Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Bộ Công an CSVN soạn dự thảo Nghị định Luật An ninh mạng, dân lo bị ‘xâm hại’

Luật An ninh mạng bị chỉ trích và phản đối sau khi được Quốc hội CSVN thông qua vào tháng 6/2018. Photo Cyber.co

Bản dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật An ninh mạng được cho là do Bộ Công an (BCA) CSVN soạn thảo đang gây bất an cho người dân.

Trong khi giới chuyên gia, công chức, doanh nghiệp lo ngại về những tác động xấu mà luật này có thể gây ra cho nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam, giới hoạt động xã hội và nhiều người dân nói luật này là công cụ mà bạo quyền sẽ sử dụng để ‘xâm hại thô bạo’ quyền riêng tư của người dân.

Truyền thông nhà nước cho biết BCA CSVN vừa có cuộc họp vào ngày 9/10, và cơ bản đã hoàn thành 3 văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Trong buổi họp, Bộ trưởng Tô Lâm – trưởng ban soạn thảo – nhấn mạnh đến tính “quan trọng và phức tạp” của các văn bản này vì có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền đất nước, dính dáng đến nhiều bộ ngành và “được sự quan tâm rất lớn từ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”, theo báo Công An Nhân Dân.

[Đọc tiếp]

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lại thăm Việt Nam giữa căng thẳng với Trung Cộng

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch duyệt đội danh dự trong chuyến thăm tới Hà Nội hôm 25/1/2018

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis sẽ tới thăm Việt Nam vào tuần tới giữa lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng đang tăng cao về cả mặt quân sự lẫn thương mại.

Bộ trưởng James Mattis dự kiến sẽ tới TP HCM ngày 16/10, để bàn thảo phương thức nhằm thúc đẩy hơn nữa các quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Chuyến thăm của ông Mattis diễn ra trong tình hình Lầu Năm Góc vừa hủy chuyến đi thăm Trung Cộng trước đó đã lên lịch vào giữa tháng này. Chuyến thăm bị hủy bỏ ngay sau khi Bắc Kinh từ chối không cho chiến hạm USS Wasp của Mỹ cập cảng Hồng Kông. Hôm 2/10, Trung Cộng phản đối chiến dịch của Hoa Kỳ đưa tàu hải quân vào Biển Đông, để thực thi quyền tự do hàng hải. [Đọc tiếp]

HT Thích Không Tánh: Tin về việc Hòa thượng Thích Quảng Độ lên tàu về Thái Bình – “Mọi diễn biến đều là duyên”

Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ đọc báo tại Thanh Minh Thiền Viện ngày 03/09/2018

Tin về việc Hòa thượng Thích Quảng Độ lên tàu lửa về Thái Bình, an dưỡng nơi quê cũ của ngài đã dấy lên nhiều điều bàn tán trong công chúng. Nơi lưu trú của Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện (số 90 Trần Huy Liệu) đã từ chối, sập cửa với ngài từ 15/9/2018, theo quyết định của trụ trì Thích Thanh Minh, mà theo nhiều người mô tả là “vội vã và tàn nhẫn”.

Nhiều năm nay, Hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn được coi là biểu tượng tranh đấu của Phật giáo chân chính trong nước, nhiều lần được các giải thưởng cao quý của quốc tế và nhiều lần được đề cử  giải Nobel Hòa Bình.

Để nói thêm về chuyện này, Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ), dành ít thời gian cho nội dung dưới đây.

*** [Đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Cộng bành trướng và ba phương án của Mỹ

Trung Cộng xây dựng cả một đô thị ở quần đảo Trường Sa. Trong ảnh, đá Xu Bi, nơi Trung Cộng đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở quân sự. Ảnh chụp ngày 21/04/2017 (Ảnh: Reuters/Erik de Castro)

Trong những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/2018, Mỹ cùng đồng minh liên tục thách thức tham vọng của Trung Cộng tại Biển Đông, nhằm bảo vệ quyền “tự do hàng hải”, đặc biệt là gia tăng tập trận hay đưa tàu chiến vào phạm vi 12 hải lý các thực thể địa lý, do Bắc Kinh kiểm soát tại quần đảo Trường Sa. Trung Cộng điều tàu ngăn chặn. Nhiều nhà quan sát nói đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh cục bộ. Washington hành xử ra sao trước tham vọng của Bắc Kinh trong thời gian tới?

RFI xin giới thiệu các phân tích và dự báo của nhà nghiên cứu Sean R. Liedman, làm việc tại Center for a New American Security (1). Bài viết mang tựa đề “The Evolution of U.S. Strategy in the South China Sea”, được đăng tải trong cuốn Great Power, Grand Strategie: The New Game in the South China Sea  (2), ra mắt đầu năm nay. [Đọc tiếp]

Cơn ác mộng của Tập Cận Bình: Trung Cộng đang đối diện nguy cơ bị ‘trục xuất’ khỏi Biển Đông

Chiến hạm HMS Argyll của Anh đang hoạt động trên Biển Đông

Bắc Kinh đang đối diện với thách thức ngày một tăng ở Biển Đông khi các nước lớn điều động tàu chiến và máy bay quân sự đến các khu vực có tranh chấp. Trong một diễn biến mới đây, tàu khu trục USS Decatur đã tiến hành hoạt động tuần tra kéo dài 10 giờ trong phạm vi 12 hải lý gần đá Ga Ven và đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa.

Mỹ xác định hành động này là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) nhằm thách thức các yêu sách phi lý của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Trịnh Văn Quyết FLC nhận tiền của Tàu Cộng mua nước Việt Nam?

Trịnh Văn Quyết trong vòng tròn

Trịnh Văn Quyết FLC là ai? Sinh năm 1975 tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, trong một gia đình công chức nghèo, năm nay 43 tuổi. Theo Wikipedia thì Trịnh Văn Quyết là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng VN, tương đương 1,02 tỷ USD. Tuy ông Trịnh Văn Quyết sở hữu gần 2 tỷ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam (tháng 3 năm 2017) nhưng không được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD và vẫn đang theo dõi đánh giá số tài sản này.  [Đọc tiếp]

Đã đến lúc Mỹ cần đương đầu với sự gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông

Tàu chiến Trung Cộng áp sát tàu chiến Mỹ USS Decatur hôm 30/9

Hôm 2/10, tờ Washington Examiner đăng bài viết của nhà báo bình luận chính trị Tom Rogan, cho rằng Mỹ cần đáp trả sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Cộng ở Biển Đông.

Ông Rogan bày tỏ quan tâm sâu sắc trước sự kiện hôm 30/9, khi một tàu chiến Trung Cộng hung hăng áp sát và cắt ngang mũi tàu khu trục USS Decatur (DDG 73) của Hải quân Mỹ ở khoảng cách chỉ 45 yard (41 m), khiến tàu Mỹ phải chuyển hướng sang phải, để tránh va chạm.

Hành động này xảy ra trên vùng biển quốc tế, vi phạm luật pháp quốc tế. Trên thực tế, đó là một sự vi phạm rất nghiêm trọng, khi quần đảo Trường Sa, nơi xảy ra vụ việc trên, cách đất liền Trung Cộng khoảng 1,126 Km. [Đọc tiếp]

Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm Chủ tịch nước thu tóm quyền lực…

Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước, một sự củng cố quyền lực chưa từng có, đưa ông trở thành một thứ Tập Cận Bình của Việt Nam. Đó là nhận định chung của Asia Times trong một bài viết đăng trên mạng ngày 04/10/2018.
Sau khi Trần Đại Quang qua đời ngày 21/09/2018, đã có nhiều lời đồn về việc thay thế ông sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến chính trị Việt Nam. Nhưng mọi tin đồn đó đã chấm dứt vào tối 03/10, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng [CSVN] đã hoàn toàn quyết định người thay thế Quang sẽ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn đã là nhân vật có thế lực nhất ở Việt Nam hiện nay.

Trọng lú được giới thiệu kiêm Chủ tịch nước…

Như tin đồn của Blogger Cô Gái Đồ Long (Lê Nguyễn Hương Trà) và Osin Huy Đức, Quốc Hội bù nhìn CSVN đã “nhất thể 100%” đồng ý Trọng Lú kiêm luôn chức Chủ tịch nước Cộng Hòa Chủ Nghĩa Việt Nam và chính thức bầu vào ngày 21/10 tới. Như vậy là bao nhiêu năm làm thân khuyển mã cho Hán tộc phương Bắc, Trọng Lú thành động vật tương cận quan thầy Tập Cận Bình về mô thức tương đồng, suy nghĩ tương thông hình hài tương cận… Đồng bào Việt Nam chuẩn bị khai tử Trọng Lú bán nước cho Tàu. Theo tin của báo trithuctre.vn: [Đọc tiếp]

Trung Cộng gánh sức ép nặng nề khi các nước liên tục điều tàu chiến đến Biển Đông

Khu trục hạm USS Decatur của Mỹ tuần tra gần bãi Đá Gaven và Đá Gạc Ma (Ảnh: AFP)

Trung Cộng đang phải đối diện với những áp lực ngày càng tăng khi các cường quốc dồn dập cử tàu chiến đến Biển Đông để thách thức sự tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Cộng tại vùng biển này.
Hành động ngang nhiên tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông đang khiến quốc gia này phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng. Khi mà Mỹ và các nước đồng minh liên tục điều động tàu chiến và máy bay đến vùng biển tranh chấp với mục đích duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Các hoạt động quân sự trong vùng biển tranh chấp không những đã tạo thêm ma sát giữa Hải quân Trung Cộng với Hoa Kỳ, mà còn giữa Trung Cộng với Anh và Nhật Bản. [Đọc tiếp]

Hội nghị Trung ương 8 đảng CSVN có thể quyết định về “nhất thể hóa”

Hội Nghị Trung Ương 8 của đảng CSVN khai mạc lúc 1/10/2018

Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 khai mạc hôm 2 tháng 10 ở Hà Nội. Theo báo chí trong nước, trước khi hội nghị diễn ra, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã dành một phút mặc niệm nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, qua đời vào khuya hôm 1 tháng 10, và Chủ tịch Nhà  nước [CSVN] Trần Đại Quang, từ trần trước đó 10 ngày.
Theo báo chí trong nước, một trong các chủ đề quan trọng mà 223 đại biểu sẽ bàn thảo là “xem xét một số vấn đề về công tác cán bộ”.  Ngoài ra, họ cũng bàn việc “thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội lần thứ 13 của đảng”. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng ngày càng bị thách thức

Tầu chiến Nhật Bản trong một đợt tham gia tập trận với Hải quân Anh ở Ấn Độ Dương, ngày 26/09/2018. (REUTERS/Kim Kyung-Hoon)

Kể từ hôm nay, 02/10/2018, cuộc tập trận thường niên của 5 nước trong khối Ngũ Cường bao gồm Anh, Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore bắt đầu diễn ra tại vùng Biển Đông. Nhân sự kiện này, các nước ngoài khu vực đã đưa chiến hạm vào khu vực, một sự kiện được nhiều nhà phân tích cho là sẽ tạo áp lực trên Trung Cộng, nước đã đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, và muốn các nước khác phải xin phép khi đi vào trong khu vực.

Cuộc diễn tập quân sự của nhóm 5 nước trong khối Hiệp Ước Phòng Thủ Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements FPDA) sẽ kéo dài cho đến ngày 19/10, và theo hãng tin Úc AAP, sẽ diễn ra tại Biển Đông. [Đọc tiếp]

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga không được gặp người thân sau hơn 1 tháng bị dọa giết

Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga (giữa) tại phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm 22/12/2017

Sáng 29/9, gia đình tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Thị Nga đến trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai để thăm gặp người thân theo định kỳ hàng tháng, tuy nhiên công an trại giam từ chối cho gặp mặt sau hơn 1 tháng bà này báo về nhà việc bị đánh và dọa giết trong tù.

Ông Phan Văn Phong, chồng của bà Nga cho Đài Á Châu Tự Do biết qua điện thoại như sau:

Nó (cán bộ trại giam Gia Trung) bảo chị không chấp hành nội quy của trại, chị bảo mình không có tội, không nhận tội nên không cho thăm gặp. Mình xuống nước bảo là không cho người lớn gặp thì cho trẻ con gặp, tụi nó (con chị Nga) đi cả ngàn cây số. Nó cũng bảo là không, trẻ con cũng không cho gặp”. [Đọc tiếp]

Cuộc Hủy diệt của Hán Tộc đối với lân bang

Hình minh họa

Lời người post: “Nhìn những con số mà bàn tay Hán tộc Cộng sản Tàu đã tiêu diệt các sắc dân Mông, Hồi, Mãn, Tạng như thế nào…đến lượt dân tộc Việt Nam… Toàn dân hãy đứng lên chống Tàu cứu nước.”

Từ lâu, Tàu Cộng đã thực hiện cuộc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ để giành đất cho người Hán. Từ tháng 04 năm 1975 tới cuối năm 1978, trên ba triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ thông qua bàn tay Khmer đỏ. Từ đấy loài người đã biết đến chính sách diệt chủng của Tàu Cộng ở Campuchia, nhưng ít người biết rằng Tàu Cộng đã thực hiện chính sách này đối với tất cả các dân tộc không phải người Hán.
[Đọc tiếp]

Tàu chiến của đồng minh Mỹ liên tiếp cập cảng Việt Nam

Chiến hạm Canada HMCS Calgary ghé thăm Việt Nam

Một loạt chiến hạm của các nước đồng minh với Mỹ tới thăm Việt Nam, tham gia nhiều hoạt động hải quân chung, trong đó có cả tập trận trên biển, trong tình hình Trung Cộng củng cố chủ quyền ở Biển Đông.
Sau Nhật, Hàn Quốc, Anh, New Zealand, chiến hạm Canada HMCS Calgary cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài 4 ngày từ 26 tới 30/9.

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Canada dẫn lời chỉ huy tàu, ông Blair Saltel, nói rằng “Việt Nam là cơ hội cho Calgary làm việc với cộng đồng địa phương và thể hiện cam kết rằng chúng tôi là một đối tác quan trọng”. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt