Tình Hình Biển Đông

Biển Đông: Làm sao giảm nguy cơ bùng nổ chiến tranh?

Chiến hạm có hỏa tiễn dẫn đường USS Antietam (CG 54) của Mỹ tuần tra Biển Đông. Navy/Handout via REUTERS

Lời người post: Đọc bài này thấy những đề xuất của Giáo sư Hu Bo (Trung Cộng), giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Biển thuộc Viện Nghiên Cứu Đại Dương ở Bắc Kinh… Xem ra, đó là ý đồ của Tập Cận Bình  kế sách “dừng một bước, tiến ba bước” của chủ nghĩa Đại Hán. Và từ đó chúng ta cũng nhận ra là nhược điểm của  Trung Cộng trong ý đồ xâm lăng trắng trợn bị thế giới thấy rõ và cương quyết chống lại nhất là Mỹ… Cuộc chống lại sự bành trướng của Đại Hán Tập Cận Bình bắt đầu từ thương chiến làm chao đảo nền kinh tế Trung Cộng đến tố cáo vi phạm nhân quyền  ở Tân Cương, Tây Tạng và Pháp Luân Công…Tập Cận Bình và đảng Cộng sản tàu khó duy trì quyền lực… nên tạm đề nghị  “dừng” để củng cố quyền lực độc tôn.

Biển Đông đang trở thành lò thuốc súng. Theo nhiều nhà quan sát, trong năm 2020, vùng biển này là một trong những điểm nóng nhất hành tinh, nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang là nhãn tiền, đặc biệt giữa Trung Cộng với Hoa Kỳ, giữa Bắc Kinh và một số quốc gia khu vực. Vì sao nguy cơ xung đột gia tăng, và làm thế nào để giảm nguy cơ bùng nổ chiến tranh? Đó là câu hỏi ngày càng ám ảnh giới chuyên gia. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng khẳng định sức mạnh bằng “họng súng” với “vỏ bọc hòa bình”

Hàng Không Mẫu hạm Liêu ninh của Trung Cộng

“Người dân Tàu đã học được giá trị của hòa bình”…”Trung Cộng chưa bao giờ tiến hành bất kỳ cuộc chiến tranh hay xung đột nào” hay “Trung Cộng luôn đi đầu trong việc hướng tới hòa bình và ổn định khu vực”… Đây là những KHẨU HIỆU mà Trung Cộng thường rêu rao để đánh bóng hình ảnh của mình. Tuy nhiên, những gì Trung Cộng làm hoàn toàn trái ngược với điều đó.

Tờ Quốc phòng Trung Cộng số ra tháng 7/2019 có đoạn: “Người dân China đã học được giá trị của hòa bình. Vì vậy, kể từ khi thành lập nước cách đây 70 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) chưa bao giờ tiến hành bất kỳ cuộc chiến tranh hay xung đột nào”. Tuy nhiên, những gì Trung Cộng làm hoàn toàn trái ngược với điều đó.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Không quân Mỹ xác nhận vẫn liên tục tuần tra trên Biển Đông

Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (@wikipedia)

Dù không thu hút nhiều sự chú ý của công luận như những chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải của Hải Quân Mỹ, nhưng các phi vụ của Không Quân Hoa Kỳ trên bầu trời Biển Đông cũng rất thường xuyên.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 09/12/2019, chính tư lệnh lực lượng Không Quân Mỹ vùng Thái Bình Dương đã xác nhận điều trên nhân cuộc hội thảo của các tư lệnh Không Quân 20 nước vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mở ra tại Hawaii vào tuần trước. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngũ Giác Đài muốn phân bổ lực lượng tới Châu Á – Thái Bình Dương

Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong một buổi họp của Ủy ban An ninh Quốc gia tại Washington DC, tháng 11/2019

Lãnh đạo của Ngũ Giác Đài muốn ưu tiên việc khai triển lực lượng của Hoa Kỳ đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, theo Bloomberg.

Ông Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết ông muốn chuyển lực lượng Hoa Kỳ đến đây từ các khu vực khác, bao gồm Afghanistan, để đối đầu với cuộc cạnh tranh quân sự đang gia tăng với Trung Cộng.

Những gì tôi muốn làm là tái phân bổ lực lượng cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, ông tuyên bố hôm thứ Bảy tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan, khi được hỏi về việc cắt giảm quân đội ở Afghanistan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vụ Bãi Tư Chính chỉ là đòn thăm dò để Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt

Ảnh vệ tinh chụp một nhà giàn D.K của Việt Nam tại Bãi Tư Chính (Biển Đông) – Ảnh AMTI/CSIS

Vụ Trung Cộng cho tàu khảo sát và hải cảnh vào hoành hành trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Bãi Tư Chính tiếp tục được giới quan sát quốc tế chú ý.
Trong một bài phân tích công bố ngày 28/11/2019, tiến sĩ Lê Thu Hường, chuyên viên phân tích cao cấp thuộc Chương Trình Quốc Phòng và Chiến Lược tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ASPI đã cho rằng: Khi công khai xâm lấn Việt Nam ở Biển Đông, Bắc Kinh muốn thăm dò phản ứng không chỉ của Hà Nội, mà còn của cả khu vực, thậm chí của toàn thế giới.

Bài biên khảo mang tựa đề “Cách tiếp cận của Việt Nam đối với các tranh chấp ở Biển Đông và bài trắc nghiệm Hải Dương Địa Chất 8” đã được công bố trên trang web của Học Viện Quan Hệ Quốc Tế Úc (Australian Institute of International Affairs). Ý đồ của Trung Cộng khi gây nên “sự cố Bãi Tư Chính” là gây áp lực tâm lý với Việt Nam vào thời điểm Hà Nội đang phải bận tâm trước nhiều sự kiện trọng đại.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng tham vọng mua cả thế giới

Những bình luận nóng của báo Pháp:

Con Đường Tơ Lụa của TC (vành đỏ trên đất liền, xanh dưới biển)

Thời sự được nhiều báo Pháp ra hôm nay chú ý: NATO kỷ niệm 70 năm thành lập tại Luân Đôn trong bối cảnh liên minh này đang rệu rã chưa từng thấy. Hội nghị khí hậu quốc tế COP 25 báo trước bế tắc, khi các nước lớn vẫn thiếu quyết tâm chính trị chung. Tuy nhiên các báo dành khá nhiều dung lượng cho chủ đề Trung Cộng.

Nhật báo La Croix trở lại dự án Một vành đai Một con đường vẫn được báo giới quen gọi là “những con đường tơ lụa mới”, một dự án đặc trưng cho tham vọng bành trướng của Trung Cộng ra thế giới. Nhật báo Công Giáo chạy tựa lớn trang nhất “Trung Cộng đang mua thế giới như thế nào”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vì sao Trung Cộng nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?

Lời giới thiệu của người dịchĐường 9 Đoạn (Nine-dotted line), tức Đường Chữ U (U-shape line) hoặc Đường Lưỡi Bò là đường ranh giới biển do Trung Cộng (TC) đưa ra nhằm chiếm 80% diện tích Biển Đông, điểm cực Nam đến vĩ độ 4.  Tham vọng ấy quá lớn, quá vô lý và trắng trợn nên đã bị dư luận Đông Nam Á và toàn thế giới phản đối.  Đường này có chỗ lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số nước Đông Nam Á, khiến cho không còn tồn tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông nữa, do đó cản trở các tuyến hàng hải quốc tế.  TC rất lúng túng vì không đưa ra được bằng chứng lịch sử và tính pháp lý của Đường 9 Đoạn. Trong khi Việt Nam từ thế kỷ 17 đã đưa người ra kiểm soát quần đảo Trường Sa thì TC mãi đến năm 1946 mới có người ghé qua đây cắm cờ nhận chủ quyền rồi về. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ chính thức xác định: Lưỡi bò Trung Quốc “vô căn cứ, phi pháp, phi lý”

Mỹ phủ nhận đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng trên Biển Đông

Trong một bản báo cáo chính thức công bố ngày 04/11/2019, bộ Ngoại Giao Mỹ đã xác định trở lại đánh giá của Hoa Kỳ về đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Cộng dùng để khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông. Đánh giá đó đã được tóm gọn trong ba từ ngữ: “Vô căn cứ, phi pháp và phi lý”.

Bản báo cáo “Một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung” dài 30 trang, nội dung tập trung điểm lại quá trình 2 năm phối hợp giữa Mỹ và các đối tác và đồng minh trong khu vực nhằm triển khai chiến lược mới của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đã được tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố tại Đà Nẵng (Việt Nam) vào tháng 11/2017. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hải Dương 8 rút vì Trọng không đi Mỹ?

Tàu thám hiểm “Hải Dương Địa Chất 8” của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey)

Vì sao Trung Cộng lại rút tàu Hải Dương 8 về nước vào ngày 24/10/2019? Phải chăng Bắc Kinh đã mệt mỏi trong chiến dịch mang tên Bãi Tư Chính, một phần do phản ứng của Mỹ và Liên minh châu Âu? Hay hành động này chỉ thuần túy là “nghỉ giải lao giữa hiệp” và nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn gây hấn mới?

“Sống không ra sống, chết không ra chết”

Tàu Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ vệ cho tàu này đã từng khiến giới chóp bu Việt Nam mừng hụt khi rời khỏi Bãi Tư Chính vào tháng 8 và tháng 9 năm 2019, nhưng không phải “một đi không trở lại” mà chỉ đơn giản là quay về đảo Đá Chữ Thập để tiếp liệu và nghỉ ngơi. Sau đó, Hải Dương 8 đã quay trở lại Bãi Tư Chính và còn tỏ ra “nguy hiểm hơn xưa”, không chỉ quần thảo ở khu vực này mà còn phô diễn một loạt đường đan áo dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, kè sát vùng biển Bình Thuận, Phan Rang, Khánh Hòa, Phú Yên, với cự ly cách đất liền Việt Nam có lúc thu ngắn chỉ còn khoảng 100 – 110 km. Trong suốt hải trình đày đọa ấy, hệ thống tuyên giáo và báo đảng Việt Nam im bặt trong nỗi khiếp nhược khôn tả, còn Bí thư quân ủy trung ương Nguyễn Phú Trọng và các đồng đảng của ông ta đã không một lần thốt nổi cái tên Bãi Tư Chính hay lên án Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Phó TT Mỹ tố cáo Trung Quốc dùng võ lực áp bức Việt Nam

PTT Hoa Kỳ Mike Pence

Lời người post: Thank  you – Vice President Mike Pence…

Trong bài phát biểu bao quát về quan hệ Mỹ-Trung ngày hôm qua, 24/10/2019 tại Trung Tâm Quốc Tế Woodrow Wilson ở Washington, phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence một lần nữa đã lên tiếng chỉ trích gay gắt một loạt chính sách của Trung Cộng trong thời gian gần đây. Ông Mike Pence cũng đặc biệt lên án các hành vi bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông, trong đó có việc dùng võ lực áp bức Việt Nam.

Ông Pence nhắc lại rằng cách nay một năm, bản thân ông đã từng nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến Trung Cộng, từ thương mại, quân sự, cho đến các vấn đề Tân Cương, Đài Loan và Hồng Kông. Thế nhưng trên những vấn đề đó, Bắc Kinh lại trở nên “hung hăng và gây mất ổn định nhiều hơn”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng ký thỏa thuận thuê đảo Thái Bình Dương ở Solomon

Vị trí của Đảo Quốc Solomon trên Thái Bình Dương

Lời người post: Quần đảo Solomon nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28,400 km². Thủ đô là Honiara, nằm trên đảo Guadalcanal.

Nhiều sử gia cho rằng người dân đảo quốc này chính là hậu duệ của người Melanesia cổ, sinh sống từ mấy ngàn năm trước. Vào thập niên 1890, thực dân Anh đã thiết lập nền cai trị vùng đất này. Trong thời gian 1942-1945, đảo quốc này chịu tổn thất rất lớn trong Đệ II Thế Chiến. Nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra trong Chiến dịch quần đảo Solomon, trong đó có Trận Guadalcanal gây thiệt hại nặng nề cho Solomon. Năm 1976, chính quyền tự trị ra đời. Hai năm sau đó, Solomon chính thức trở thành đảo quốc độc lập và là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.

Từ năm 1998, cuộc xung đột sắc tộc đã diễn ra trước sự bất lực của chính quyền Solomon. Đến tháng 6 năm 2003, lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của Úc gọi tắt là RAMSI (Regional Assistance Mission to the Solomon Islands) được gửi đến với “Sứ mạng giúp đỡ Quần đảo Solomon” nhằm thiết lập lại nền hòa bình và  giải giáp các phiến quân sắc tộc vũ trang.

Solomon trước đây là đồng minh của Đài Loan, nay tuyên bố cắt đứt liên hệ với Đài Loan và bắt tay với Trung Cộng, và gần đây Trung Cộng thuê đảo Tulagi của Solomon. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Tàu Trung Cộng ngày càng sát bờ biển Việt Nam

Lính và Tàu Trung Cộng càng ngày càng tiến gần bờ Việt nam

Tàu Cộng càng ngày càng tỏ ra xâm lăng lộng hành Việt Nam, chúng cho tàu thăm dò địa chất áp sát bờ biển Việt Nam…nguy cơ càng ngày càng thắt chặt – nay chúng cách bờ biển Việt nam chỉ 100 hải lý.

Tin tức từ giới chuyên viên theo dõi tình hình lưu hành trên Internet cho thấy là từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2019, tàu Trung Cộng đã mở hai mặt trận trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đơn thương độc mã vào biển Đông, tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan bị 7 chiến hạm Trung Cộng vây?

HKMH USS Ronald Reagan thăm Hồng Kông tháng 11/2018

Bộ quốc phòng Trung Cộng ngày 26/9 phản ứng về những tin tức liên quan đến sự hiện diện của Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS Ronald Reagan trên biển Đông.

Trả lời câu hỏi của phóng viên – đề cập hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan của Hoa Kỳ di chuyển ở biển Đông và có một số tàu được cho là chiến hạm Trung Cộng xung quanh, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Cộng Nhậm Quốc Cường chỉ trích nhóm Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ đã “đến biển Đông để diễu võ dương oai, thúc đẩy quân sự hóa khu vực”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Khu trục hạm Mỹ đi gần các đảo Trung Cộng chiếm đóng tại Hoàng Sa

Tàu khu trục Mỹ vào Hoàng Sa thách thức yêu sách lãnh hải quá mức của Trung Cộng. (Ảnh: Wikipedia)

Tin Reuters: Bà Reann Mommsen, phát ngôn viên của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ nói với Reuters rằng tàu khu trục USS Wayne E. Meyer mang hoả tiễn tự hành đã đi vào Quần đảo Hoàng Sa, thách thức các yêu sách lãnh thổ quá mức của Trung Cộng tại vùng biển này.

Quân đội Hoa Kỳ loan báo một tàu khu trục của Hải quân nước này hôm thứ Sáu (13/9) đã đi vào gần các đảo mà Trung Cộng chiếm đóng tại Quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông.

Tàu khu trục Wayne E. Meyer đã đi qua vùng biển Hoàng Sa phía đông Việt Nam và phía Nam của Đảo Hải Nam, Trung Cộng mà không yêu cầu sự cho phép từ Bắc Kinh hoặc từ Hà Nội hay Đài Loan – các bên cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng dọa dùng võ lực đối với tàu sân bay Anh Quốc tại Biển Đông

Đại sứ Trung Cộng tại Anh Quốc Lưu Hiểu Minh

Trung Cộng càng lúc càng lộ rõ tham vọng thâu tóm Biển Đông, với một loạt hành động quân sự hóa khu vực, công khai xâm phạm vùng biển của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Bên cạnh đó, Bắc Kinh không ngần ngại cảnh cáo những nước nào có ý đinh can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Anh Quốc hôm qua, 09/09/2019, đã lại bị Trung Cộng “dằn mặt” với lời lẽ thô bạo hơn, vì đã có một kế hoạch đưa tàu sân bay qua Biển Đông.
Theo báo chí Anh Quốc, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí tại Luân Đôn, đại sứ Trung Cộng tại Anh Lưu Hiểu Minh, bên cạnh hồ sơ nóng là Hồng Kông, đã lại nhắc đến vấn đề Biển Đông để cảnh cáo chính quyền Anh là không nên xâm phạm vùng biển của Trung Cộng.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt