Biển Đông: Cuộc chiến công hàm tiếp diễn, Tokyo nhập cuộc tố cáo Bắc Kinh
Các hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Cộng tại Biển Đông tiếp tục bị vạch trần tại Liên Hiệp Quốc. Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến Trung Cộng tức tối, Nhật Bản mới đây đã gửi công hàm ghi ngày 19/01/2021 đến tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ các đường cơ sở mà Bắc Kinh vẽ ra quanh một số thực thể địa lý trên Biển Đông, đồng thời cáo buộc Trung Cộng hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Công hàm mang số SC/21/002 của phái đoàn thường trực của Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc nêu rõ mục tiêu của Tokyo là nhằm đáp trả công hàm CML/63/2020 mà Trung Cộng đã gởi đến Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái để bác bỏ công hàm chung của ba nước Pháp, Đức và Anh. Công hàm của Nhật bao gồm hai điểm chính: [Đọc tiếp]
Quân đội Trung Cộng ứng phó thế nào với mệnh lệnh chuẩn bị chiến tranh trong năm mới của Tập Cận Bình (Phần 1)
Ngày 04/01, Tập Cận Bình ký mệnh lệnh số 1 năm 2021, phát lệnh động viên huấn luyện, yêu cầu “tập trung chuẩn bị cho chiến tranh”, “lấy chiến tranh để huấn luyện, lấy huấn luyện để phục vụ chiến tranh”, “Bảo đảm trực chiến toàn thời gian, ứng chiến tức thì”. Truyền thông của Quân đội Trung Cộng lập tức mở hết công suất, liên tục đăng các bài về huấn luyện thực chiến, cao giọng báo cáo thành tích với Tập Cận Bình, nhưng xem kỹ quá trình huấn luyện thấy thực tế chỉ là ứng phó với Tập Cận Bình mà thôi.
Hỏa tiễn của Trung Cộng thực chất bắn được bao xa?
Ngày 05/01/2021, Tin tức Quân Giải Phóng – đăng trên trang mạng Quân Đội Trung Cộng, “‘đại đội Thần Uy’ là thanh kiếm sắc của lực lượng không quân chiến lược, hễ tham dự là giành ‘Phi tiêu vàng’”, bài viết nói rằng, “Trong cuộc thi sát hạch ‘Phi tiêu vàng – 2020’ của lực lượng Không quân, đại đội tham gia thi bay đội hình, đã một mạch vượt qua các bài thi, xuất sắc giành ‘Phi tiêu vàng’.” [Đọc tiếp]
Bộ Thương Mại Mỹ trừng phạt CNOOC vì dọa nạt các nước láng giềng
Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã đưa Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Cộng (CNOOC = China National Offshore Oil Corporation) vào danh sách đen kinh tế với cáo buộc Tổng Công Ty này hỗ trợ Bắc Kinh dọa nạt các nước láng giềng ở Biển Đông.
Ngoài ra, một công ty Trung Cộng khác là Skyrizon cũng bị đưa vào danh sách người dùng quân sự đầu cuối (MEU) do có khả năng phát triển, sản xuất, bảo trì các thiết bị quân sự như động cơ máy bay quân sự.
Hãng tin Reuters ngày 14-1 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết “Các hành động liều lĩnh và hiếu chiến của Trung Cộng ở Biển Đông và việc họ hùng hổ thúc đẩy việc giành lấy tài sản trí tuệ và công nghệ nhạy cảm cho các nỗ lực quân sự hóa của mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và an ninh của cộng đồng quốc tế”, [Đọc tiếp]
Bộ Ngoại giao Mỹ: Hành động bảo vệ tự do trên Biển Đông
“Mỹ sát cánh cùng các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách nhằm bảo vệ các lợi ích và quyền chủ quyền của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi thấy Bắc Kinh giảm hành vi ức hiếp của mình ở Biển Đông”.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa tuyên bố sẽ có thêm hành động để bảo vệ sự tự do trên Biển Đông, bao gồm hạn chế thị thực đối với các cá nhân Trung Cộng có liên quan đến tranh chấp tại khu vực này, trong Reuters một bản tuyên bố Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết:
“Mỹ sát cánh cùng các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách nhằm bảo vệ các lợi ích và quyền chủ quyền của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi thấy Bắc Kinh giảm hành vi ức hiếp của mình ở Biển Đông”,
Trung Cộng đe dọa Việt Nam hãy ngừng nhảy múa với Mỹ!
BẮC KINH: Ngày Chủ Nhật, 10 Tháng Giêng năm 2021, Trung Cộng cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) cảnh cáo Việt Nam và Malaysia là “hãy ngừng nhảy múa với Mỹ và kích động rắc rối, nếu không, sau cùng sẽ tự làm hại mình”.
Lời đe dọa vừa kể tuy mượn lời “các nhà phân tích” nhưng chỉ là cách viết ném đá giấu tay của Bắc Kinh khi đưa tin Ngoại Trưởng Vương Nghị đi thăm bốn nước ASEAN từ ngày Thứ Hai, 11 Tháng Giêng, “nhằm củng cố tình hữu nghị với các nước sau khi đã trải qua một số xáo trộn và thụt lùi những năm gần đây.”
Bốn nước được đề cập trong chuyến thăm của Vương Nghị là Myanmar, Indonesia, Brunei và Philippines, cho dù khu vực vẫn đang giới hạn chuyện đi lại du lịch nhằm đối phó với đại dịch virus Vũ Hán. Đồng thời những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong những ngày cuối cùng nhiệm kỳ của Tổng Thống Trump vẫn căng thẳng. [Đọc tiếp]
Mỹ, Nhật hoan nghênh Hải quân châu Âu điều động đến châu Á để đối phó với Trung Quốc
Anh sẽ điều một Hàng Không Mẫu Hạm đến Đông Á, Pháp đưa tàu Hải quân đến Nhật Bản và Đức gởi khu trục hạm đến Ấn Độ Dương, trong tình hình Trung Cộng ngày càng tỏ ra hung hăng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. South China Morning Post hôm nay 05/01/2021 trích thông cáo của các chính phủ liên quan cho biết như trên. Nhật Bản và Hoa Kỳ rất hoan nghênh sự tham gia này.
Hải Quân Việt Nam – Ấn Độ diễn tập liên lạc và phối hợp chung tại Biển Đông
Theo báo Hindustan Times, trước khi rời cảng Nhà Rồng, tàu hải quân Ấn Độ INS Kiltan cùng với các tàu Hải Quân Việt Nam tiến hành diễn tập trao đổi liên lạc và phối hợp chung (PASSEX) ở Biển Đông.
Nhật muốn xây dựng ‘mối quan hệ đặc biệt’ với Việt Nam
Cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản vừa mới tổ chức tại Hà Nội lễ kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản. Tại buổi lễ Tokyo bảy tỏ mong muốn “xây dựng được mối quan hệ đặc biệt” với Việt Nam.
Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, do diễn biến của virus Vũ Hán, lễ kỷ niệm ngày thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại nước ngoài chỉ được tổ chức duy nhất tại Việt Nam. [Đọc tiếp]
Từ kinh nghiệm của nước Úc, châu Âu đừng ngây thơ nếu làm ăn với Trung Cộng
Từ khi Úc yêu cầu mở điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona, Trung Cộng đã liên tiếp ra các trừng phạt kinh tế đối với Canberra bằng đánh thuế cao lên hàng loạt các sản phẩm xuất khẩu của Úc. Theo nhà kinh tế học Yves Parez, cuộc khủng hoảng thương mại này cảnh báo về mối nguy hiểm khi công nghiệp Liên Âu (EU) lệ thuộc vào Trung Cộng.
Ấn-Nhật phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông
Ngay sau thượng đỉnh Ấn Độ-Việt Nam, trong đó hồ sơ Biển Đông đã được thủ tướng hai nước thảo luận, bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ vào hôm qua, 22/12/2020 đã có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nhật Bản để trao đổi quan điểm về tình hình khu vực, bao gồm cả biển Hoa Đông lẫn Biển Đông.
Một thông cáo chính thức do bộ Quốc Phòng Nhật công bố cho biết là cả hai bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Rajnath Singh và Nhật Bản Nobuo Kishi đều “đồng ý gửi đi một thông điệp rõ ràng (nhằm) phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực đơn phương muốn thay đổi hiện trạng bằng cách cưỡng chế hoặc bất kỳ hoạt động nào làm căng thẳng leo thang”. [Đọc tiếp]
Hàng loạt máy bay tối tân của Mỹ tập trận ở Biển Đông
Mỹ điều động hai máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-1B Lancer cùng hai tiêm kích F-22 Raptor trong nhiệm vụ huấn luyện ở Biển Đông ngày 10/12.
Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương của Mỹ cho biết nhiều đơn vị máy bay chiến đấu đã được điều động tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tham gia các hoạt động tập trận hôm 10/12.
Trong số các máy bay tham gia tập trận có cường kích tàng hình chiến lược B-1B Lancer xuất kích từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. [Đọc tiếp]
Mỹ đặt mục tiêu chống Trung Cộng “quyết đoán hơn” trên Biển Đông năm 2021
Theo nguồn tin thông tạo của Quân Đội Hoa Kỳ vừa đưa ra cảnh báo sẽ “quyết đoán hơn” trong việc đáp trả các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là đối với Trung Cộng, quốc gia mà Mỹ cáo buộc có tham vọng bành trướng ở Biển Đông.
Truyền thông quốc tế hôm 18/12 dẫn một tài liệu có nội dung về các mục tiêu đặt ra cho Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Lực Lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ năm 2021, Ngũ Giác Đài nói rằng một số quốc gia, đặc biệt là Nga và Trung Cộng “đang cạnh tranh cân bằng quyền lực ở các khu vực quan trọng và tìm cách phá hoại trật tự thế giới hiện nay”. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Hải Quân Mỹ sẽ đáp trả thái độ hung hăng của Trung Cộng
Quân đội Hoa Kỳ cho biết là các chiến hạm của Mỹ từ nay sẽ phản ứng một cách “mạnh mẽ hơn” đối với những nước vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Trung Cộng, đang tranh giành biển đảo với các nước láng giềng ở Biển Đông.
MỸ thử nghiệm thành công hỏa tiễn đánh chận hỏa tiễn liên lục địa đối thủ đang bay trên không
Cách nay vài tuần, Hoa Kỳ đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Cộng về việc Mỹ đã thử nghiệm thành công việc chận bắt các hỏa tiễn liên lục đi6a khi đang bay trong không trung. Được biết trong mấy ngày qua, Hải quân Mỹ đã cho phóng một hỏa tiễn đạn đạo từ tàu khu trục USS John Finn 113, để chận bắt trên không trung một hỏa tiễn liên lục địa đang bay – Loại hỏa tiễn mà Mỹ thử nghiệm hỏa tiễn liên lục địa ICBM (intercontinental ballistic missile) có tầm bắn tối thiểu 5,500 km. Cuộc thử nghiệm này nằm ngoài khu vực Thái Bình Dương phía đông bắc tiểu bang Hawaii. Video dưới đây ghi lại một vài khoảnh khắc thành công thủ nghiệm của Hải Quan Hoa Kỷ đưa ra public
[Đọc tiếp]Một Cuộc Chiến Tại Biển Đông Có Thể Định Hình Lại Châu Á (Và Thế Giới)
Nó có thể bắt đầu một cách bất ngờ (It could start suddenly).
Một cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào ở Biển Đông (Biển Đông) và có thể định hình lại châu Á nói riêng và thế giới nói chung, trong tình hình cả Mỹ lẫn Trung Cộng đều đang chuẩn bị cho kịch bản này.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng đối với Biển Đông là phi pháp, nhưng các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Bắc Kinh vẫn không ngừng khuyến khích các lực lượng của mình tấn công tàu hải quân Mỹ hoạt động hợp pháp tại vùng biển này.
Có vẻ như Trung Cộng đang kích động chiến tranh – một cuộc chiến mà rất có thể sẽ khiến nước này phải gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, cuộc chiến đó sẽ không chỉ giới hạn ở vùng biển này mà cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thay đổi chế độ ở Bắc Kinh. [Đọc tiếp]