Đức chuẩn bị điều tàu chiến ra Biển Đông
Lần đầu tiên kể từ năm 2002, một tàu khu trục của Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông vào mùa hè sắp tới. Tin này đã được các giới chức Đức xác nhận hôm thứ Ba ngày 1 tháng 3.
Các giới chức bộ quốc phòng và ngoại giao Đức nói với Reuters rằng dự kiến tàu khu trục sẽ lên đường sang châu Á vào tháng 8 năm nay, đi ngang qua Biển Đông trên chặng về của hành trình.
Được coi như một hoạt động để khẳng định “tự do hàng hải”, chuyến hải hành đánh dấu lần đầu tiên trong 19 năm một tàu chiến Đức đi ngang qua khu vực tranh chấp, nơi Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ và xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này, chống lại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan. [Đọc tiếp]
Quần đảo Senkaku: Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Cộng
Lời ngươi post: “Ăn miếng trả miếng”, đó là hành động như chính phủ Nhật đối với Trung Cộng, đó mới là phương pháp thích ứng chống Cộng Sản. Với chế độ cộng sản mà chống cộng bằng đấu khẩu, tuyên ngôn, tuyên cáo chỉ là “có còn hơn không” mà thôi. Cộng Sản rất lỳ lợm, gian trá và xảo quyệt, cần có hành động như Tokyo mới trị được Bắc Kinh Cộng Sản.
Như chúng ta đã biết: Trước đây, Bắc Kinh ra lệnh “Hải cảnh Trung Cộng có quyền áp dụng tất cả biện pháp cần thiết, gồm cả biện pháp dùng vũ khí để chặn đứng hành vi xâm phạm lãnh hải của Trung Cộng” – Sau đó các nước quốc tế kể cả Mỹ lên án phản đối bằng thông báo, báo chí v.v… Có được thì tốt, nhưng xét cho cùng Bắc Kinh chẳng mất sợi lông chân nào với việc “đánh giặc giấy” rồi sau đó bỏ qua…theo thời gian.
Hôm nay Tokyo ra một lệnh: “Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Cộng nếu Trung Cộng xâm lăng vùng lãnh hải Senkaku..” Đây mới đúng là cách đánh cộng sản Bắc Kinh chính xác nhất. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Quốc tế tăng áp lực để đẩy lùi tham vọng của Trung Cộng
Hoa Kỳ và các đồng minh có lập trường cứng rắn hơn và đang điều tàu chiến vào các vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ trên Biển Đông.
Đã và đang có nhiều dấu hiệu cho thấy tân chính quyền của Tổng thống Biden có lập trường cứng rắn hơn về các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng đối với Biển Đông.
Trong hoạt động mới nhất để khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, Ngũ Giác Đài đã điều tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Russell tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh một số thực thể thuộc Trường Sa, quần đảo mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. [Đọc tiếp]
Quan hệ cựu thù: Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ Mỹ sử dụng ‘diễn biến hòa bình’
Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam còn bị hạn chế bởi một số yếu tố trong đó có việc các lãnh đạo Việt Nam vẫn “nghi ngờ” rằng chính phủ Hoa Kỳ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ Cộng sản ở quốc gia cựu thù
Một báo cáo cập nhật của Quốc hội Mỹ về tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ra hôm 16/2 cho biết những lợi ích song trùng về chiến lược và kinh tế đã làm cho sự hợp tác giữa hai nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những năm gần đây. Sau hơn 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Cộng, trong khi Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. [Đọc tiếp]
Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung
Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, vốn có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Bắc Kinh. Theo The Economist, để tránh cho Đông Nam Á không bị rơi vào quỹ Trung Cộng, Washington nên buôn bán, đầu tư nhiều hơn vào khu vực, và không nên buộc các nước phải chọn phe.
Hoa Kỳ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc, duy trì lập trường thời chính quyền Trump
Mỹ lo ngại về luật hải cảnh được ban hành gần đây của Trung Cộng và rằng nó có thể leo thang tranh chấp lãnh hải và được viện dẫn để khẳng định các tuyên bố chủ quyền phi pháp, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ngày thứ Sáu.
Trung Cộng, nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa và với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, tháng trước thông qua luật mà lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài. [Đọc tiếp]
Quân đội Mỹ tỏ thế mạnh, Trung Cộng tạm thời e ngại?
Hôm 17/02, Quân đội Hoa Kỳ thông báo Khu trục hạm Aegis USS Russell (DDG 59) di chuyển ngang qua vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa), nhằm trực tiếp thách thức tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này của các nước xung quanh, bao gồm Trung Cộng, Việt Nam và Đài Loan. Việc này cho thấy rất rõ, chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến vào vùng lãnh hải được phân định sát căn cứ quân sự trên đảo Nam Sa, điều làm người ta ngạc nhiên là ít nhất đã 24 giờ trôi qua nhưng Trung Cộng không đưa ra bất cứ tuyên bố gì, như thể là sự việc này không hề xảy ra vậy. [Đọc tiếp]
Bộ Tứ Quad họp lần đầu dưới thời tổng thống mới
Chính quyền Mỹ hôm qua 17/02/2021 thông báo có các cuộc thảo luận với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản trong ngày hôm nay 18/02: Bất chấp những cảnh cáo từ Bắc Kinh, tổng thống Mỹ Joe Biden muốn hồi sinh liên minh chiến lược có tên Bộ Tứ “Quad”.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua cho báo chí biết là các cuộc thảo luận của các ngoại trưởng trong Bộ Tứ là thiết yếu để thúc đẩy các mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và để đối phó với những thách thức của thời đại. Đây là cuộc họp đầu tiên của Bộ Tứ kể từ khi tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức nhậm chức cách nay gần 1 tháng. [Đọc tiếp]
Trung Cộng lại cho tàu xâm nhập vùng biển Việt Nam, tiếp tục xây dựng tại Đá Vành Khăn
Một chiếc tàu Trung Cộng vừa kết thúc chuyến khảo sát ở vùng biển Hoàng Sa, chỉ cách bờ biển Đà Nẵng 140 hải lý. Trong khi đó phía Philippines hôm qua 17/02/2021 cho biết Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây dựng các công trình mới trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
Mỹ đưa hai đội tác chiến hàng không mẫu hạm tập trận ở Biển Đông
Hai đội tàu tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ vừa tiến hành tập trận chung ở Biển Đông hôm 9/2, vài ngày sau khi một tàu chiến của Mỹ đi gần các đảo do Trung Cộng kiểm soát trong vùng biển tranh chấp, khiến Trung Cộng chỉ trích Mỹ “gây bất ổn” trong khu vực, theo Reuters.
đội tàu tác chiến hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt và Nimitz “tiến hành nhiều cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa các khí tài cũng như khả năng chỉ huy và kiểm soát”, Hải quân Mỹ cho biết về hoạt động hàng không mẫu hạm kép đầu tiên trên tuyến đường thủy bận rộn kể từ tháng 7/2020. [Đọc tiếp]
Mike Pompeo kêu gọi Biden ‘đối đầu trực diện với Trung Cộng’ như chính quyền Trump
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 12/2 kêu gọi ông Biden để tránh “cuộc tấn công toàn diện” của Trung Cộng vào nước Mỹ.
Ông Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News: “Trong 50 năm, Hoa Kỳ đã cho phép Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) chà đạp lên tất cả chúng ta, phá hủy hàng triệu công việc ở đây, họ ăn cắp tài sản trí tuệ, họ xâm nhập vào các cơ sở nghiên cứu của chúng ta. Tất cả những điều này, nói thẳng ra là diễn ra dưới thời của cả các tổng thống Đảng Cộng hòa và Dân chủ”.
Ông Pompeo tiếp tục: “Khi họ theo dõi chúng ta từ một lãnh sự quán ở Houston, chúng ta đã đóng cửa cơ quan này. Khi họ tham gia vào các hoạt động thương mại không công bằng, chúng ta đặt thuế quan lên họ. Chính quyền của chúng tôi đã xử lý trong mọi khía cạnh của hoạt động sinh kế. Đó là những gì (chính quyền Biden) cần làm”. [Đọc tiếp]
Tân Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken: Tương lai chính sách của Mỹ đối với Trung Cộng
Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm Tiến Sĩ Antony Blinken vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao là điều không lấy gì ngạc nhiên đối với chính quyền của đảng Dân Chủ. Vì ông Blinken phục vụ trong các chính quyền của đảng Dân Chủ lâu năm, từng là Phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (2013-2015), Thứ Trưởng Ngoại Giao (2015-2017) dưới thời Obama. Trước đó, ông Blinken còn là thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (1994-2001) dưới thời Clinton. Ngoài ra ông Blinken đã phục vụ trong cơ quan thiết lập chính sách đối ngoại nhiều năm.
Với kinh nghiệm dày dặn về an ninh quốc gia và đối ngoại có giúp cho ông vạch ra một chính sách hữu hiệu đối với Trung Cộng trước một giai đoạn bang giao Mỹ-Trung rất căng thẳng và phức tạp như hiện nay không? [Đọc tiếp]
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ sát cánh với Đông Nam Á chống sức ép của Trung Quốc
Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Cộng ở Biển Đông vượt quá những gì họ được phép theo luật pháp quốc tế và đứng cùng các quốc gia Đông Nam Á chống lại áp lực của Trung Cộng, tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói hôm thứ Tư 27/1.
Ông Blinken phát biểu như vậy trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố. Trong cuộc điện đàm, ông Blinken cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một thỏa thuận quốc phòng lâu năm giữa hai nước đồng minh và khẳng định nó rõ ràng áp dụng được nếu Manila bị tấn công ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ trở lại Biển Đông đầu tiên từ khi Biden nhậm chức tổng thống
Nhóm tác chiến của Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt, đã tiến vào Biển Đông từ hôm 23/01/2021 để thúc đẩy quyền “tự do hàng hải” vào lúc Trung Quốc cho oanh tạc cơ liên tục xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ điều Hàng Không Mẫu Hạm đến Biển Đông kể từ khi TT Joe Biden chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20/01/2021.
Ba cột trụ trong chính phủ mới của Mỹ đều theo chính sách của chính quyền Trump để đối phó với Trung Cộng
Qua các phiên điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ để chuẩn nhận vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao, Bộ Trưởng Tài Chánh và Bộ Trưởng Quốc Phòng, khi trả lời tại Thượng Viện thì cả ba nhân vật chủ chốt của chính quyền mới này đều có những quan điểm cứng rắn với Trung Cộng như chính sách của TT Donald Trump trước đây. [Đọc tiếp]