Biển Đông: Pháp, Đức, Anh cùng gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
Theo trang mạng của Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf CLCS), Pháp, Đức và Vương Quốc Anh vừa đệ trình một công hàm chung gởi Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách rộng khắp của Trung Cộng tại Biển Đông.
Công hàm cũng ghi rõ : “Pháp, Đức và Vương Quốc Anh nhấn mạnh rằng các tuyên bố chủ quyền dựa trên việc thực thi “quyền lịch sử” trên vùng Biển Đông không tuân thủ luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS“. Công hàm nhắc lại rằng phán quyết trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Cộng, đề ngày 12/07/2016, xác nhận rõ ràng điểm này. [Đọc tiếp]
Diễn đàn ARF đầu voi đuôi chuột!
Diễn Đàn ARF viết tắt của ASEAN Regional Forum là là diễn đàn mở ra của Bộ Trưởng Ngoại Giao 10 nước ASEAN đối thoại về an ninh khu vực. Đây là một diễn đàn hằng năm hiếm hoi tập hợp hầu hết các tác nhân vật quan trọng trong vùng châu Á-Thái Bình Dương và các cường quốc tham gia. Thành viên tham dự ARF gồm 10 nước ASEAN cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Cộng, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nga và đặc biệt là có cả Bắc Hàn.
Năm nay Việt Nam làm chủ tịch luân phiên khối ASEAN, nên cuộc họp do Việt Nam ngồi ghế chủ tọa.
Khai mạc vào Ngày 10/09/2020 Phạm Bình Minh bộ trưởng ngoại giao của nhà nước CSVN tuyên bố “các nước Đông Nam Á muốn Mỹ đóng một vai trò trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông” và “Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp chủ động và mang tính xây dựng của Hoa Kỳ cho những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông” – Hai lời tuyên bố của Phạm Bình minh không phải là do cá nhân của ông ta mà là do Bộ Chính Trị của CSVN bật đèn xanh. Hai lời tuyên bố trên làm cho nhiều người Việt Nam mừng thầm đoán già đoán non rằng “có lẽ CSVN đã đi với Mỹ rồi mới dám tuyên bố như vậy ?!” [Đọc tiếp]
Đại sứ quán Hoa Kỳ: bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội vừa công bố một bản đồ Việt Nam trong đó bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo mà Trung Quốc cùng có tuyên bố chủ quyền và nằm trọn trong đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh đơn phương đặt ra.
Mỹ chưa bao giờ công khai ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng trong một đăng tải trên trang Facebook chính thức của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 9/9 nhằm kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác giữa hai nước, một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo này được đăng kèm theo các thông tin về sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong 1/4 thế kỷ qua.
Tấm bản đồ này dường như nhất quán với các tấm bản đồ chính thống mà chính phủ Việt Nam công bố, trong đó luôn có hình ảnh của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. [Đọc tiếp]
Bài hát “Lật đổ Trung Cộng” đứng đầu danh sách tải về trên iTune
“Để tôi nói với bạn, tôi đã trải qua điều gì, sống một cuộc sống bất công, nhìn thấy rất nhiều việc khiến tôi phát điên, còn người lãnh đạo lại không hề ngó ngàng tới…”, bài hát này có tên tiếng Anh là “Take Down the CCP” (Lật đổ Trung Cộng) đang gây bùng nổ trên mạng.
Theo trang mạng The National Pulse tại Mỹ đưa tin, lượt tải của bài đơn ca bằng tiếng Anh này đã chiếm vị trí quán quân trong 72 tiếng đồng hồ trên iTunes. [Đọc tiếp]
Trung Cộng bị các nước Châu Âu quay mặt!
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Nước Mỹ đang vào mùa bầu cử, các hoạt động ngoại giao chỉ cầm chừng hay ngưng đọng vì hầu hết các chính khách lo việc tranh cử. Từ thống đốc tiểu bang đến toàn thể Hạ Viện, một phần ba Thượng Viện và Tổng Thống đều phải bầu lại… ai ở, ai đi khó mà biết được, đều do là phiếu của người dân Mỹ quyết định. Lợi dụng tình hình đó, Trung Cộng tung một đòn ngoại giao qua Châu Âu. Tập Cận Bình cử hai nhà ngoại giao cao nhất của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) là Dương Khiết Trì và Vương Nghị du thuyết Châu Âu để sửa bộ mặt hắc ám bị các quốc gia trên thế giới nghi ngờ và kết tội là thủ phạm gây nên đại dịch virus Vũ Hán trên toàn cầu, nay đã có hàng triệu người thiệt mạng. Cả hai không những “đi không lại về không” mà còn thất bại thê thảm!
Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại giao Trung ương Trung Cộng, một bộ phận hoạch định chiến lược ngoại giao cao nhất của ĐCST. Trong hệ thống tổ chức của ĐCST thì Dương Khiết Trì có vị trí cao hơn và lãnh đạo Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Nghị (Wang Y). Vương Nghị vừa chấm dứt chuyến thăm viếng 8 ngày (24/08 – 01/09) ở Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức thì Dương Khiết trì tiếp theo đi Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Ngoại trưởng Mỹ: Pompeo kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á khẩn cấp đứng lên chống lại Trung Cộng
Source: https://nypost.com/2020/09/10/mike-pompeo-urges-southeast-asian-nations-to-stand-up-to-china/
Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm thứ Năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 tại cuộc họp trực tuyến của khối ASEAN đã khẩn cấp kêu gọi các nước Đông Nam Á xem xét lại mối quan hệ của họ với các công ty quốc doanh của Trung Cộng và đứng lên chống lại hành động bắt nạt của Bắc Kinh ở Biển Đông.
“Đừng chỉ lên tiếng mà hãy hành động,” Mike Pompeo nói trong một bài diễn văn trước hội nghị thượng đỉnh Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á hay còn gọi tắt là khối ASEAN.
“Hãy xét lại các giao dịch kinh doanh với các công ty quốc doanh bắt nạt các quốc gia ven biển ASEAN ở Biển Đông. Đừng để Đảng Cộng Sản Trung Cộng lấn lướt chúng ta và nhân dân của chúng ta”. [Đọc tiếp]
Việt Nam tuyên bố ASEAN ủng hộ vai trò của Mỹ ở Biển Đông
Trong cuộc họp trực tuyến giữa các ngoại trưởng ASEAN với ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Hôm nay, 10/09/2020, ngoại trưởng nhà nước Cộng Sản Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố các nước Đông Nam Á muốn Mỹ đóng một vai trò trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung Cộng lại tố cáo Washington gây mất ổn định ở vùng biển đang tranh chấp này.
Không nêu tên Trung Cộng, ngoại trưởng Việt Nam bày tỏ quan ngại về những diễn tiến gần đây ở Biển Đông, “bao gồm những sự cố nghiêm trọng, việc tiếp tục quân sự hóa vùng biển này và những hoạt động vi phạm quyền của các nước nhỏ, đi ngược lại với luật pháp quốc tế”. [Đọc tiếp]
Mỹ trừng phạt quan chức, doanh nghiệp Trung Cộng tham gia “quân sự hóa” Biển Đông
Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra biện pháp cụ thể để ngăn chặn Bắc Kinh bành trướng quân sự ở Biển Đông. Hôm qua, 26/08/2020, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo trừng phạt nhiều quan chức, doanh nghiệp Trung Cộng tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở quân sự ở Biển Đông, cũng như dùng vũ lực ngăn cản các quốc gia Đông Nam Á khai thác các nguồn tài nguyên trên biển.
Nguy cơ đối đầu quân sự với Mỹ sau vụ Trung Cộng thử hỏa tiễn ở Biển Đông
Trung Cộng gia tăng tập trận theo cường độ các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc Trung Cộng thử hỏa tiễn ngày 27/08/2020 giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, trong khuôn khổ cuộc tập trận từ 24-29/08 trên bốn mặt trận (Biển Đông, Hoàng Hải, Bột Hải và eo biển Đài Loan) có nguy cơ thúc đẩy Mỹ điều động thêm nhiều hỏa tiễn đến khu vực và làm gia tăng rủi ro một cuộc xung đột vũ trang.
Chiến hạm Mỹ tuần tra vùng biển Hoàng Sa vào lúc Trung Cộng tập trận bắn đạn thật
Hôm qua, 27/08/2020, Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ ra thông cáo xác nhận là trong cùng một ngày, một khu trục hạm Hải Quân Hoa Kỳ trang bị hỏa tiễn dẫn đường đã tiến hành một chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gọi là ngang qua vùng biển Hoàng Sa. Hoạt động này được tiến hành một hôm sau khi Trung Cộng phóng thử tên lửa ở Biển Đông,
Trả lời báo mạng của Học Viện Hải Chiến Hoa Kỳ USNI, một phát ngôn viên Hạm Đội 7 cho biết là chiếc khu trục hạm USS Mustin (DDG-89) đã đi ngang qua vùng quần đảo Hoàng Sa nhằm “duy trì các quyền hạn, quyền tự do và quyền sử dụng hợp pháp vùng biển được luật pháp quốc tế công nhận, bằng cách thách thức các hạn chế bất hợp pháp đối với quyền quá cảnh vô hại do Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam áp đặt”. [Đọc tiếp]
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ: Ngũ Giác Đài đã sẵn sàng cho Trung Cộng
Ngày 24/8, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper đã tuyên bố “Ngũ Giác Đài đã sẵn sàng cho Trung Cộng” (The Pentagon Is Prepared for China) trên Tạp chí The Wall Street Journal, thảo luận về mối đe dọa của quân đội Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTC) và đề xuất 3 biện pháp chính mang tính tập trung nhằm đối phó, đặc biệt là ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Thứ nhất, Mỹ phải làm chủ được các lực lượng vũ trang để cạnh tranh, răn đe và giành chiến thắng trên mọi lĩnh vực: trên biển, trên bộ, trên không, trong vũ trụ và không gian mạng. Hiện tại, Ngũ Giác Đài đang đầu tư mạnh mẽ vào các kỹ thuật công nghệ quân sự tân tiến như vũ khí siêu thanh, 5G, hệ thống phòng không và phòng thủ hoả tiễn tích hợp, trí thông minh nhân tạo… đảm bảo duy trì lợi thế quân sự tuyệt đối trong vài thập niên tới. [Đọc tiếp]
TTổng Thống Trump nói: China “biết tôi sẽ làm gì” nếu xâm lược Đài Loan
Một cuộc phỏng vấn trên đài Truyền Hình Fox News, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng Trung Cộng biết ông sẽ phản ứng như thế nào nếu nước này tấn công Đài Loan.
Dù Hoa Kỳ cam kết giúp đỡ ở biển Đông, Việt Nam vẫn thận trọng đối đầu Bắc Kinh
Theo nhận định của SCMP, trong khi Việt Nam tiếp tục phản đối các yêu sách của Trung Cộng tại vùng biển tranh chấp và thậm chí có thể có hành động pháp lý, nhưng nước này vẫn tỏ ra thận trọng trước đề nghị giúp đỡ của Mỹ trong việc đối đầu với Trung Cộng tại biển Đông.
Washington đã củng cố lập trường chống lại các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông vào tuần trước khi ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Việt Nam, cam kết hỗ trợ cho ngư dân nước này chống lại những đe dọa phi pháp từ Trung Cộng.
Trong khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink không nhắc đến Trung Cộng trong các tuyên bố tại lễ ký kết với Tổng Cục Thủy Sản Việt Nam, các nhà phân tích cho biết ông rõ ràng đang đề cập đến Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
Trung Cộng dịu giọng với Việt Nam về vấn đề Biển Đông: là một thủ đoạn?
Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Cộng gần đây đã gặp Ngoại Trưởng nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Phạm Bình Minh thúc giục Việt Nam ngồi lại vào bàn đàm phán về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông trong tình hình căng thẳng với Mỹ trong khu vực gia tăng.
Theo Tân Hoa Xã, ông Vương đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Đông Hưng trên biên giới Việt – Trung ở khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Cộng vào Chủ nhật (23/8) để đánh dấu ngày kỷ niệm phân giới trên đất liền và cắm mốc giới.
“Chúng ta phải dựa trên thực tiễn thành công trong việc giải quyết các vấn đề biên giới trên bộ để tìm kiếm giải quyết sớm các tranh chấp trên biển … Hai nước có đủ khả năng và trí tuệ để tiếp tục đàm phán về các vấn đề hàng hải,” ông Vương nói, theo trích dẫn Bộ Ngoại giao Trung Cộng. [Đọc tiếp]