Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Mỹ “loại” Trung Cộng, “mời” Việt Nam dự diễn tập hải quân RIMPACT

Chiến hạm Mỹ  USS LPD Portland sẽ  là chiến hạm đầu tiên bắn tia laser trong cuộc tập trận RIMPACT 2018 

Hải quân Hoa Kỳ hôm 30/5 thông báo, Việt Nam là một trong 26 nước sẽ tham gia cuộc thao dượt hải quân “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC), ít ngày sau khi  Hoa Kỳ rút lại lời mời Trung Cộng vì Bắc Kinh “quân sự hóa” Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự cuộc diễn tập đa quốc gia, dự kiến diễn ra ở Hawaii và miền nam California từ ngày 27/6 tới 2/8.
Theo thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ, 47 chiến hạm, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25 nghìn quân nhân sẽ xuất hiện tại sự diễn tập  quy mô lớn, được tổ chức hai năm một lần.
Tuần trước, Hải quân Mỹ rút lại lời mời Trung Cộng tham gia cuộc thao dượt mà nước này từng dự năm 2014 và 2016 vì các hành động của Bắc Kinh quân sự hóa ở Biển Đông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tôi đã nghe Nguyễn Thái Học nói gì

Nguồn: Bài viết từ trong nước trên trang http://trithucvn.net đăng trên faceebook GS Nguyễn Hữu Việt Hưng

Về việc thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

Tại sao bây giờ tôi mới nói về chuyện này?

Lý do rất đơn giản: Tôi nằm trong Ban Chấp hành (BCH) Hội Toán học Việt Nam. Phản ứng cá nhân của tôi về việc thi trắc nghiệm môn Toán đương nhiên nhanh hơn phản ứng của toàn bộ BCH Hội Toán, vì tập thể đòi hỏi một sự đồng thuận. Tôi quan ngại sâu sắc cho tương lai của nền giáo dục Việt Nam, vì sự lạc đường của nó. Tuy nhiên, tôi không thể để xã hội nhầm lẫn giữa phản ứng cá nhân của một thành viên BCH Hội Toán với phản ứng của BCH. Vì thế, lúc đầu tôi im lặng. Sau đó, tôi rơi vào tâm trạng chán chường, không muốn nói nữa.

Bây giờ tại sao tôi lại nói về chuyện này? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đối thoại Shangri-La: VN “khó phát biểu chung chung”…

Lời người post: Để xem thử bọn bán nước cầu vinh này có “phát biểu” những gì để làm tay sai cho Trung Cộng hay đứng về phía Mỹ trong hội nghị Shangri-La của Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước Đông Nam Á và các cường quốc trong đó có cả Mỹ.

An ninh được thắt chặt trước thời điểm hội nghị Shangri-La

Theo BBC:

Ý kiến nói đại diện Việt Nam tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La “sẽ rất khó phát biểu chung chung” trong tình hình Trung Cộng tăng cường gây sức ép ở Biển Đông.

Tin cho hay đại tướng CSVN Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cao cấp của nhà nước Việt Nam tham dự Đối Thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ: Sẽ tiếp tục chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis phát biểu với báo giới trên máy bay đến Hawaii ngày 29/05/2018 (Thomas WATKINS / AFP)

Sau các cử chỉ cụ thể để cảnh cáo Trung Cộng về việc đưa vũ khí hạng nặng xuống Biển Đông và quân sự hóa các đảo họ tự bồi đắp trong vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng, Mỹ tiếp tục cứng giọng nghiêm khắc với Bắc Kinh: Trên đường bay đến Hawaii để tham dự lễ bàn giao quyền chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, cựu Đại Tướng Jim Mattis ngày 29/05/2018 tuyên bố: Washington sẽ tiếp tục đối đầu với các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tầu chiến Mỹ áp sát các đảo Trung Cộng tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa

Tuần dương hạm mang hỏa tiễn tự hành Antietam

Hai tầu chiến của Hải quân Mỹ vừa áp sát các hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, hai giới chức Mỹ nói với hãng tin Reuters.

Động thái này nhiều khả năng sẽ làm Bắc Kinh tức giận trong lúc Tổng thống Donald Trump đang muốn Trung Cộng tiếp tục hợp tác về vấn đề Bắc Hàn.

Hoạt động của hai tầu chiến Mỹ là nỗ lực mới nhất của Washington để đối trọng cái mà Mỹ coi là việc Bắc Kinh hạn chế tự do hàng hải trong các vùng biển chiến lược này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Mẹ Nấm và thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

Đối thoại nhân quyền Việt Nam và Hoa Kỳ lần thứ 22 tại Washington DC

Trong đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 22 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa diễn ra hôm 17/5 tại Washington DC, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục nêu quan ngại về tình trạng nhân quyền Việt Nam và nêu một số trường hợp đặc biệt, yêu cầu phía Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức. Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với ông Scott Busby, Phó phụ tá Ngoại Trưởng Mỹ thuộc văn phòng phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền, và lao động, về đối thoại lần này.

Scott Busby: đây là đối thoại nhân quyền thứ 22 mà chúng tôi có với Việt Nam, một trong những đối thoại dài nhất so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Trong đối thoại, chúng tôi tái khẳng định cam kết của chúng tôi là thắt chặt hơn mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Nói vậy, nhưng chúng tôi vẫn có nhiều quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi đã nói với họ như đã nói trước kia rằng nếu không có sự tiến bộ và hợp tác trong vấn đề nhân quyền, bao gồm tự do tôn giáo và quyền của người lao động, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam không thể đạt được triển vọng toàn bộ. Chúng tôi có nêu ra một số trường hợp cụ thể. Chúng tôi có chia sẻ với họ danh sách các cá nhân này. Có hai trường hợp đặc biệt mà chúng tôi nhấn mạnh là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay còn được biết là blogger Mẹ Nấm, người đã nhận giải Phụ Nữ Quả Cảm từ Bộ Ngoại giao năm ngoái. Chúng tôi cũng nêu trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài và những người cùng cộng tác trong Hội Anh Em Dân Chủ. Họ vừa bị nhận những án tù nặng nề. Chúng tôi nói với đại diện Việt Nam là những bản án này không công bằng và đòi hỏi Việt Nam phải trả tự do cho họ và Mẹ Nấm. Trên thực tế, chúng tôi đòi hỏi họ phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm mà chúng tôi chia sẻ danh sách với họ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Muốn bay vào Việt Nam, phải xin phép Trung Cộng !!!

Những bãi đá trên Trường Sa Việt Nam bị TC chiến đóng và quân sự hóa.

Việc ráo riết tiến hành các hoạt động quân sự khổng lồ, cho thấy Trung Cộng đã sẵn sàng đơn phương tuyên bố Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ-Air Defense Identification Zone) trên Biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam. Như vậy sẽ trực tiếp đe dọa đến hòa bình và ổn định tại khu vực, đe dọa trực tiếp trầm trọng đến an ninh quốc gia của Việt Nam.
Âm mưu thiết lập ADIZ trái phép của Trung Cộng sẽ là “mồi lửa” khiến tình hình Biển Đông hiện nay leo thang vô cùng căng thẳng.
Vào cuối 2016, Trung Cộng đã ngang nhiên lắp đặt những khẩu đội phòng không và những hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS nối với các cảm biến để có thể bắn tự động chống lại những đe dọa từ trên không.
Đầu tháng 5/2018, Trung Cộng đã khai triển trái phép hỏa tiễn hành trình chống hạm và hỏa tiễn đất đối không tầm xa ở ít nhất 3 đảo nhân tạo bồi lấp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa là Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Su Bi. Việc khai triển hai loại hỏa tiễn này có thể uy hiếp tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ không mời Trung Cộng tập trận hải quân RIMPAC 2018

Hình ảnh cuộc tập trận RIMPAC 2016

Hoa Kỳ không mời Trung Cộng tham gia một cuộc tập trận hàng hải quốc tế quan trọng vì thái độ gây bất ổn của Bắc Kinh ở Biển Đông không phù hợp với các tiêu chí của cuộc diễn tập do Mỹ dẫn đầu.
“Việc Trung Cộng tiếp tục quân sự hóa các thực thể có tranh chấp ở Biển Đông chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn khu vực,” phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Christopher Logan nhấn mạnh trong thông cáo.
Thông cáo nói không mời Trung Cộng tham gia RIMPAC 2018 là phản hồi sơ khởi đối với các hoạt động của Trung Cộng ở Biển Đông, nhưng không cho biết các bước tiếp theo là gì. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

11 bản đồ gốc: chứng minh cho thế giới Tàu Cộng xâm chiếm Biển Đông

Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, sinh năm 1984 đang chia sẻ 11 bản đồ cổ của Tàu Cộng trên mạng xã hội, theo các bản đồ này thí hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Tàu Cộng. Thạc Sĩ Chử Đình Phúc từng là sinh viên Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đang công tác tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Công việc liên quan trực tiếp đến thu thập tin tức, tài liệu về lịch sử Tàu Cộng. Vì vậy, Thạc sĩ Phúc có trong tay 11 bản đồ cổ của Tàu Cộng, Nhật Bản,  chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Tàu Cộng. Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có 11 tấm bản đồ, chú thích đầy đủ, phân vùng rõ lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam  và Tàu. Các tài liệu cổ này xác định lãnh thổ Hoàng Triều Tàu Cộng không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Dưới đây là 11 tấm bản đồ xổ của nước Tàu, Nhật từ  năm 1850, 1903, 1905, 1908, 1911, 1935, 1936, 1911-1949 không có Trường sa, Hoàng Sa, không có đường lưỡi bò. Đó là bằng chứng xác nhận 100% Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam không thể tranh cãi…  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ nâng thuế mặt hàng thép Tàu Cộng xuất qua ngã Việt Nam

Một xưởng sản xuất thép tại Đông Anh, Hà Nội

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 5 cho áp mức thuế cao đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam mà bị cho thực chất xuất xứ từ Trung Cộng

Theo đó với mặt hàng thép cán nguội sẽ bị áp thuế chống phá giá lên đến gần 200% và thuế chống trợ cấp là trên 256%.

Còn đối với thép không gỉ, mức thuế chống bán phá giá sẽ trên 199% và chống trợ cấp là hơn 39%.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết đây là những sản phẩm thép do VN xuất khẩu sang Mỹ nhưng khởi nguồn là thép cán nóng do Trung Cộng sản xuất. Mỹ cho rằng đây là hành động lách thuế của Hoa Lục bởi vì đến 90% giá trị mặt hàng bắt nguồn từ Trung Cộng [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Cộng ở Biển Đông?

Máy bay H-6K bay trong cuộc duyệt binh kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 ở Bắc Kinh hôm 3/9/2015

Vào ngày 18/5 vừa qua tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Cộng đưa tin và hình ảnh máy bay ném bom H-6K của nước này hạ và cất cánh tại một địa điểm không nêu tên cụ thể ở Biển Đông. Các chuyên gia quốc tế ngay lập tức xác định đó là tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và cho rằng trong tương lai không xa Trung Cộng sẽ cho máy bay ném bom đến Trường Sa nơi nước này đã cho xây dựng các đường băng, nhà chứa máy bay và tên lửa.
Hoạt động mới này của Trung Cộng chỉ là một phần trong một loạt những hoạt động quân sự tại Biển Đông của Trung Cộng trong suốt thời gian qua mà như người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trung tá Christopher Logan gọi là “sự Tiếp tục Quân sự hóa Khu vực Biển Đông”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngành dầu khí Việt Nam trước thách thức Trung Cộng

Hãng dầu khí của Nga bắt đầu khai thác thăm dò dầu khí hôm 15/05 ở ngoài khơi vùng biển Vũng Tàu

Rosneft, hãng dầu khí của Nga vào trung tuần tháng 5 cho biết bắt đầu khoan dầu tại vùng biển phía nam Việt Nam; tuy nhiên cũng bày tỏ lo ngại hoạt động đó khiến Trung Quốc phản ứng như đã từng gây sức ép buộc tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha rút khỏi dự án ở Việt Nam.

Đài RFA đã có cuộc trao đổi với Thạc sỹ Hoàng Việt, Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông. Trước hết ông đưa ra nhận xét về phản ứng của chính phủ Hà Nội về hành xử của Bắc Kinh trong vấn đề các nước khác hợp tác với Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại Biển Đông.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhà nước Cộng Sản cùng các nhóm lợi ích xẻ thịt tài nguyên quốc gia

Tuyến cáp treo đưa du khách lên đỉnh Fansipan đã góp phần phá nát cảnh quan tự nhiên của “nóc nhà Đông Dương”

Đỉnh Fansipan từ lâu là đích đến cho những du khách ưa thích sự mạo hiểm, muốn thử sức khám phá và chinh phục ngọn núi vốn được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
Thế nhưng, kể từ khi tập đoàn SunGroup xẻ núi xây dựng và khai thác hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ thị xã Sapa lên tận đỉnh Fansipan vào tháng 02/2016 thì ngọn núi này đã trở thành tài sản kinh doanh riêng của một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Cũng tương tự đối với những bờ biển được cả thế giới công nhận là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Bãi Dài, Bãi Sao (Phú Quốc) hay Cửa Đại (Hội An) … nếu như trước đây người dân có thể tự do đánh bắt hải sản hoặc thoải mái bơi lội trên những bãi biển này thì giờ đây, phần lớn diện tích nói trên đã được dành cho các tập đoàn lớn như VinGroup, FLC, SunGroup, Bim Group khai thác kinh doanh sân golf, resort cao cấp…

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đại Cục Bán Nước

Trần Văn Tuấn: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch [CSVN] (đứng bên phải) tuyên bố “Không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục” khi nói đến “áo thun hình lưỡi bò” của du khách Tàu Công đi trên đường phố Việt Nam

Dân gian ta có câu: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa để chỉ hạng người ăn chơi thì giỏi, nói năng bẻm mép thì hay nhưng làm thì dở. Quan chức nhà nước Cộng Sản Việt Nam không phải chỉ làm dở, làm đâu hỏng đấy mà đến lời nói cũng ngô ngọng, ngớ ngẩn. Mở mồm ra nói là bộc lộ một nền tảng văn hóa thấp kém, một nhân cách hèn mọn, một tư cách công dân thiếu vắng.

Với mọi công dân bình thường thì lòng yêu nước luôn thường trực trong ý thức, trong tình cảm. Với lòng yêu nước, một núm cát của đất đai Tổ quốc cũng mang hồn thiêng của cha ông, cũng là hương hỏa thiêng liêng của cha ông để lại và không có gì lớn hơn, hệ trọng hơn là núm cát mang hồn thiêng ông bà tổ tiên, là chủ quyền lãnh thổ quốc gia. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hải quân Việt Nam và Ấn Độ diễn tập chung

Hình minh hoạ. Tàu Satpura F48 của Hải quân Ấn Độ ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 4/6/2013.

Hải quân Việt Nam và Hải quân Ấn Độ sẽ tiến hành diễn tập sau khi nhóm ba tàu của Ấn Độ vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 21 tháng 5.
Mạng Thời Báo Ấn Độ (Times of India) loan tin vào ngày 20 tháng 5 dẫn lời phát ngôn nhân Hải Quân Ấn Độ, Đại tá D K Sharma cho biết hoạt động giữa hải quân hai nước được tiến hành kể từ ngày 21 đến 25 tháng 5.
Ba tàu của Hải Quân Ấn Độ đến Việt Nam tham gia diễn tập cùng hải quân Việt Nam lần này gồm chiến hạm tàng hình INS Sahyadri, hộ vệ hạm có trang bị hỏa tiễn INS Kamorta và tàu hậu cần nhiên liệu INS Shakti. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt