Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, CSVN đi dây giữa Washington và Bắc Kinh

HKMH  USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2018. REUTERS/Kham

Sự kiện Đà Nẵng đón hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson hôm  05/03/2018 vừa được coi là một biểu tượng mạnh mẽ trong quan hệ chiến lược Việt-Mỹ, vừa cho thấy tính phức tạp trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hai tàu hộ tống với trên dưới 6.000 thủy thủ, phi công… “đổ bộ” vào Đà Nẵng, cảng nằm không xa đảo Cá Voi Xanh nơi công ty Exxon Mobil của Hoa Kỳ đang khai thác và nhất là sát cạnh khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà cả Việt Nam lẫn Trung Cộng cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh chắc chắn là theo dõi sát các hoạt động của USS Carl Vinson trong 5 ngày chiếc tàu neo đậu tại Đà Nẵng. [Đọc tiếp]

Chuyên gia: “7 phần tượng trưng, 3 phần thực chất khi USS Carl Vinson thăm”

Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS Carl Vinson đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, hôm 5/3/2018

Giữa trưa ngày 5/3, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson và hai tàu hộ tống đến cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài cho đến ngày 9/3, theo tường thuật của báo chí Việt Nam.
Chuyến thăm được coi là có tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ thăm một cảng Việt Nam kể từ sau ngày 30/4/1975. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá với VOA rằng chuyến thăm “có 7 phần tượng trưng và 3 phần thực chất”.
Tin cho hay, lễ đón các tàu USS Carl Vinson, USS Lake Champlain và USS Wayne E. Meyer đã diễn ra tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, chiều 5/3, với đại diện phía chủ nhà là các quan chức của Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. [Đọc tiếp]

Hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson đến Đà Nẵng

Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2018.

Hôm nay, 05/03/2018, chiếc hàng không mẫu hạm Carl Vinson của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng, mở đầu chuyến viếng thăm 5 ngày ( 05 đến 09/03 ), trong bối cảnh hai quốc gia cựu thù thắt chặt quan hệ quốc phòng nhằm đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ ghé thăm một cảng của Việt Nam. Tháp tùng chiếc Carl Vinson, nặng hơn 100 ngàn tấn, là hai tàu hộ tống : tuần dương hạm USS Lake Champlain và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. Trên hàng không mẫu hạm này có đến hơn 6000 người, gồm thủy thủ đoàn, phi công… Như vậy, đây cũng là lần đầu tiên có đông quân nhân Mỹ như thế ở Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975. [Đọc tiếp]

Tâm sự quân nhân Mỹ gốc Việt trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson

Quân nhân Mỹ gốc Việt Hiền Trịnh trên tàu sân bay USS Carl Vinson

Một trung tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt có cha từng chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa, nói với VOA tiếng Việt rằng ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông từng rời bỏ khi ông mới hai tuổi. Ông Hiền Trịnh nói thêm rằng thời gian đã giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam và dần thay thế bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó”, đồng thời cho biết rằng ông “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong những chiếc tàu sân bay tốt nhất trên thế giới để là một phần của sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ. Mời quý vị theo dõi buổi trò chuyện sau đây giữa VOA tiếng Việt và trung tá Hiền Trịnh, hiện làm trong phòng nha khoa trên USS Carl Vinson.

VOA: Ông có thể cho chúng tôi biết đôi chút về nguồn gốc Việt của mình được không? [Đọc tiếp]

Việt Nam và Ấn Độ kêu gọi tuân thủ tuyệt đối luật quốc tế ở Biển Đông

TT Ấn Độ Ram Nath Kovind (Trái) đón tiếp Trần Đại Quang tại phủ tổng thống ở New Delhi ngày 03/03/2018.

Ngày 04/03/2018, chủ tịch nước Cộng Sản Việt Nam Trần Đại Quang rời Ấn Độ, kết thúc ba ngày công du nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi mặt. Trong bản Tuyên Bố Chung đúc kết chuyến thăm, hai bên đặc biệt nhấn mạnh đến quyết tâm đẩy mạnh hợp tác song phương trong lãnh vực quốc phòng và an ninh, đồng thời nhất trí kêu gọi “tuân thủ tuyệt đối” luật pháp quốc tế, trong đó có việc duy trì quyền tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông.
Lãnh vực quốc phòng và an ninh đã được hai bên nêu bật trước tiên trong bản Tuyên Bố Chung, xem đấy là “trụ cột quan trọng, hiệu quả” của quan hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Việt – Ấn.

Đà Nẵng chuẩn bị đón tàu sân bay Mỹ ghé thăm hữu nghị

Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS Carl Vinson, cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng ngày 05/03/2018. Ảnh chụp ngày 27/05/2017 khi USS Carl Vinson đang hoạt động trong Thái Bình Dương.

Ngày mai, 05/03/2018, theo kế hoạch dự kiến, hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson sẽ cặp bến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, thực hiện một chuyến thăm hữu nghị được giới quan sát đánh giá là lịch sử, kéo dài đến ngày 09/03. Đây là lần đầu tiên từ năm 1975 một tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam.

Theo thông báo chính thức, tháp tùng theo hàng không mẫu hạm Carl Vinson, còn có hai tàu hộ tống: tuần dương hạm USS Lake Champlain, và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. [Đọc tiếp]

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ lần đầu cập bến Việt Nam

USS Carl Vinson của Mỹ lần đầu tiên ghé thăm hải cảng Đà Nẵng Việt Nam

Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu – tang thương – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.
Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”. [Đọc tiếp]

Đô Đốc Harry Harris: Đại Sứ Ấn Độ – Thái Bình Dương

Vào ngày 9/2, Tổng Thống Trump cho biết là ông sẽ bổ nhiệm Đô Đốc Harry Harris Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ làm Đại Sứ Mỹ tại Úc. Harris là một vị tướng 4 sao mang hai dòng máu Mỹ – Nhật đầu tiên nhậm chức Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ từ tháng 5 năm 2015.
Chức vụ Đại Sứ Mỹ tại Úc bỏ trống từ khi cựu Đại Sứ John Berry về hưu vào tháng 9 năm 2016. Sự chậm trễ của chính quyền Trump trong việc bổ nhiệm người thay thế khiến cựu Phó Thủ Tướng Úc Tim Fisher than phiền là Mỹ không tôn trọng đồng minh Úc. Fisher cho rằng đây là một hình thức trả đũa của Tổng Thống Trump vì Thủ Tướng Turnbull yêu cầu Mỹ thi hành cam kết nhận người tỵ nạn mà Tổng Thống tiền nhiệm Obama đã hứa với Úc. Nhưng thời gian chậm trễ được đền bù xứng đáng với ứng viên đại sứ. Harry Harris được hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo chiến lược của Úc đón nhận một cách nồng hậu. Euan Graham, Giám Đốc Chương Trình An Ninh Quốc Tế của Viện Nghiên cứu Lowy phát biểu rằng Canberra thở phào nhẹ nhõm và rất vui mừng với tin này. Peter Jennings, Tổng Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) cho rằng Đô Đốc Harry Harris là một chiến binh trí thức văn võ song toàn có tầm nhìn đúng đắn và trung thực về tình hình an ninh và chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương và đặc biệt là ông nhận thức rõ tham vọng bành trướng và ý đồ đảo ngược trật tự thế giới dựa trên luật quốc tế của Trung Cộng. Thủ Tướng Turnbull cũng đã mau chóng gửi lời chào mừng Harris qua twitter. [Đọc tiếp]

Giáo xứ Phú Yên: Cuộc tiễn đưa chưa từng có

Linh mục Đặng Hữu Nam, người đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính quyền Việt Nam về cách giải quyết thảm họa môi trường biển do tập đoạn Formosa gây ra, vừa nhận được quyết định bổ nhiệm sang phụ trách giáo xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An.
Truyền thông nhà nước Cộng Sản Việt Nam từng lên án Linh mục Đặng Hữu Nam, cho rằng ông là người “kích động” giáo dân và yêu cầu ông phải bị thuyên chuyển khỏi giáo xứ Phú Yên, nơi có nhiều ngư dân bị ảnh hưởng thảm họa môi trường tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ tới Việt Nam, báo Trung Cộng lên tiếng

HKMH USS Carl Vinson ở đảo Guam

Hoàn cầu Thời báo dẫn lời chuyên gia Trung Cộng nói rằng sự kiện đội tàu tấn công của Mỹ tới Việt Nam đầu tháng tới cho thấy Washington tăng cường hợp tác quân sự với Hà Nội để “kiềm tỏa” Bắc Kinh.

Ngoài ra, các chuyên gia Trung Cộng còn cho rằng sự hiện diện thường xuyên của các Hàng Không Mẫu hạm Mỹ ở Biển Đông trong năm nay có thể làm trầm trọng căng thẳng khu vực và có thể dẫn tới sóng gió trong mối quan hệ Trung – Mỹ.

Nhận định trên được đăng tải hôm 26/2 sau khi truyền thông Philippines đưa tin rằng một đội tàu tấn công của Mỹ, do Hàng Không Mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đầu, hôm 25/2 đã đi qua các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông từ hôm 23/2 và đã hiện diện trong vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa hôm 25/2. [Đọc tiếp]

Chuyện đang xẩy ra tại Việt nam qua Linh Mục Lê Ngọc Thanh…..

Những chuyện đang ra ở Việt Nam: Cựu Thủ Tướng nhà nước Cộng Sản Việt Nam Phan văn Khải chết không kèn không trống, Thái Thượng Hoàn chột mắt Lê Đức Anh cũng chết (tin đồn) – mà đồn chết cùng ngày với Phan Văn Khải tức là chết trùng, người Việt cho rằng chết một lúc hai tên cầm đầu chế độ như vậy xui xẻo lắm, điềm không lành cho đảng CSVN.  Nhiều sự kiện đang xảy ra sẽ được linh mục Lê Ngọc Thanh trình bày qua buổi hội thoại này:

Công ty “chở than Bắc Hàn sang Việt Nam” đối diện trừng phạt

Hải Cảng Dandong ở Trung Cộng nơi tiếp nhận than từ Bắc Hàn

Tin AFP: Hoa Kỳ kêu gọi Liên Hiệp Quốc (LHQ) cấm 33 tàu không được cập bến cảng khắp thế giới và đưa 27 công ty vận tải biển vào “danh sách đen” vì giúp Bắc Hàn “né” các biện pháp trừng phạt.
Phóng viên AFP của hãng này đã xem văn bản đề nghị mà Mỹ gửi tới ủy ban trừng phạt của LHQ, trong tình trạng Tổng thống Donald Trump hôm 23/2 thông báo “lệnh trừng phạt lớn chưa từng thấy” nhắm vào Bắc Hàn vì các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.
Trong số 27 công ty thương mại và vận tải biển đối mặt với nguy cơ bị Liên Hiệp Quốc phong tỏa tài sản, năm công ty có trụ sở ở Hong Kong, trong đó có Huaxin Shipping, vốn bị cáo buộc sử dụng đội tàu của mình để chuyển than của Bắc Hàn sang Việt Nam. [Đọc tiếp]

Cambodia và Trung Cộng: Diễn lại lịch sử

Hun Sen

Coi Trung Cộng là người bảo trợ chính, Hun Sen đã quên rằng nước này từng là trụ cột của chế độ khát máu Pol Pot.
Bây giờ, bước sang năm cầm quyền thứ 34, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, 65 tuổi đã dành hơn một nửa cuộc để gọt dũa và cập nhật câu chuyện về việc ông ta và đám lính Khmer Đỏ đào ngũ tìm cách lật đổ Pol Pot vào tháng 1 năm 1979.
Nhiều yếu tố vẫn giữ nguyên, trong khi những yếu tố khác đã thay đổi dần cùng với thời gian. Lúc đó, cũng như bây giờ, người ta kể rằng Hun Sen đã chạy trốn sang Việt Nam vào tháng 6 năm 1977 để tránh vụ thanh trừng của Pol Pot; nhưng lúc đó, chứ không phải bây giờ, người ta cho rằng Trung Cộng phải chịu phần lớn trách nhiệm về những tội ác của chế độ Pol Pot. [Đọc tiếp]

“Xa lộ Tự do” đối trọng “Một Vành đai” của TC?

Trung Cộng tung ra dự án Một Vành đai Một Con đường dùng đường hỏa xa nối Á – Âu và dùng đường hàng hải nối Đông Nam Á, Nam Á và châu Phi

Có tin Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ bàn về dự án đối trọng lại Một Vành đai Một Con đường của Trung Cộng, theo Australian Financial Review hôm 19/02/2018.
Tờ báo này trích lời một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ nói các lãnh đạo bốn nước đã bàn thảo về ý tưởng “tạo dự án thay thế” cho kế hoạch của Trung Cộng.
Nhưng vị quan chức không nêu tên này cảnh báo rằng hiện chưa có gì cụ thể để công bố về dự án kể trên.
Dự án đối trọng lại với Một Vành đai, Một Con đường của Trung Cộng, đã từng được Nhật Bản đề xuất.
Nhưng nay lần đầu tiên một loạt báo chí quốc tế nhắc rằng nó được Hoa Kỳ ủng hộ.

[Đọc tiếp]

USS Carl Vinson tới Đà Nẵng: “Bước đi chiến lược”

Tàu USS Carl Vinson vào cảng Busan tháng 1/2011 để tập trận cùng Hàn Quốc

Việc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ đến thăm cảng Đà Nẵng từ 5-9/ tháng 3/2018, được cho là bước tiến quan trọng trong quan hệ quân sự Mỹ – Việt nhưng có thể khiến Trung Cộng phật lòng.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng gia Úc đánh giá về sự kiện này cũng như tin: Lần đầu một tàu chống tàu ngầm của Anh Quốc sẽ vào Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của Tina Hà Giang, thuộc BBC Tiếng Việt hôm 22/02, rằng ông nghĩ sao về đánh giá nói chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson là ”hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ 1975″, Giáo sư Thayer nói: [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt