Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng “rất nguy hiểm” cho Việt Nam
Sau những diễn biến sôi nổi trong năm 2015, sự căng thẳng ở Biển Đông có vẻ giảm đi từ 2016 đến nay. Trung Cộng có vẻ bớt những hành động khiêu khích mới cũng như không xây thêm đảo nhân tạo. Tình hình bắt đầu yên ổn. Như vậy Trung Cộng sẽ từ bỏ tham vọng làm chủ Biển Đông sau khi thất bại tại Tòa án Quốc tế về luật biển của Liên Hiệp Quốc chăng?
Có lẽ là không. Mục tiêu chiến lược của Trung Cộng vẫn không thay đổi. Đó là nắm quyền kiểm soát trên các vùng biển trong phạm vi của cái mà Trung Cộng gọi là chuỗi đảo thứ nhất từ Nhật Bản qua Đài Loan đến tận Mã Lai.
Vùng biển này không những là nguồn kinh tế quan trọng của Trung Cộng mà còn kiểm soát vùng biển đó sẽ giúp TC tạo ưu thế đối với Nhật Bản và Đại Hàn, và nhất là tăng áp lực lên Đài Loan. [Đọc tiếp]
Mỹ nói Trung Quốc tập oanh kích đảo Guam
Máy bay ném bom của Trung Cộng bay gần Guam và diễn tập ném bom nhắm vào lãnh thổ này của Mỹ là một trong những hành động khiển các lực lượng quân sự của Mỹ tại đây xem Bắc Kinh là mối đe dọa tiềm năng đáng lo ngại nhất ở Thái Bình Dương, trong lúc Bắc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chế tạo vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh những hoạt động công khai bồi đắp biển đảo, xây dựng cơ sở quân sự trên Biển Đông, Trung Cộng còn ra sức phát triển phi đội chiến đấu cơ có khả năng hoạt động hàng ngày trong chiến dịch khiêu khích trên không phận Biển Hoa Đông và Biển Đông và xa hơn nữa, các giới chức quân sự Mỹ trong khu vực cho biết. Ngoài ra Trung Cộng còn có những hoạt động phi quân sự khác trong khu vực được xem là những nỗ lực khiến cho Mỹ khó hoạt động hơn tại đó và để bảo vệ cho các đồng minh trong tương lai. [Đọc tiếp]
Liệu giới trẻ Việt Nam có sẵn sàng vươn tới tự do trong nền chính trị bấp bênh này không?
Bài này tựa đề bằng tiếng Anh “Growing up in a political bubble: Are Vietnamese millennials ready to burst free?”, trên trang mạng VnExpress (bằng tiếng Anh) nhưng ngay tức khắc bị gỡ bỏ sau đó – Phần chuyển ngữ do Athena (?)
Vào một buổi tối thứ Năm có mưa nhẹ, Dương đã đồng gặp nhau tại một quán cà phê ở trung tâm Hà Nội. Đây là một trong hàng ngàn quán cà phê mọc lên giữa thủ đô, nơi mà sự rảnh rỗi và thiếu không gian công cộng đã tạo ra những cơ hội kinh doanh không mong muốn.
Hiên Dương 26 tuổi và đang làm việc tại một trường đại học lớn ở Hà Nội từ 9h sáng đến 5h chiều. Cô thích dành thời gian cuối tuần để café với bạn bè. Các ngày còn lại thì chỉ là: đến cơ quan, về nhà, rồi đi ngủ.
Sáng ngày hôm đó, Dương đã tham gia kỳ thi tuyển công chức. Trong khu vực làm việc công chức, vượt qua bài thi này cũng có nghĩa là cô sẽ không bao giờ bị đuổi việc. Quan trọng hơn là, cô biết rằng dù thế nào thì mình cũng sẽ đỗ. [Đọc tiếp]
Nên đẩy nhanh tiến trình Hội Cờ Đỏ… sẽ nhổ cỏ CSVN
Một số hình ảnh còn rõ nét trong trí nhớ công luận như cảnh nhóm ủng hộ chính quyền tại Ai Cập cưỡi lạc đà xông vào đám đông dân chúng; hay cảnh nhóm ủng hộ chính quyền tại Venezuela xông vào quốc hội, dùng cán cờ và gậy gộc đánh các dân biểu độc lập; v.v..
Nhưng tất cả các trường hợp đó đều dẫn tới cùng một kết cục bất ngờ: chính các nhóm “dân chúng tự phát” này đã đẩy nhanh tiến trình làm sụp đổ chế độ.
Từ bên ngoài, thế giới thừa biết các nhóm “quần chúng tự phát” trong các chế độ độc tài đều là sản phẩm trực tiếp của nhà cầm quyền. Do đó mọi hành vi bạo động, mọi vụ thương tích, thiệt mạng, mất tích đều được thế giới cột trách nhiệm vào cổ các lãnh tụ của chế độ, dẫn dần đến các biện pháp trừng phạt cắt viện trợ, cắt ngoại giao, phong tỏa kinh tế, đóng cấm tài sản cá nhân, v.v… Riêng tại VN, hành vi của nhóm Hội Cờ Đỏ sẽ ảnh hưởng thế nào trước, trong và sau Hội Nghị APEC vào tháng 11 sắp tới ?
Nhưng các tác động từ thế giới bên ngoài chỉ là một phần. Các tác động bên trong mới đẩy nhanh tiến trình làm xụp đổ chế độ nhanh chóng, vì các nhóm “quần chúng tự phát” trở thành mũi nhọn phá bung những vòng niềng đang gò ép cả xã hội. [Đọc tiếp]
Tiền thuế dân Việt đóng đi đâu?
Người dân Việt Nam đóng thuế nếu tính theo % tổng các sắc thuế trên GDP thì thuộc hàng đầu thế giới, đến 19%.
Thế nhưng chúng ta thường thấy, hằng ngày trên báo chí, đài phát thanh hay mạng xã hội vẫn có những trường hợp thương tâm như chết không có hòm chôn, mẹ tự vẫn để lấy tiền phúng điếu cho con ăn học hay cô giáo mầm non cống hiến mấy chục năm trời mà về cuối đời lương hưu chỉ được có 1,3 triệu đồng VN. Vậy, tiền thuế của chúng ta đi đâu?
Thuế chúng ta đóng nhiều, nhưng vấn đề chi tiền thuế thì còn quá nhiều bất cập, vì thế nên an sinh xã hội ở Việt Nam gần như bằng không, còn cơ sở hạ tầng – giao thông thì dường như giao khoán luôn cho bọn BOT để bắt người dân trả phí khi sử dụng. Tôi ví dụ: [Đọc tiếp]
Đệ nhất sát thủ hay là nửa đời hương phấn?
Trong phiên tòa xét xử vụ án Kim Jong Nam vào tuần trước tạo Kualar Lumpur, cảnh sát Mã Lai xác nhận là ngoài Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đang bị truy tố còn có 4 nghi phạm khác là Chang, James, Y và Hanamori. Trước đó, cảnh sát cho biết là họ đã yêu cầu cảnh sát Interpol truy nã 4 nghi phạm người Bắc Hàn là Ri Ji Hyon (33 tuổi), Hong Song Hac (34 tuổi), O Jong Gil (55 tuổi) và Ri Jae Nam (57 tuổi). Cả 4 người này đã rời Mã Lai chỉ vài giờ sau khi Kim Jong Nam bị ám sát qua Dubai, Vladivostok rồi tới Bình Nhưỡng. Có lẽ Chang, James, Y và Hanamori là “tên cúng cơm” của 4 người mà cảnh sát yêu cầu Interpol truy nã.
Theo lời khai của cảnh sát trưởng điều tra vụ án Wan Aziz thì máy quay phim tại hiện trường cho thấy ông Y đội mũ và đeo túi đen, đi bộ tới sân bay cùng một người phụ nữ nhìn giống nghi phạm Đoàn Thị Hương. Ông Aziz cũng cho biết là ông Y đã bôi một chất lỏng vào tay của Hương. Còn ông Chang là người liên lạc và bôi chất lỏng vào tay Siti để thực hiện vụ tấn công ám sát Kim Jong Nam tại phi trường Kuala Lumpur vào ngày 13/2/2017. Cả hai bị cáo là Hương và Siti đều khai là họ bị lừa tham gia vào một trò chơi truyền hình thực tế. Sau khi bôi chất lỏng vào mặt vào đối tượng theo chỉ định thì được trả tiền. Nhưng cảnh sát cáo buộc là cả hai biết là tay họ có tẩm chất độc. Sau khi bôi vào mặt Kim Jong Nam, họ đã vội vã chạy vào nhà vệ sinh để rửa tay rồi mới thong thả rời khỏi hiện trường. Một nhân chứng chuyên gia vũ khí hóa học đã khai với tòa là ông tìm thấy dấu vết của chất độc VX trên áo của Hương và Siti cũng như trên mặt, quần áo, máu và nước tiểu của nạn nhân Kim Jong Nam. [Đọc tiếp]
Thượng viện Mỹ chuẩn nhận tân đại sứ Kritenbrink tại Việt Nam, cựu đại sứ Osious thắp hương cầu nguyện giã từ nghĩa trang Biên Hoà
Thượng viện Hoa Kỳ hôm 26/10 đã chuẩn thuận nhà ngoại giao cao cấp chuyên nghiệp Daniel Kritenbrink làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Thông báo của Thượng viện Hoa Kỳ cho biết việc chuẩn thuận ông Kritenbrink làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam được Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện thông qua lúc 09:30 sáng ngày 26/10.
Trong một thông cáo báo chí, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tiểu bang Nebraska – Ben Sasse nói ông cảm ơn ông Kritenbrink vì sự cam kết phục vụ đất nước của nhà ngoại giao thâm niên Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Mỹ đang đứng ở đâu trong quan hệ bang giao với Cộng Sản Việt Nam?
Lê Thành Nhân
lethanhnhan@vietquoc.org
Một số danh từ ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đang dùng làm cho chúng ta không biết đâu mà mò? Chúng ta đọc báo, nghe radio, kể cả các Radio quốc tế qua chương trình Việt Ngữ thường nghe những thuật ngữ: “đối tác chiến lược”, “đối tác toàn diện” và “đối tác chiến lược toàn diện”- Còn báo chí lề phải của Việt Cộng trong nước thì viết lung tung, loạn cả lên… không biết CSVN đang liên hệ với ai, ở mức độ nào?
Trước năm 1975, chúng ta thường nghe Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược của Việt Nam Cộng Hoà, các quốc gia có tham chiến ở Việt Nam là quân đồng minh trong khối tự do.
Tướng Mattis gặp tướng Lịch: Mỹ – Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải
Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam tái khẳng định ý định tăng cường quan hệ quốc phòng song phương, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Ngũ Giác Đài hôm 24/10 cho biết bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 11 diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/10 tại Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng CS Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, bà Dana W. White cho biết các nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước đã trao đổi về an ninh khu vực và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hợp tác trong ASEAN nhằm đảm bảo tự do và cởi mở ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]
Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ?
Vào lúc tổng thống Mỹ sắp lên đường công du châu Á với hai điểm hẹn tiêu biểu, hai căn cứ không quân Đà Nẳng và Clark, câu hỏi then chốt được nêu lên là liệu Donald Trump tìm cách phát huy hay sẽ phá bỏ chiến lược Đông Nam Á của người tiền nhiệm ?
Trong hai nhiệm kỳ 8 năm kết thúc vào tháng 01/2017, tổng thống Barack Obama để lại những thành tựu quan trọng trong vùng Đông Nam Á và được kính trọng. Ông đặt khu vực này vào trung tâm điểm của chiến lược « xoay trục » quân sự và dự án mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương TPP mà mục đích là đối đầu với thế thượng phong của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông. [Đọc tiếp]
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự Thượng Đỉnh Đông Á
Vào tháng tới, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công du châu Á, đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Cộng rồi ghé Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, trái với chương trình từng được dự kiến, Nhà Trắng hôm qua 24/10/2017 cho biết là từ Philippines, ông Trump sẽ trở lại Hoa Kỳ một ngày sớm hơn dự kiến, tức là vào đúng ngày 14/11. Vấn đề là hôm 14/11 sẽ diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) – mà Mỹ là thành viên – cũng ở Philippines, việc tổng thống Mỹ bỏ về sớm có nghĩa là ông sẽ không dự hội nghị này.
Nhà Trắng không cho biết lý do ông Trump tẩy chay Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, chỉ xác nhận rằng một phái đoàn khác của Mỹ sẽ tham dự EAS, định chế bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Cộng, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ. [Đọc tiếp]
Mỹ cam kết duy trì ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á
Hôm nay 23/10/2017, Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á ADMM tại Philippines. Theo Associated Press, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ lên tiếng kêu gọi các nước Đông Nam Á đoàn kết chống sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong một cuộc họp với báo giới tại Philippines, dù không nhắc đích danh Trung Cộng, song tướng Mattis nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa các quốc gia cần phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mà không phải dựa trên tiềm lực kinh tế hay quy mô quân sự. Người đứng đầu Ngũ Giác Đài cũng tái khẳng định là Hoa Kỳ vẫn luôn kiên quyết ủng hộ các nước Đông Nam Á trong vấn đề tự do hàng hải, đồng thời, coi sự đoàn kết của của khối ASEAN giống như một thành lũy chống lại tham vọng bành trướng của chính quyền Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
Mỹ muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Cộng
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Cộng, nhân hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Giới chuyên gia đặt câu hỏi làm thế nào hàn gắn được những rạn nứt cho chính Washington tạo ra, trong tình hình ASEAN cũng bị chia rẽ trước mối lợi do Bắc Kinh mang đến.
Tuyên bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng tại Philippines, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ tướng Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp “những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN”. [Đọc tiếp]
Trung Cộng: xua du kích “giành đất lấn biển”
Hạm đội Nam Hải thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA) – lực lượng chuyên trách các hoạt động của Hải Quân Trung Cộng ở Biển Đông, đang được bổ sung một đơn vị cứu hộ mới. Trung Cộng muốn tăng cường sự hiện diện và khả năng của mình trong vùng biển đang có tranh chấp.
Như vậy là hạm đội Nam Hải sẽ có hai đơn vị cứu hộ. Báo Straits Times, hôm nay 22/10/2017, cho biết là theo các chuyên gia quân sự, đơn vị mới này sẽ tăng cường khả năng thực hiện các nhiệm vụ ở vùng biển xa hơn nữa của hải quân Trung Cộng. Còn một chuyên gia quân sự giấu tên nói với tờ Global Times là đơn vị cứu hộ mới có thể tăng khả năng phòng thủ của Hạm đội Nam Hải dọc theo bờ biển và trên biển, cũng như trong chiến đấu.