Việt Nam lên tiếng sau khi bị Mỹ dán mác ‘thao túng tiền tệ’
Việt Nam bị kết án thao tiền tệ đối với Mỹ
Lời người post: Làm ăn với Mỹ không “gian dối” như Cộng sản. Cần nghiêm chỉnh mới được lâu dài
Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh cho các bộ ngành hữu quan làm việc với các đối tác Mỹ để “giải quyết những tồn tại, vướng mắc” ngay sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump định danh Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 16/12 đưa Việt Nam, cùng với Thuỵ Sỹ, vào danh sách các nước thao túng tiền tệ sau khi cho rằng quốc gia Đông Nam Á, hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hoa Kỳ, đã can thiệp mạnh vào thị trường tiền tệ nhằm điều chỉnh hiệu quả cán cân thanh toán. [Đọc tiếp]
Ấn Độ và Việt Nam họp thượng đỉnh chính là hợp tác quốc phòng
Một cuộc hội thảo về quan hệ Ấn Độ-Việt Nam ngày 21/09/2019
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham gia một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến vào hôm nay 21/12/2020. Hai nước dự kiến ký các thỏa thuận về quốc phòng, năng lượng và phát triển, đẩy mạnh thỏa thuận cung cấp tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam.
Cuộc họp diễn ra vào thời điểm cả hai nước đều phải đối diện với các hành động gây hấn của Trung Cộng trong khu vực. Ấn Độ đang đọ sức quân sự với Trung Cộng ở khu vực Ladakh thuộc biên giới hai bên trên dãy Himalaya, trong khi Việt Nam đã bị Bắc Kinh lấn lướt tại Biển Đông, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Theo nhật báo Ấn Độ Hindustan Times, trích dẫn những nguồn thạo tin xin giấu tên, Ấn-Việt sẽ thảo luận về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu và dự kiến sẽ đưa ra một “tầm nhìn chung” để định hướng cho sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương. [Đọc tiếp]
Nhận xét về dự án ” Theo dõi đập Mekong” của Hoa Kỳ
Phần giới thiệu
Đập Xiaowan trên sông Lancang (Mekong) ở nước Tàu
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2020, hãng thông tấn Reuters gởi một bản tin từ Bangkok, Thái Lan loan báo rằng Hoa Kỳ tài trợ cho một dự án sử dụng vệ tinh để theo dõi mực nước hàng tuần của các đập thủy điện trên sông Mekong ở Trung Cộng và phổ biến trên một trang mạng [1]. Lập tức, bản tin đã được giới truyền thông trên thế giới loan tải [2-7]. Riêng ở Việt Nam, mãi đến ngày 16 tháng 12 mới được một tờ báo loan tin [8]. Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Cộng cũng lên tiếng rằng “Trung Cộng hoan nghênh đề nghị xây dựng của các quốc gia ngoài khu vực về việc phát triển và sử dụng nguồn nước sông Lancang-Mekong, nhưng chúng tôi cực lực phản đối những hành động hiểm độc để chia rẽ chúng tôi… Cộng đồng khoa học quốc tế và Ủy hội sông Mekong tin rằng chuỗi đập thủy điện Lancang sẽ giúp duy trì sự ổn định của dòng chảy Mekong và có ích lợi trong nỗ lực ngừa lụt và cứu trợ hạn hán của các quốc gia Mekong.” [9]
Bài viết nầy có mục đích tìm hiểu thêm về dự án đó. [Đọc tiếp]
Tin Biển Đông: Trung Cộng điều động HKMH Sơn Đông xuống Biển Đông tập trận
Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông của Trung Cộng
Hải quân Trung Cộng thông báo một đội Hàng Không Mẫu Hạm đã di chuyển qua eo biển Đài Loan, tiến đến Biển Đông để tập trận.
Dẫn đầu đội tàu hải quân Trung Cộng là Sơn Đông – Hàng Không Mẫu hạm mới nhất của nước này.
Reuters cho biết HKMH Sơn Đông di chuyển qua eo biển Đài Loan chỉ một ngày sau khi tàu khu trục mang hỏa tiễn tự hành USS Mustin của Mỹ đi qua vùng biển này.
Theo thông báo của hải quân Trung Cộng, HKMH Sơn Đông và các tàu hộ tống đã qua eo biển nhạy cảm “một cách thông suốt”, đang tiến đến Biển Đông để tập trận. Sự kiện này được miêu tả là “sắp xếp bình thường theo các kế hoạch hàng năm”. [Đọc tiếp]
Mỹ đặt mục tiêu chống Trung Cộng “quyết đoán hơn” trên Biển Đông năm 2021
Tàu khu trục hỏa tiễn dẫn đường USS Barry (DDG 52) của Hải Quân Mỹ tiến hành các hoạt động thể hiện quyền tự do hàng hải trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo nguồn tin thông tạo của Quân Đội Hoa Kỳ vừa đưa ra cảnh báo sẽ “quyết đoán hơn” trong việc đáp trả các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là đối với Trung Cộng, quốc gia mà Mỹ cáo buộc có tham vọng bành trướng ở Biển Đông.
Truyền thông quốc tế hôm 18/12 dẫn một tài liệu có nội dung về các mục tiêu đặt ra cho Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Lực Lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ năm 2021, Ngũ Giác Đài nói rằng một số quốc gia, đặc biệt là Nga và Trung Cộng “đang cạnh tranh cân bằng quyền lực ở các khu vực quan trọng và tìm cách phá hoại trật tự thế giới hiện nay”. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Hải Quân Mỹ sẽ đáp trả thái độ hung hăng của Trung Cộng
Ảnh do Hải Quân Mỹ cung cấp: hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz trong lần hoạt động tại Biển Đông hôm 06/07/2020. AP – Petty Officer 3rd Class Jason Tarleton
Quân đội Hoa Kỳ cho biết là các chiến hạm của Mỹ từ nay sẽ phản ứng một cách “mạnh mẽ hơn” đối với những nước vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Trung Cộng, đang tranh giành biển đảo với các nước láng giềng ở Biển Đông.
FDA: Vaccine virus Vũ Hán của Moderna có hiệu quả rất cao sắp được cấp phép
Vaccine Moderna
Truyền thông Mỹ ngày 15/12 trích dẫn các tài liệu của FDA cho biết loại vaccine phòng ngừa virus Vũ Hán của hãng dược Mordena không chỉ “cực kỳ hiệu quả” mà còn có thể làm giảm sự lây lan của virus corona, và cơ quan của FDA của Mỹ đang chuẩn bị cấp phép cho loại vaccine thứ hai này được chính thức sử dụng.
Theo các tài liệu được công bố hôm 15/12, vaccine của Moderna có hiệu quả 94% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng và có vẻ như ngăn chặn cả sự lây lan của virus corona. [Đọc tiếp]
Một Cuộc Chiến Tại Biển Đông Có Thể Định Hình Lại Châu Á (Và Thế Giới)
Nó có thể bắt đầu một cách bất ngờ (It could start suddenly).
Một cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào ở Biển Đông (Biển Đông) và có thể định hình lại châu Á nói riêng và thế giới nói chung, trong tình hình cả Mỹ lẫn Trung Cộng đều đang chuẩn bị cho kịch bản này.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng đối với Biển Đông là phi pháp, nhưng các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Bắc Kinh vẫn không ngừng khuyến khích các lực lượng của mình tấn công tàu hải quân Mỹ hoạt động hợp pháp tại vùng biển này.
Có vẻ như Trung Cộng đang kích động chiến tranh – một cuộc chiến mà rất có thể sẽ khiến nước này phải gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, cuộc chiến đó sẽ không chỉ giới hạn ở vùng biển này mà cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thay đổi chế độ ở Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
Mỹ trừng phạt một công ty dầu khí Trung Cộng khai thác ở Biển Đông
Một giàn khoan dầu của CNOOC trên Biển Đông
Tin Reuters: Chính quyền tổng thống Donald Trump dự định đưa thêm bốn công ty Trung Cộng vào “danh sách đen” những công ty do quân đội Trung Cộng sở hữu hoặc kiểm soát. Theo một tài liệu mà Reuters truy cập được và đưa ra ngày 30/11/2020, Tổng Công Ty Dầu Khí Hải Dương Trung Cộng nằm trong số bốn công ty trên, do đã khai thác dầu khí trong vòng nhiều năm ở những vùng tranh chấp tại Biển Đông.
EU – ASEAN nâng quan hệ lên cấp đối tác chiến lược
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thông báo kết quả hội nghị ngoại trưởng EU – ASEAN, từ Berlin, Đức, ngày 01/12/2020 REUTERS – POOL
Liên Hiệp Châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN đã đồng ý nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược. Quyết định được thông qua nhân Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN – Liên Âu lần thứ 23 mở ra ngày 01/12/2020 theo hình thức trực tuyến.
Tuyên bố sau hội nghị, ngoại trưởng Heiko Maas của Đức, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu xác nhận rằng: “Với tư cách là các đối tác kinh tế thân thiết, chúng tôi đứng ra bảo vệ các tuyến thương mại an toàn và mở rộng, cũng như quyền giao thương tự do và công bằng”.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết thêm: “Cùng nhau, hai khối chúng ta đại diện cho hơn một tỷ người và gần 25% sức mạnh kinh tế toàn cầu. Cùng nhau, chúng ta có tiếng nói mạnh mẽ trong thế giới này”. Tuy nhiên, ông Maas không cho biết chi tiết về nội dung quan hệ đối tác chiến lược mới giữa hai bên. [Đọc tiếp]
Đại sứ EU: Không bao giờ tuân theo quy tắc “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông
Đại sứ của EU tại Việt nam: ông Giorgio Aliberti
Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti vừa phát biểu tại một hội thảo về Biển Đông rằng EU sẽ không bao giờ tuân theo nguyên tắc “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”, đồng thời tái khẳng định sự cần thiết bảo vệ một trật tự dựa trên nguyên tắc và thúc đẩy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 17/11, Đại sứ Aliberti nói rằng EU đang phát triển một hoạt động mới được gọi là Sự Hiện Diện Hàng Hải Phối hợp (CMP), theo đó các lực lượng hải quân sẽ luân phiên tuần tra một khu vực, có thể bao gồm cả Biển Đông “trong một tương lai không xa”. [Đọc tiếp]
Reuters: TT Trump tính đưa SMIC, CNOOC của Trung Cộng vào sổ đen quốc phòng
Một bản tin độc quyền của hãng tin Reuters trích dẫn một tài liệu và các nguồn tin cho hay chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẵn sàng đưa hãng sản xuất chip hàng đầu của Trung Cộng SMIC (có trụ sở ở Thượng Hải) và hãng dầu khí quốc doanh CNOOC (Công Ty Dầu Khí Trung Cộng) vào sổ đen gồm các công ty bị cáo buộc là có sự gắn bó với quân đội Trung Cộng.
Khi bị đưa vào sổ đen, các hãng đó bị hạn chế khả năng tiếp cận với các nhà đầu tư Mỹ. Việc này cũng làm leo thang căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh khi chỉ còn vài tuần nữa hết nhiệm kỳ đầu của TT Trump bản tin độc quyền của Reuters viết. [Đọc tiếp]
Amnesty cáo buộc Facebook, Youtube ‘đồng loã’ với kiểm duyệt ở Việt Nam
Facebook và Youtube (Google) đang “đồng loã” với Việt Nam trong việc “kiểm duyệt và trấn áp trên quy mô công nghiệp”, theo một báo cáo mới nhất của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) trong đó cáo buộc các công ty công nghệ khổng lồ này cho phép mình trở thành “những công cụ của các giới chức Cộng Sản Việt Nam” và trước mong muốn của các chế độ độc tài.
Báo cáo dài 78 trang của tổ chức có trụ sở ở London của Anh, ghi lại sự “trấn áp có hệ thống” lên sự phát biểu ôn hoà trên mạng ở Việt Nam, dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các nhà bảo vệ nhân quyền và những nhà hoạt động, bao gồm cựu tù nhân lương tâm, luật sư, nhà báo và nhà văn, cùng với các thông tin do Facebook và Google cung cấp. [Đọc tiếp]
Ấn Độ, Việt Nam hợp tác huấn luyện phi công
Hỏa tiễn Brahmos của Ấn Độ
Lời người post: Ấn Độ là một hạt kim cương trong “Bộ Tứ Kim Cương Mỹ-Nhật-Úc-Ấn” của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở. Tháng 11/2020 cả hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng cùng lúc đến thăm Ấn Độ đã ký nhiều hiệp ước quốc phòng chung và Mỹ bán vũ khí cho Ấn Độ. Trước đây cũng có tin, trong tương lai Việt Nam, Nam Hàn và New Zealand sẽ tham gia “Bộ Tứ Kim Cương” thành Bộ Tứ Kim Cương + 3. Thêm nữa, một kim cương khác là Nhật Bản, khi thủ tướng Suga của Nhật Bản đến thăm Việt Nam tuyên bố bàn giao Kỹ Thuật Công Nghệ Quốc Phòng cho Việt Nam. Như vậy sau lưng Việt Nam có hai kim cương trong Bộ Tứ Kim Cương đã hợp tác chuyển giao kỹ thuật công nghệ quốc phòng. Câu hỏi khi nào Việt Nam tham gia bộ tứ kim cương + 3 này?
Theo báo chí Ấn Độ, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam và Ấn Độ đã có cuộc trao đổi trực tuyến hôm qua, 27/11/2020. Hai bên thống nhất hợp tác huấn luyện phi công, lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. New Delhi cũng có kế hoạch hỗ trợ Hà Nội trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật công nghệ quốc phòng. [Đọc tiếp]
Mỹ mang thông điệp gì tới Việt Nam về mối đe dọa từ Trung Cộng?
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien phát biểu tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội hôm 21/11/2020 (Ảnh: Đại Sứ Quán Mỹ)
Lời người post: bài viết liên quan đến chuyến đi của Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam từ ngày 19-22/11/2020
Kết thúc chuyến thăm Việt Nam, trả lời câu hỏi của Zing News tại buổi họp báo trực tuyến từ Manila hôm 23/11, được đăng trên website Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert C. O’Brien cho biết: “Thông điệp của chúng tôi là sẽ tiếp tục hiện diện ở đây, chúng tôi đã hỗ trợ các bạn và chúng tôi sẽ không rời đi. Chúng tôi sẽ không bị đẩy ra khỏi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng với tất cả bạn bè và đối tác của chúng tôi. Và tôi nghĩ khi chúng tôi gửi đi thông điệp đó – thông điệp hòa bình thông qua sức mạnh – là cách để răn đe Trung Cộng. Đó là một cách để đảm bảo hòa bình, và là một cách để đảm bảo rằng không có chiến tranh trong khu vực.” [Đọc tiếp]