stratfor, trụ sở tại Austin (Texas – Hoa Kỳ), gắn liền hai điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc này là Biển Đông và Đài Loan để khẳng định rằng “Washington đang cân nhắc về khả năng hiện diện quân sự trên một hòn đảo Đài Loan”. Bài phân tích này đã được tạp chí bảo thủ Mỹ The National Interest đăng lại ngày 22/03/2019 dưới một tựa đề đầy ấn tượng: “Phải chăng ác mộng khủng khiếp nhất đối với Trung Cộng là Hoa Kỳ hiện diện quân sự tại Đài Loan? – China’s Worst Nightmare: A U.S. Military Presence on Taiwan?[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt