Cộng Sản Việt Nam ở Đồng Nai y án sơ thẩm 15 người biểu tình chống dự luật Đặc khu
Mười lăm người biểu tình chống dự luật đặc khu ở Đồng Nai hôm nay 9 tháng 11 bị tòa phúc thẩm bác kháng cáo đối với án tù mà tòa sơ thẩm tuyên đối với họ hôm cuối tháng 7 vừa qua.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong ba luật sư bào chữa tại phiên phúc thẩm, cũng như báo Thanh Niên trong nước loan tin rằng 15 người có đơn kháng cáo tại phiên phúc thẩm đều nói rằng họ tham gia biểu tình xuất phát từ lòng yêu nước. Họ bác bỏ cáo buộc nói rằng họ ‘gây rối trật tự’ khi đi biểu tình. [Đọc tiếp]
Chủ tâm làm tay sai bán nước cho Tàu Cộng tại Đà Nẵng?
Biển Đông nay trở nên rất nóng trên chính trường quốc tế. Càng ngay nhiều nước càng tham gia vào vấn đề Biển Đông để đẩy lùi Tàu Cộng ra khỏi vùng biển huyết mạch này. Thậm chí Canada là quốc gia ít quan tâm đến chuyện quốc phòng mà nay cũng gửi chiến hạm đến Biển Đông tham gia cùng đồng minh trong chiến dịch “Tự Do Hàng Hải” của thế giới. Điều này chứng tỏ cả thế giới đang quan tâm đến mức nào!
Thế mà ngày 8 và 9/11/2018, một buổi “Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế Biển Đông Lần Thứ 10” với chủ đề: “Hợp Tác vì An Ninh và Phát Triển Khu Vực” được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng nơi quốc gia có chủ quyền Biển Đông.
Ban Tổ Chức là Học Viện Ngoại Giao [CS] Việt Nam, Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông và Hội Luật Gia Việt Nam chủ trì có mặt của 30 chuyên gia quốc tế. Buổi hội thảo treo khẩu hiệu tại chính diện tại hội trường: “The 10th South China Sea….” (như hình dưới)
Tại sao Ban Tổ Chức lại dùng Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) mà Tàu Cộng mà lại không dùng Biển Đông (East Sea). Hành động này chẳng khác gì đang rao giảng sự hợp pháp của Trung Cộng đang xâm chiếm 90% diện tích Biển Đông của Việt Nam. Toàn dân cực lực lên án hành động tiếp tay trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN bán nước cho Tàu Cộng, đặc biệt qua khẩu hiệu của Ban Tổ Chức buổi hội thảo này.
Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam
Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào chiều ngày 5 tháng 11 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn có cuộc gặp với Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tôn giáo Việt Nam.
Tin cho biết, về phía Hoa Kỳ có đại diện của Đoàn công tác Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Cục Dân chủ, Nhân quyền, Lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ gồm ông Khashayar M Ghashyhai – Phó Giám đốc và bà Mariah J Mercer – Trưởng Bộ phận phụ trách Thái Bình Dương và Đông Á. Bên cạnh đó còn có bà Pamela Pontius thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh cho Đài Á Châu Tự Do biết về cuộc gặp như sau: [Đọc tiếp]
Kết quả bầu cử Quốc Hội Mỹ giữ nhiệm kỳ hôm 6 tháng 11 – ai thắng?
Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Senate) là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ, viện kia là Hạ Viện Hoa Kỳ. Quyền lực của Thượng viện và Hạ Viện Hoa Kỳ được thiết lập trong Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ. Thành viên của Thượng viện gọi là Thượng nghị sĩ. Mỗi tiểu bang tại Hoa Kỳ được bầu hai Thượng Nghị Sĩ bất kể dân số bang đó nhiều ít. Các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ phục vụ nhiệm kỳ 6 năm. Thượng viện Hoa Kỳ họp ở cánh Bắc của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington, D.C., thủ đô quốc gia. Hạ Viện Hoa Kỳ họp ở cánh Nam của cùng tòa nhà.
Thượng Viện Hoa Kỳ có một số quyền hạn đặc biệt mà Hạ Viện không có, trong đó gồm có việc chấp nhận các hiệp ước như là điều kiện tiên khởi trước khi được phê chuẩn, việc tán thành sự bổ nhiệm của Tổng Thống về các bộ trưởng nội các Tòa Bạch Ốc, thẩm phán liên bang, và các giới chức hành chánh liên bang khác, các giới chức quân sự và những giới chức đồng phục liên bang khác. Thượng viện phục vụ nhiệm kỳ lâu hơn và có thế lực hơn, thành viên ít hơn và đại diện cho người dân to lớn hơn. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiên là chủ tịch Thượng Viện, người thứ hai của nước Mỹ (sau Tổng Thống)
Hạ Viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States House of Representatives), là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ. Mỗi tiểu bang có một số đại diện tại Hạ Viện (còn gọi là Dân Biểu Liên Bang) tùy theo tỉ lệ dân số của tiểu bang đó, nhưng theo luật định mỗi tiểu bang phải có ít nhất một dân biểu. Tổng số dân biểu tại Hạ Viện hiện nay là 435. Nhiệm kỳ của Dân Biểu Liên Bang là hai năm. Viên chức đứng đầu Hạ Viện là Chủ tịch Hạ Viện do thành viên Hạ Viện bầu lên, thông thường Đảng nào nắm đa số thì Chủ Tịch Hạ Viện vá các Trưởng Khối Chuyên Môn ở Hạ Viện thuộc về đảng đó. Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ còn gọi là Phát Ngôn Viên Hạ Viện (Speaker of the United States House of Representatives). Người đứng thứ ba của nước Mỹ (Sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống)
Hạ Viện có quyền hạn đưa ra các đạo luật về thu nhập, truất phế các viên chức. Hiến pháp Hoa Kỳ trao quyền cho Hạ Viện luận tội các viên chức liên bang vì lý do “phản quốc, hối lộ, hoặc các tội đại hình và tội phi pháp khác”, và cũng cho phép Thượng Viện quyền xử những vụ luận tội như thế. Nếu Tổng thống Hoa Kỳ hiện thời bị xét xử, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện chủ tọa phiên xử. Trong bất cứ vụ xử luận tội nào, các Thượng Nghị Sĩ được hiến pháp yêu cầu đến chứng kiến lời thề hoặc xác nhận lời khai. Để kết án trong một vụ luận tội cần phải có sự hiện diện của 2/3 các Thượng Nghị Sĩ. [Đọc tiếp]
Phúc Niểng nâng bi Tập Cận Bình: Hoan nghênh sáng kiến “Vành đai và con đường” của Tàu Cộng
Trong khi chiến lược “Một vành đai, một con đường” bị thế giới lên án là dự án bành trướng, là chính sách xâm lược của Hán Tộc, cho rằng đây là chiến lược “bẫy nợ” để xâm chiếm nước ngoài, thì Nguyễn Xuân Phúc có biệt danh là Phúc Niểng qua Tàu Cộng gặp Tập Cận Bình lại hèn hạ nâng bi Tập Cận Bình bằng cách hoan hô sáng kiến “một vành đai, một con đường”. Một bản tin trên “Đại Kỷ Nguyên” như sau:
Theo nguồn tin từ đặc phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), Thủ tướng [CSVN] Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc gặp với lãnh đạo tối cao của nhà cầm quyền Bắc Kinh ông Tập Cận Bình nhân chuyến tham dự hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Tàu Cộng CIIE 2018 hôm 4/11. [Đọc tiếp]
Hiệp định tự do mậu dịch CPTPP có hiệu lực từ cuối năm nay
Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm nay cho dù Hoa Kỳ rút lui: Úc hôm nay 31/10/2018 đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là CPTPP, mà trước đây mang tên là TPP.
Thủ tướng Úc Scott Morrison vui mừng tuyên bố: “Úc là nước thứ sáu phê chuẩn, khiến hiệp định có thể được áp dụng kể từ ngày 30/12 năm nay”. Trước đó Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore và Mexico đã có hành động tương tự. Theo thỏa thuận, sau khi có 6 nước tham gia phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực ngay sau đó 2 tháng. [Đọc tiếp]
Ngoại trưởng Tàu Cộng Bố Láo: Tuyên Bố Ngang Ngược “Bắc Kinh Có Chủ Quyền Đối Với Các Đảo Trên Biển Đông”
(30/10/2018) Ngoại trưởng Tàu Cộng Vương Nghị đã có bài phát biểu trước Hội đồng Quan hệ đối ngoại (nơi quy tụ các chuyên gia chính sách và đối ngoại hàng đầu Mỹ) tại thành phố New York.
Vương Nghị nói rằng Tàu Cộng đã thực hiện “sự kiềm chế tối đa” ở Biển Đông và tìm kiếm các giải pháp hòa bình trên khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, Vương vẫn khăng khăng nói Bắc Kinh có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và mọi người ở đó cảm thấy cần phải tăng cường phòng thủ trước các cuộc tuần tra quân sự của Mỹ.
Nhưng trên thực tế, yêu sách của Tàu Cộng đối với phần lớn diện tích Biển Đông theo đường 9 đoạn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của thế giới. Việc Tàu Cộng chiếm đóng trái phép đảo, đá trên Biển Đông rồi tiến hành xây dựng mở rộng các thực thể cũng xâm phạm đến toàn vẹn chủ quyền của các nước khác trong khu vực, gồm cả Việt Nam. [Đọc tiếp]
Cuộc Bầu Cử “VĨ ĐẠI”
Ngày 6/11/2018 này, dân Mỹ sẽ đi bầu hàng loạt chức vụ lớn nhỏ cấp địa phương, tiểu bang và liên bang. Quan trọng hơn cả là việc bầu toàn thể Hạ Viện liên bang và 1/3 Thượng Viện liên bang. Ta sẽ không bàn về các cuộc bầu địa phương và tiểu bang, chỉ bàn về cuộc bầu quốc hội liên bang.
Việc đảng Dân Chủ (DC) tìm đủ mọi cách để xé bỏ kết quả bầu tổng thống vừa qua đã quá rõ ràng, quá thô bạo, và quá trơ trẽn, đã được bàn quá nhiều, không cần nói thêm. Vả lại, bài này sẽ bàn về cuộc bầu cử giữa mùa tới đây, không liên quan gì đến cuộc bầu tổng thống hết.
Dân biểu Quốc hội EU: Nhân quyền phải đứng đầu lịch trình!
Lời người post: EVFTA là gì? Là hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU viết tắt là EVFTA (EU Việtnam Free Trade Agreement). Đây là hiệp định thương mại mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA và Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai hiệp ước Thương mại Tự Do với phạm vi cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Trong cuộc đàm phán giữa Việt Nam và EU về EVFTA đang bị ngăn chận bởi vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Dưới đây là tình trạng đang diễn ra trong lúc đàm phán:
Nữ dân biểu Nghị viện châu Âu Jude Kirton-Darling (thuộc Đảng Lao động Anh Quốc), sau khi tham dự buổi điều trần công khai về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam tại Brussels, đã trình bày những nhận định của bà trong bài viết
“Liên minh châu Âu (EU) không thể hài lòng với một thỏa hiệp tồi tệ với Việt Nam“
https://www.euractiv.com/section/global-europe/opinion/the-eu-doesnt-have-to-settle-for-a-bad-deal-with-vietnam/ [Đọc tiếp]
Việt Nam được hưởng lợi từ chiến lược của Mỹ ở Biển Đông như thế nào?
Tờ ‘The Diplomat’ gần đây cho đăng một bài viết của ông Gary Sands, chuyên gia cao cấp về rủi ro chính trị tại Wikistrat – một công ty tư vấn địa chiến lược Mỹ, trong đó phân tích về cách Việt Nam được hưởng lợi từ chiến lược mới của Mỹ ở Biển Đông.
Theo ông Sands, khi Washington bắt đầu chống lại Bắc Kinh trên nhiều mặt trận: Kinh tế, chính trị và quân sự, Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng (FOIP) của chính quyền Tổng thống Trump nhanh chóng rõ nét hơn. [Đọc tiếp]
Việt Nam sẽ tiếp nhận khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry cỡ lớn của Mỹ?
Ngoài các xuồng tuần tra lớp Metal Shark mua từ Mỹ, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đang vận hành 1 tàu tuần duyên lớp Hamilton được Mỹ chuyển giao mang số hiệu CSB 8020.
Nguồn tin từ Ukraine cho biết, Mỹ đã đề nghị chuyển giao cho nước này một số lượng không xác định khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry đã bị loại biên khỏi Hải quân Mỹ.
Việc chuyển giao các khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry sẽ giúp tăng cường đáng kể sự hiện diện của Hải quân Ukraine ở vùng biển Đen và biển Azov. [Đọc tiếp]
Hai tên “thảm sát” Formosa: một tên “nhất thể hóa” một tên chạy qua Canada tị nạn
Lời người post: Một nguồn tin âm ỉ bấy lâu nay là Bí Thư Tỉnh Ủy Hà Tĩnh Nguyễn Kim Cự đã trốn sang định cư tại Canada. Cự là ai? Hắn chính là thủ phạm của vụ giết cá Formosa sau đó biển thủ tiền bồi thường 500 triệu USD và đàn áp người dân Hà Tĩnh xuống đường “đòi nước sạch, đòi minh bạch, đòi môi trường sống”. Tiếp tay cho Võ Kim Cự là Nguyễn Phú Trọng tham nhũng của công ty Formosa một tượng vàng hình HCM nghe nói đến 24 kg vàng ròng (?).
Giờ đây Nguyễn Phú Trọng một thân già ôm hai chức cao nhất Nước và Đảng là Chủ Tịch Nước Việt Nam kiêm Tổng Bí Thư đảng CSVN. Ở vị trí này Nguyễn Phú Trọng công khai ký bán nước với tư cách chủ Tịch Nước – như vậy không cần phải lén lút bán nước như trước đây. Còn Võ Kim Cự thì cao bay xa chạy đến tận xứ Canada để trốn. [Đọc tiếp]
Vấn Nạn Hồ Chí Minh: Là Một hay Hai Nhân Vật Khác Nhau
Trong bài “Chung Quanh Nghi Vấn Hồ Chí Minh Chết năm 1932”, chúng tôi có nói là mặc dù có nhiều dữ kiện lịch sử hỗ trợ lập luận Hồ Chí Minh đã chết vào năm 1932 hay 1933. Tuy nhiên, những bằng chứng này chỉ cho phép người đọc có cơ sở khá vững chắc để loại suy kết luận có tính khả tín cao. Nhưng khẳng định là Hồ Chí Minh đã chết vào năm 1932 hay 1933 đòi hỏi nhiều bằng chứng cụ thể trực tiếp xác định sự kiện này. Dữ kiện lịch sử do tác giả Huỳnh Tâm đưa ra là một tài liệu trực tiếp xác định cái chết của Hồ Chí Minh vào năm 1932 hay 1933: “Nguyễn Ái Quốc thực sự đã chết vì bệnh lao năm 1933, tuy nhiên cũng có những tài liệu khác cho rằng đương sự chết năm 1932, xác ông ấy hỏa táng, tro cốt lưu trữ (mã số 00567) tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow Russia.” (danlambao. Paris 21.10.2017, Kỳ 2). Nhưng đây chỉ là một tài liệu. Muốn có giá trị lịch sử thì cần phải có nhiều tài liệu khác khẳng định cùng một sự kiện. Rất tiếc là không có tài liệu lịch sử nào khác trực tiếp xác nhận Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1932 hay 1933, ngoại trừ báo chí quốc tế cộng sản như tờ Pravda của Nga, tờ Labour Monthly của Anh, tờ The Worker của Anh, và tờ l’Humanité của Pháp cũng như chính phủ Pháp, thông báo là Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932. Ngay chính báo điện tử của CSVN cũng xác nhận điều này (Xem Nguyễn Văn Thái. “Chung Quanh Nghi Vấn Hồ Chí Minh Chết năm 1932”), nhưng sau đó đã cải chính là Nguyễn Ái Quốc vẫn còn sống, cắt nghĩa là tình báo Pháp tung tin thất thiệt để làm nhụt chí đấu tranh của nhân dân hay là người cộng sản tung tin thất thiệt để che mắt mật thám Pháp đang theo dõi Nguyễn Ái Quốc.
Hoàn Cầu Thời Báo: Việt Nam “sẽ không trở thành con cờ của Mỹ” ở Biển Đông
Lời người post: Tại sao Trung Cộng đặt vấn đề này trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo? Một tờ báo như cái loa của Tàu Cộng.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Tàu Cộng, vừa cho đăng hai bài báo liên tiếp trong hai ngày 21 và 22/10/2018, mạnh mẽ đả kích các hành động mới nhất của Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn hơn tại Biển Đông và tìm cách thành lập một liên minh chống TQ. Tác giả bài báo ngày 22/10 còn nói “trước ‘thái độ gây hấn của Mỹ, Tàu Cộng không có nhiều lựa chọn, và có thể sẽ phải có biện pháp mạnh chống lại”. Về nước láng giềng Việt Nam, một nhà phân tích TQ cho rằng, dưới quyền Tổng Bí Thư và sắp tới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam sẽ tỏ ra ‘khôn ngoan hơn và không ‘sẵn sàng làm một con cờ của Mỹ’. [Đọc tiếp]
Cựu binh Chiến tranh Việt Nam được trao Huân chương danh dự
Tổng thống Donald Trump ngày 17/10 trao tặng vinh dự cao nhất – Presidential Medal of Freedom – trong quân đội cho một thượng sĩ nhất Thủy quân lục chiến 80 tuổi đã về hưu, người mà năm thập niên trước đã “chiến đấu với sự quả cảm không ai sánh bằng” vào đầu một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam.
Hành động anh dũng của ông John Canley bao gồm hai lần trèo qua một bức tường bệnh viện trước tầm nhìn của đối phương để giúp các Thủy quân Lục chiến bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.”Tôi mến những người dũng cảm. Chúng ta đang gặp họ ngay ở đây,” ông Trump nói khi khai mạc buổi lễ hôm thứ Tư.
“50 năm trước, một thủy quân lục chiến Mỹ đã chiến đấu bằng sự quả cảm không ai sánh bằng trong một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam, trận chiến ở thành phố Huế.” [Đọc tiếp]