Việt Nam: Hãy hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người bảo vệ nhân quyền
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Thông cáo phát hành ngay 4/4/18
Các nhà hoạt động vì môi trường và bảo vệ nhân quyền Việt Nam bị đặt vào vòng ngắm trong khi đàn áp vẫn tiếp diễn
(New York, ngày mồng 4 tháng Tư năm 2018) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với các nhà vận động nhân quyền Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức, đồng thời phóng thích họ ngay lập tức. Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ xử vụ án của họ vào ngày mồng 5 tháng Tư năm 2018.
Sáu nhà hoạt động bị cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của bộ luật hình sự. [Đọc tiếp]
ASEAN có chào đón khi Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về Biển Đông?
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tăng cường hoạt động hải quân ở Biển Đông nhằm gửi đi một thông điệp đến Trung Cộng rằng: “Các nước láng giềng trong khu vực nhỏ hơn các ông, nhưng họ không đơn độc”, theo Asia Times.
Sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Biển Đông là một phần lời khẳng định của Washington rằng họ cần thiết và mong muốn bảo đảm sự ổn định trong khu vực, Asia Times bình luận. Nhưng câu hỏi là liệu các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có ủng hộ sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông hay không. [Đọc tiếp]
Trung Cộng gây áp lực VN dừng hai dự án khai thác khí đốt, sắp tới dự án thứ ba
Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam đang phải đối diện với sự trì trệ trong phát triển kinh tế, trong lúc Trung Cộng tăng áp lực buộc Việt Nam phải dừng khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở vùng biển có tranh chấp.
Theo truyền thông quốc tế và các chuyên gia chính trị, vào tháng trước Công ty dầu lửa Repsol của Tây Ban Nha rút khỏi dự án thăm dò dầu khí cho Việt Nam tại Bãi Tư Chính (tên quốc tế là Vanguard Bank) ở Biển Đông, dường như là do có áp lực từ Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Cộng sản Việt Nam là bọn ác ôn côn đồ…
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá. (Gorbachev – Tổng bí thư đảng CS Liên Xô)
Tình trạng du lịch Tàu Cộng tràn lan tại Hạ Long nói riêng và Việt Nam nói chung…
Cách đây không lâu, ngày 22/3, trang nhà https://vietquoc.org có đăng bài “xe du lịch Tàu Cộng được lái thẳng tới Hạ Long” với những lời bình phẩm báo động về việc: Xóa bỏ biên cương để Hán hóa…
Nhà cầm quyền CSVN tỉnh Quảng Ninh cho phép xe du lịch do Tàu Cộng điều khiển được trực tiếp lái tới thành phố Hạ Long tự do qua cửa khẩu Móng Cái, báo Xinhua của nhà nước Trung Cộng cho biết hôm 21/3/2018. Thành phố Hạ Long là địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam được ghi vào danh sách “Di sản thế giới”
Chưa đầy 10 ngày sau, tin tức đài RFA đã tin: “Tình trạng du lịch Trung Quốc tràn lan tại Hạ Long nói riêng và Việt Nam nói chung”… Tại sao đảng CSVN lại để cho quân Tàu Cộng qua biên giới Việt Việt Nam một cách tự do, Điều này không nằm ngoài toan tính của ý đồ bán nước.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thăm nghĩa trang Quân đội Biên Hòa…
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink cùng Tổng lãnh sự tại thành phố HCM, bà Mary Tarnowka thăm viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa và thắp hương ở Nghĩa Dũng Đài vào ngày thứ Năm, 29/3/2018.
Trên trang Facebook cá nhân, ông Kritenbrink cho biết thông tin vừa nêu. Ông Đại sứ Kritenbrink còn cho biết, hồi tháng Giêng vừa qua ông đến viếng những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại Sân bay Biên Hòa.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam chia sẻ trên trang fanpage của ông rằng “Trong quá trình chúng ta hợp tác để hàn gắn vết thương chiến tranh và như một phần của quá trình hàn gắn, chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đối với tất cả những người đã hy sinh thân mình, bất kể họ đứng ở bên nào.” [Đọc tiếp]
Pháp đưa nhân quyền lên hàng đầu trong tuyên bố chung, liệu VN có thay đổi?
Nguyễn Phú Trọng đến thăm nước Pháp vừa rồi, có nhiều điều tồi tệ…Báo chí tại Paris rất xem thường Nguyễn Phú Trọng vì vi phạm nhân quyền. CSVN bỏ ra 4 tỷ đồng (gần 175,000 USD) để đăng “bài ca con cá” của Nguyễn Phú Trọng, nhưng tờ Le Monde chỉ đăng ở phần quảng cáo. Trước khi Nguyễn Phú Trọng đến, không một tờ báo nào đăng tin. Hiệp hội Báo Chí Không Biên Giới chào đón Trọng bằng sự lên án Cộng Sản Việt Nam vị phạm nhân quyền.
Trong Bản Thông Cáo Chung giữa Việt Nam – Pháp tại Paris đưa nhân quyền lên hàng đầu. Liệu Nguyễn Phú Trọng, tên đầu đảng vi phạm nhân quyền có thay đổi không? Hay “Vũ như Cẩn”…
Mỹ chuyển giao 6 xuồng tuần tra cho Việt Nam
Hoa Kỳ vừa chuyển giao cho Việt Nam 6 xuồng tuần tra Metal Shark trong chuyến thăm đầu tiên của Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ đến nước này, theo thông cáo báo chí từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 29/3.
Việc bàn giao sáu xuống tuần tra này diễn ra trong thời điểm Phó Đô đốc Fred M. Midgette, Tư lệnh lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, đang có chuyến thăm Việt Nam.
Lễ bàn giao cơ sở vật chất và trang thiết bị trị giá 20 triệu đô la cho Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 diễn ra tại đảo Phú Quốc – điểm cực Tây Nam của Việt Nam – được xem là một cột mốc nữa trong quan hệ hợp tác đang phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam – ‘một đất nước hùng mạnh, thịnh vượng, độc lập, có đóng góp cho an ninh quốc tế và thượng tôn pháp luật’, theo thông báo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. [Đọc tiếp]
Báo luật pháp trong nước: Trung Cộng ngỏ ý muốn dùng 200 tỉ USD mua lại Hoàng Sa của Việt Nam
Bài báo dưới đây cho thấy Trung Cộng càng ngày càng đuối lý trong việc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt nam, nên đã “học thuộc bài của Đặng Tiểu Bình không đánh chiến được thì dùng tiền mua để xâm lăng” vì thế: Mới đây, trả lời chuyên mục Quốc phòng của Đài phát thanh tiếng nói Trung Cộng (CNR) ngày 16/3. Thiếu tướng Kim Nhất Nam, một giáo sư chuyên nghiên cứu chiến lược quốc tế của quân đội Trung Cộng đã đưa ra lời kêu gọi nhà nước Trung Cộng dùng tiền để “mua lại” quần đảo Hoàng Sa (Trung Cộng gọi là Tây Sa) của Việt Nam.
Giải thích về lời kêu gọi này, Thiếu tướng Kim cho rằng việc Hải quân Trung Cộng hiện nay đang nắm giữ hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa về phương diện quân sự và địa lý. Nhưng khó khăn lớn nhất của Trung Cộng chính là việc các tranh cãi về chủ quyền khiến việc nắm giữ quần đảo giàu tài nguyên này trên Biển Đông gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt là liên tục vấp phải các ý kiến phản đối từ cộng đồng quốc tế. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Trung Cộng trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên quần đảo rộng lớn này.
Tại sao Tháng 3 năm 2018 là một tháng năng động trong việc cân bằng Việt Nam-Trung Quốc ở Biển Đông.
Hà Nội bận rộn vào tháng 3 với những tác giả đề xướng “Khu vực Ấn Độ – Thái bình Dương hoà bình và thịnh vượng”.
Đối với một quốc gia vốn thường ưa ngoại giao tầm mức thấp để tránh xung đột không cần thiết với một nước láng giềng lớn hơn ở phía Bắc, Việt Nam vào tháng 3 này đã công khai tham gia vào một loạt các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống lại Trung Cộng ở Biển Đông. Tháng 3 đã đưa ra một số chỉ số trong quá trình chuyển đổi trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam để giải quyết mối quan ngại ngày càng tăng về sự bành trướng và quyết đoán của quân đội Trung Cộng trong khu vực. [Đọc tiếp]
Bắc Kinh ra mắt tập trận hải quân ‘hàng tháng’ trên Biển Đông
Biển Đông lại một lần nữa trở thành điểm nóng với sự leo thang của các cuộc diễn tập quân sự của Trung Cộng, theo trang tin News.com.au của Australia.
Tuần trước, Hoa Kỳ thách thức tuyên bố của Trung Cộng đối với hòn đảo nhân tạo bất hợp pháp của họ. Bắc Kinh đã phản ứng một cách giận dữ. Tuần này, Trung Cộng đang gửi lực lượng hải quân khổng lồ đến Biển Đông để tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn. [Đọc tiếp]
Phát hiện “tàu sân bay” Trung Cộng cùng 40 chiến hạm ở Biển Đông
Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng cùng hàng chục chiến hạm hộ tống sắp tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông. Theo hãng Reuters ngày 26/03/2018, nhiều bức ảnh vệ tinh vừa được công bố đã cho thấy chiếc Liêu Ninh và khoảng 40 chiến hạm Trung Cộng xếp đội hình di chuyển trên Biển Đông ở khu vực ngoài khơi đảo Hải Nam.
Ảnh chụp của Planet Labs mà Reuters tham khảo được cho thấy chiếc Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng được khoảng 40 chiến hạm và tàu ngầm hộ tống, di chuyển theo đội hình. [Đọc tiếp]
CSVN ngưng dự án Repsol ở Biển Đông do áp lực Tàu Cộng
Việt Nam vừa tạm dừng một dự án khoan dầu ở lô Cá Rồng Đỏ ngoài khơi bờ biển đông nam được cấp phép cho công ty năng lượng Repsol của Tây Ban Nha do áp lực từ Tàu Cộng, ba nguồn tin biết trực tiếp về tình hình cho Reuters hay hôm 23/3.
Đây là lần thứ nhì trong vòng chưa đầy một năm Việt Nam phải đình chỉ một dự án dầu lớn ở Biển Đông do sức ép từ Tàu Cộng.
Một nguồn tin thông thạo nói rằng các bộ sở liên quan đã tạm dừng dự án trong khi Bộ Chính trị, cơ quan làm quyết định, thảo luận liệu nên tạm ngưng hay chấm dứt hợp đồng vô thời hạn. [Đọc tiếp]
Mỹ đưa sang Úc số thủy quân lục chiến ở mức kỷ lục, thách thức Trung Cộng
Có 1.581 thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được triển khai trong vòng 6 tháng ở vùng phía bắc xa xôi của Úc trong khuôn khổ chương trình huấn luyện “Sáng kiến Bố trí Lực lượng “. Đây là con số kỷ lục của thủy quân lục chiến Mỹ đến tập huấn tại Úc, tăng 27% so với đợt luân phiên năm 2017. Mục đích của Washington là nhằm kìm hãm sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.
Người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong cũng không yên với Bắc Kinh
“Nếu dân tộc Việt Nam không đứng lên chống Tầu xâm lược, một ngày không xa người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ như người Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương hôm nay”
Báo chí Tây Phương nói về người Duy Ngô Nhĩ đang lưu vong nước ngoài vẫn không yên với mật vụ Tàu Cộng
Liên quan đến châu Á, mối quan tâm của các báo vẫn như thường lệ là Trung Cộng. Nhật báo Le Monde dành sự chú ý đến số phận người Duy Ngô Nhĩ, sắc tộc theo Hồi Giáo nạn nhân của chính sách truy bức của chính quyền Bắc kinh. Nhưng lần này Le Monde nói về những người Duy Ngô Nhĩ đang sống ở châu Âu mà vẫn không thoát khỏi sự truy đuổi của Trung Cộng, qua bài viết : “Trung Cộng truy đuổi người Duy Ngô Nhĩ ở châu Âu như thế nào ?” [Đọc tiếp]