Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Biển Đông: Tàu chiến và dân quân biển Trung Cộng đến sát đảo Thị Tứ

Binh sĩ Philippines trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 11/05/2015 (Ảnh AFP / RITCHIE B. TONGO

Một dân biểu Philippines ngày 14/08/2017 đã lên tiếng báo động về các hành vi “bất thường” của Trung Cộng sát đảo Thị Tứ – mà Philippines đang kiểm soát và đặt tên là Pag-asa – tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trả lời báo chí Philippines, dân biểu này lo ngại trước nguy cơ Trung Cộng tìm cách chiếm đóng các cồn cát gần đảo Thị Tứ.
Theo dân biểu Gary Alejano, các nguồn tin từ quân đội Philippines cho biết là đã có đến 5 tàu Trung Cộng, bao gồm hai hộ tống hạm, một tàu hải cảnh và hai tàu cá lớn, bên trên có chở vố số dân quân biển, xuất hiện tại khu vực sát đảo Thị Tứ từ hôm 12/08 vừa qua.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Tàu khoan dầu nước ngoài rời Việt Nam do căng thẳng với Trung Cộng

Ảnh minh họa : Bản đồ các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam được PetroVietnam công bố tháng 06/2012.

Theo hãng tin Reuters hôm nay, 14/08/2017, một tàu khoan dầu của nước ngoài đã rời khỏi vùng biển Việt Nam do căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Cộng về thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Chiếc tàu Deepsea Metro I đã đình chỉ việc khoan thăm dò dầu khí tại lô 136/3 của Việt Nam vào tháng trước do áp lực của Trung Cộng. Bắc Kinh cho rằng lô dầu khí đó, mà Việt Nam đã cấp phép cho tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha, nằm chồng lấn lên khu vực “đường lưỡi bò”, vùng biển mà họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam “mua” ảnh hưởng ở thủ đô Hoa Kỳ?

Greg Rushford

Hà Nội bị cáo buộc chi tiền lái dư luận Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông và nhân quyền, cũng như trả triệu đôla vận động các chính sách có lợi cho mình.
Một bài phân tích dài của nhà báo điều tra Greg Rushford, các tài liệu đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ và ý kiến của chuyên gia dường như cho thấy điều này.

Từ tài trợ hội thảo biển Đông…

Trong bài viết đăng tải trên trang web cá nhân hôm 11/7, có tựa đề “Bàn tay giấu kín của Hà Nội giúp hình thành chương trình nghị sự của một viện nghiên cứu ở Washington như thế nào”, ông Rushford viết rằng “kể từ năm 2012, chính phủ Việt Nam đã chi cho CSIS [Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế] hơn 450 nghìn đôla để tổ chức các hội thảo thường niên về Biển Đông”. Nhà báo này dẫn các tài liệu có được để đưa ra con số trên. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguyễn Phú Trọng sẽ lưu lại đầu đảng CSVN hết nhiệm kỳ?

Hình minh hoạ (Nguyễn Phú Trọng)

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhiều khả năng ngồi lại hết 5 năm nhiệm kỳ cho đến năm 2021 trong tình hình không có ứng cử viên nào sáng giá thay thế vào thời điểm giữa nhiệm kỳ sắp tới, một nhà quan sát chính trị Việt Nam nói với đài VOA.
Nguyễn Phú Trọng được bầu vào nhiệm kỳ thứ nhì tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 hồi đầu năm 2011 mặc dù ông đã quá tuổi quy định. Ông được xem là giải pháp tình thế cho vị trí Tổng bí thư đảng CSVN khi trong Đảng chưa có ai đủ uy tín. Nguyễn Phú Trọng được dự kiến sẽ rút lui vào giữa nhiệm kỳ (cuối 2017 nửa đầu 2018) để nhường cho người khác lên thay. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ cam kết hợp tác với Việt Nam bảo vệ Biển Đông

Ông James Mattis (T) và Ngô Xuân Lịch (P) tại Ngũ Giác Đài, Arlington, Virginia, ngày 08/08/2017

Ngày 08/08/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis tiếp đồng nhiệm nhà nước Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Lầu Năm Góc, Virginia. Trong tình hình Trung Cộng gia tăng sức ép tại Biển Đông, Hoa Kỳ cam kết củng cố hợp tác quân sự với Việt Nam và sẽ gửi một hàng không mẫu hạm đến thăm vào năm tới.
Theo Reuters, trong cuộc gặp gỡ tại bộ Quốc Phòng Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch đồng ý là hai nước sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng trong tình hình Việt Nam ngày càng bị Trung Cộng lấn áp, quan hệ Hà Nội và Bắc Kinh có dấu hiệu xấu đi.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bên lề Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN 2017 tại Philippines có gì lạ ?

Hội nghị ASIAN tại phillipines tháng 8/2017

Sự nổi lên tại Biển Đông trong vài ngày qua tại hội nghị các Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN – có tên gọi là ASEAN Ministerial Meeting – AMM  (theo Tuyên bố Bangkok năm 1967 thì AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao khối ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết).
Năm nay, AMM nhóm họp từ ngày 5-7 tháng 8 năm 2017 tại Manila thủ đô Philippines, là nước luân phiên chủ tịch khối ASEAN năm 2017. Trong buổi họp gồm ngoại trưởng 10 nước ASEAN và sau đó họp với các nước liên hệ đến ASEAN như Trung Cộng, Nhật Bản, Nam Hàn, Hoa Kỳ để bàn việc riêng…
Theo tin tức quốc tế từ các đài truyền thanh, truyền hình, hãng tin Reuter, Bloomberg, AFP… thì cuộc họp diễn ra trong bầu không khí căng thẳng về việc ra một bản thông cáo chung. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Á đang đối phó với chính sách bành trướng của Tập Cận Bình

Hình minh hoạ Tập Cận Bình

Hôm 30-07-2017, Chủ tịch Tập Cận Bình diện áo trận để duyệt binh trên xe jeep tại Khu tự trị Nội Mông nhân lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Quân đội Giải phóng Trung Cộng.
Cuộc duyệt binh với hình thức diễn tập quân sự đã quy tụ hơn 12,000 binh sĩ đại diện cho 2.3 triệu quân dưới cờ của Trung Cộng nhằm hai mục đích chính: (1) Xác định chính sách bành trướng, bá quyền. (2) Củng cố vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản với Quân đội.
Khi xe jeep của Tập Cận Bình đi ngang các đội hình đều được binh sĩ hô vang “Chào mừng Chủ tịch” thay vì “Chào mừng Thủ trưởng” như đối với chức vụ Chủ tịch Quân uỷ Trung ương. Tập Cận Bình đã thể hiện căn bệnh hoang tưởng thâm căn cố đế của chủ nghĩa cộng sản: thế giới đại đồng dưới sự lãnh đạo của cộng sản bằng “bạo lực cách mạng”, không thoả hiệp nếu trong tay có vũ khí! 
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hậu quả việc CSVN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ….

Từ trái qua phải: Tô Lâm-Trịnh xuân Thanh-Nguyễn Phú Trọng

Việt cộng áp dụng luật rừng, xem thế giới này như ở trong Việt nam mà chúng đang cai trị, muốn bắt ai thì bắt. CSVN cho an ninh qua bắt Trịnh Xuân Thanh đem về đã đưa chế độ CSVN đến bế tắt. Sự  việc “bất cóc” TXT chở về nước tác hại nghiêm trọng đến ngoại giao và ảnh hưởng kinh tế không ít cho Việt Nam đang trên đà phá sản hiện nay. 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Toàn văn tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Đức vụ ông Thanh bị bắt cóc

Toàn văn tuyên bố của Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức về quan hệ Việt Nam – Đức, được công bố hôm 2/8/2017:

“Sau khi có những bằng chứng ngày càng rõ ràng và không còn cơ sở để nghi ngờ gì về sự liên quan của các cơ quan của Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, ngày hôm qua đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.

Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lá Thư từ Đức Quốc: Đức trục xuất nhà ngoại giao Việt

Trịnh Xuân Thanh đã đào tẩu hơn 300 ngày

Dẫn nhập: Mặc dầu có nghe tin từ vài ngày qua nhưng vì sự dè dặt tối thiểu nên tạm im lặng theo dõi. Hôm nay, được biết đến hai tin nóng mới nhất đáng tin cậy nên tôi chuyển ngữ nhanh tin từ nhật báo nổi tiếng của Đức “die Welt” và của Bộ ngoại giao Đức để độc giả biết. Đức đã lên tiếng rõ ràng là ” Vụ bắt cóc công dân Việt trên đất Đức là vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và pháp luật quốc tế”; tuy nhiên nhận định liên quan đến lãnh vực chính trị nói chung giữa Đức-Việt Nam qua “chuyện lạ” xảy ra ngay giữa thủ đô nước Đức thế nào thì tùy quý vị (LNC).

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đức đòi Hà Nội “trả” Trịnh Xuân Thanh

Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch là 2 kẻ nhất quyết đầu hàng Bắc Kinh trong vụ Bãi Tư Chính

Nguyễn Phú Trọng (T) Ngô Xuân lịch (P)

Trong bài viết The Week Donald Trump Lost the South China Sea (Tuần lễ mà Donald Trump đã mất biển Đông) của Bill Hayton đăng trên Foreign Policy, tác giả cho biết 2 nhân vật chủ chốt trong Bộ Chính trị đảng cộng sản đã nhất quyết đầu hàng Bắc Kinh và ra lệnh cho công ty Repsol phải ngưng những hoạt động khai thác dầu khí tại Bãi Tư Chính vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau từ Hà Nội thì đại sứ của Việt Nam tại Bắc Kinh đã bị triệu hồi đến Bộ Ngoại giao Trung cộng và bị bảo thẳng thừng rằng nếu Việt Nam không ngừng hoạt động và hứa sẽ không bao giờ khoan dầu khí ở vùng đó thì Trung cộng sẽ sử dụng biện pháp quân sự đối với những căn cứ của Việt Nam tại biển Đông.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tình hình trong nước rất lộn xộn…có đột biến?

Đinh Thế Huynh trên giường bệnh

Tình trạng thanh trừng nội bộ đảng CSVN rất nghiêm trọng – tin trong nước cho biết: …“tình hình trong tuần vừa rồi cho đến nay có vẻ căng thẳng lắm anh ạ, xuất hiện bọn an ninh tỉnh nhiều hơn mấy tháng trước – một số anh chị em Sài Gòn, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng… cũng báo cho biết có những dấu hiệu bất thường….tôi nghĩ tình hình chính trị sẽ diễn biến “MỘT ĐA NGUYÊN CUỘI” sẽ ra đời để đáp ứng với sự phẫn nộ cực điểm của phong trào quần chúng nổi dậy trong thời gian sắp tới… cần phải chuẩn bị một sách lược đối phó với tình hình chính trị sắp tới ….”.
Trong khi đó có nguồn tin chưa được kiểm chứng: “Nguyễn Phú Trọng đã xin nghĩ dưỡng bệnh”, Đinh Thế Huynh người có nhiều triển vọng lên thay Nguyễn Phú Trọng  làm Tổng Bí Thư bị đầu độc. Ai đầu độc? (hinh đang nằm trên giường bệnh).
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông : Việt Nam lùi bước trước Trung Quốc vì Mỹ thờ ơ ?

Hình minh hoạ

Từ hai tuần lễ nay, thời sự Biển Đông sôi động trước một thông tin chưa được bên nào xác nhận chính thức: Việt Nam đã cho tập đoàn Tây Ban Nha Repsol khoan dò dầu khí tại lô 136-06, nằm ở ven vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, một lô mà Trung Cộng cũng cho là của họ, đặt tên là Vạn An Bắc và giao quyền khai thác cho một hãng dầu khí khác tại Hồng Kông. Bắc Kinh đã gây sức ép, dọa tấn công vào các vị trí của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Thế là Hà Nội đã lùi bước, ra lệnh cho Repsol rời khỏi khu vực.
Trong một bài viết mang tựa “Tuần lễ Donald Trump để mất Biển Đông – The Week Donald Trump Lost the South China Sea” (1), đăng trên trang blog của tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 31/07/2017, nhà báo kiêm nhà nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông Bill Hayton, một trong những người đầu tiên tiết lộ các thông tin kể trên, đã lược lại diễn biến của sự kiện mà ông gọi là Việt Nam “khuất phục” trước Trung Cộng và cho rằng sở dĩ Hà Nội làm như vậy là vì không thấy Mỹ có động tĩnh gì trước hành vi đe dọa dùng võ lực của Trung Cộng đối với Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đài BBC phỏng vấn các nhà báo về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt