Biển Đông: Một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Cộng có thể diễn ra như thế nào?
Trong thời gian gần đây, tình hình Biển Đông và vùng eo biển Đài Loan không ngừng nóng lên, với Quân Đội Trung Cộng liên tục thị uy, đe dọa các nước láng giềng, kéo theo phản ứng của Hoa Kỳ, thường xuyên cho tàu chiến và máy bay vào phô trương thanh thế trong khu vực. Các diễn biến đó làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột nổ ra giữa Mỹ và Trung Cộng, và ngày càng có nhiều kịch bản về một cuộc chiến Mỹ-Trung được đưa ra.
Biển Đông : Trung Cộng tăng cường lực lượng Hải Quân bằng ba tàu chiến mới
Nhân kỷ niệm 72 năm thành lập Hải Quân, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ngày 23/04/2021 đã đến đảo Hải Nam chứng kiến việc đưa 3 tàu chiến mới vào hoạt động, trong đó có một tàu đổ bộ và chở trực thăng cỡ lớn. Sự hiện diện của các phương tiện tấn công mới này tại Biển Đông sẽ gia tăng các mối đe dọa nhắm vào Hoa Kỳ cũng như các láng giềng châu Á của Trung Cộng.
Theo ghi nhận của nhật báo Pháp Les Echos, đáng chú ý nhất trong ba chiếc tàu vừa được giao cho Hải Quân Trung Cộng là tàu đổ bộ tấn công Type 075, mang tên “Hải Nam”, có khả năng chở 30 trực thăng và hàng trăm binh sĩ, với lượng giãn nước 40,000 tấn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng chính thức đưa khu trục hạm “Đại Liên” Type 055 vào hoạt động, và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử có khả năng phóng tên lửa đạn đạo “Trường Chinh 18” Type 094. [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh Jakarta: Các lãnh đạo ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Miến Điện
Hôm nay, 24/05/2021, trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp tại Jakarta, Indonesia, các lãnh đạo ASEAN gặp tướng Min Aung Hlaing, cầm đầu nhóm đảo chính ở Miến Điện. Theo dự kiến ASEAN sẽ kêu gọi chấm dứt bạo lực của lực lượng an ninh Miến Điện, đã khiến hơn 700 người chết, đồng thời yêu cầu tập đoàn quân sự trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các tù chính trị khác.
Dự cuộc họp kín ở Jakarta chỉ có lãnh đạo của 6 nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Cam Bốt, Singapore. Ba nước Philippines, Thái Lan và Lào cử ngoại trưởng đến thủ đô Indonesia. Theo nhận định của hãng tin, cuộc họp kéo dài 2 tiếng đồng hồ khó mà đạt được ngay một bước đột phá. Nhưng đây là dịp hiếm có để ASEAN nói chuyện trực tiếp với viên tướng đã lật đổ một lãnh đạo chính quyền dân cử của Miến Điện. [Đọc tiếp]
Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 22 tháng 4 năm 2021
Bản tin hôm nay sẽ bao gồm tin tức về di chuyển của Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh và khả năng Trung Cộng sẽ tổ chức một sự kiện ở Biển Đông vào ngày 23/4.
1) Tàu sân bay Liêu Ninh ở phía bắc Trường Sa
Ngày 21/4, đội Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng được nhìn thấy hoạt động ở phía bắc quần đảo Trường Sa.
Vị trí hoạt động của Đội tàu này nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 170 km về hướng tây bắc.
Đội tàu này đã xích xuống gần quần đảo Trường Sa kể từ ngày 18/4. Tại khu vực cũng có sự xuất hiện của một số tàu chiến Mỹ. [Đọc tiếp]
Nhóm Báo sạch bị bắt: Giấc mơ ‘báo chí tự do’ tan vỡ?
Sau Trương Châu Hữu Danh, các nhà báo thành viên khác của nhóm Báo sạch chuyên phanh phui các vụ tham nhũng cũng đã bị bắt, thêm một “đòn giáng mạnh vào tự do báo chí” ở Việt Nam
Công an thành phố Cần Thơ hôm 20/4 khởi tố và bắt tạm giam 3 thành viên của nhóm Báo sạch để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, hơn 4 tháng sau khi nhà báo Hữu Danh và là thành viên đầu tiên của nhóm bị bắt giữ.
Việc bắt giam thêm các thành viên của nhóm, theo truyền thông trong nước, là nằm trong sự mở rộng quá trình điều tra nhà báo Hữu Danh, cũng là một Facebooker có tiếng về các đăng tải phanh phui các trạm thu phí BOT ‘bẩn’ ở Việt Nam. Nhà báo từng công tác tại báo Lao Động và Nông thôn Ngày nay, bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái cùng với tội danh trên. [Đọc tiếp]
Tuyên Bố CHUNG MỸ – Nhật “HỢP TÁC TOÀN CẦU MỸ – NHẬT CHO KỶ NGUYÊN MỚI”
TIN TÒA BẠCH ỐC HOA KỲ
Nguyên bản: https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2021/04/16/u-s-japan-joint-leaders-statement-u-s-japan-global-partnership-for-a-new-era/
NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2021 • TUYÊN BỐ VÀ THÔNG CÁO
Tổng thống Joseph Biden vinh dự được đón tiếp Thủ tướng Suga Yoshihide trong chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ngày nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản tái lập một Liên Minh đã trở thành nền tảng của hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Dù đại dương ngăn cách hai quốc gia chúng ta, nhưng những cam kết đối với các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung, bao gồm tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương và trật tự kinh tế tự do và công bằng, sẽ đoàn kết chúng ta. Chúng ta cùng nhau cam kết chứng minh rằng các quốc gia tự do và dân chủ, cùng hợp tác với nhau, có thể giải quyết các mối đe dọa toàn cầu từ đại dịch virus Vũ Hán (virus Vũ Hán) và biến đổi khí hậu trong khi chống lại các thách thức đối với trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên luật pháp. Thông qua kỷ nguyên mới của tình bạn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nền dân chủ của hai quốc gia chúng ta vẫn phát triển mạnh. [Đọc tiếp]
Mỹ-Trung Cộng hết đấu khẩu đến điều tàu chiến vào Biển Đông
Không lâu sau những tin tức loan tải đội tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ tiến vào Biển Đông, đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng cũng rời nơi trú quân băng qua eo biển Miyako của Nhật Bản và tiến hành tập trận gần Đài Loan.
Ngày 6/04 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) chính thức tuyên bố Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt đang hiện diện trên Biển Đông.
Phó Đô Đốc Doug Verissimo, chỉ huy đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt tuyên bố: “Thật tuyệt vời khi trở lại Biển Đông để trấn an các đồng minh và đối tác rằng chúng tôi vẫn cam kết bảo vệ tự do hàng hải” – Theo giới phân tích, cả Mỹ và Trung Cộng đều có tín hiệu muốn gửi đến các nước trong khu vực. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Quốc cho tàu trang bị hỏa tiễn đuổi tàu dân sự Philippines
Hôm qua, 08/04/2021, Trung Cộng đã cho tàu hỏa tiễn hiện đại rượt đuổi một tàu dân sự chở các nhà báo Philippines tại Bãi Cỏ Mây. Ngoại trưởng Mỹ trong cuộc điện đàm cùng ngày với đồng nhiệm Philippines đã tái khẳng định cam kết hiệp ước hỗ tương quân sự giữa đôi bên, trong lúc các chiến hạm Mỹ tập trận trên Biển Đông.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ra dự luật đối phó Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 8/4 giới thiệu một dự luật quan trọng tăng cường khả năng Mỹ đẩy lùi ảnh hưởng tòan cầu đang mở rộng của Trung Cộng bằng cách quảng bá nhân quyền, cung cấp viện trợ an ninh và đầu tư để chống lại thông tin xuyên tạc.
“Luật Cạnh tranh Chiến lược 2021” chỉ thị các sáng kiến ngoại giao và chiến lược phản công Bắc Kinh, phản ánh tinh thần cứng rắn đối phó với Trung Cộng từ cả hai phía Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc Hội Hoa Kỳ.
Dự luật dài 200 trang nêu vấn đề cạnh tranh kinh tế với Trung Cộng, nhưng cũng nêu các giá trị nhân đạo và dân chủ, chẳng hạn như áp đặt những chế tài về việc Bắc Kinh đối xử với người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và ủng hộ dân chủ tại Hong Kong. [Đọc tiếp]
Mỹ cảnh cáo Trung Cộng về Biển Đông và Đài Loan
Hôm qua, 07/04/2021, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Cộng về những hành động ngày càng hung hăng đối với Philippines và Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh đến những nghĩa vụ của Washington đối với các đối tác châu Á.
Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price khẳng định : “Một cuộc tấn công vũ trang chống các lực lượng quân sự, các tàu hay các phi cơ của Philippines tại vùng Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sẽ buộc chúng tôi thi hành các nghĩa vụ chiếu theo hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Cộng “nắn gân” Biden giống như với Obama
Với việc tập trung hàng trăm tàu tại khu vực Đá Ba Đầu, Trung Cộng có vẻ như muốn trắc nghiệm quyết tâm của tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc thực hiện cam kết là Hoa Kỳ sẽ cùng với các nước đồng minh trong khu vực ngăn chận mọi hành động của Bắc Kinh nhằm lấn chiếm Biển Đông.
Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng dưới thời TT Joe Biden
Lê T Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Cho đến giờ phút này, chính quyền của ông Joe Biden chưa tuyên bố một chính sách rõ ràng đối phó với Trung Cộng. Điều này chẳng có gì lạ, vì các đời TT trước, như TT Trump chẳng hạn, phải gần một năm, đến tháng 12/2017 mới tuyên bố Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (CLANQG) và Chiến Lược An Ninh Quốc Phòng của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ 4 năm của ông. Khi CLANQG công bố mới biết cụ thể chính sách 4 năm trong nhiệm kỳ của một Tổng Thống. Hôm nay chưa đầy 100 ngày từ khi ông Biden nhậm chức, còn quá sớm để biết chính xác về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, đặc biệt đối với Trung Cộng trong nhiệm kỳ bốn năm tới.
Tuy vậy, chính sách đối ngoại của một nhiệm kỳ Tổng Thống thường dựa trên những nhận định và ý tưởng của một số nhân vật chủ yếu trong nội các của Tổng Thống. Tìm hiểu những suy nghĩ của những nhân vật chủ yếu đó qua quan điểm lập trường trong những bài viết, những bài thuyết trình của họ trong quá khứ, chúng ta có thể dự đoán chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nói chung và đối với Trung Cộng nói riêng trong những ngày tới như thế nào? [Đọc tiếp]
Mỹ và Trung Cộng cùng điều tàu chiến vào Biển Đông, Biển Hoa Đông
Tàu chiến Mỹ đi vào Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong khi Hàng Không Mẫu hạm (HKMH) Liêu Ninh của Trung Cộng di chuyển qua eo biển Miyako và bắt đầu tập trận gần Đài Loan. Chuyên viên quốc tế cho rằng hai bên đều phát đi các tín hiệu.
Tờ South China Morning Post ngày 5 tháng 4 đưa tin Mỹ và Trung Cộng đều đã điều tàu chiến vào Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong tình hình căng thẳng khu vực đang gia tăng vì vụ tàu Trung Cộng xuất hiện tại đá Ba Đầu. [Đọc tiếp]
Báo cáo nhân quyền của Mỹ: Người dân Việt Nam không thể thay đổi chính phủ bằng bầu cử tự do
Báo cáo nhân quyền của Mỹ mới được công bố cho biết người dân Việt Nam không có tự do để bầu chọn ra chính phủ mà họ mong muốn cũng như bị hạn chế tham gia chính trị, trong số nhiều vấn đề nhân quyền nghiêm trọng khác – từ việc “sát hại phi pháp bởi chính phủ” cho đến thiếu tự do ngôn luận và hội họp
Phúc trình của Bộ Ngoại Giao (BNG) Mỹ được Ngoại trưởng Antony Blinken công bố hôm 30/3 về tình hình nhân quyền của gần 200 nước trên thế giới, là những quốc gia đang nhận viện trợ của Mỹ và là thành viên của Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm báo cáo về tình hình nhân quyền ở các nước này lên Quốc hội Hoa Kỳ theo quy định của Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài 1961 và Đạo luật Thương mại 1974. [Đọc tiếp]
Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam mở đợt đàn áp mới trước ngày bầu cử Quốc Hội
Trong một thông cáo đề ngày 01/04/2021, tổ chức Ân Xá Quốc Tế tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam tiến hành đợt đàn áp mới trước ngày bầu cử Quốc Hội 23/05 tới, với việc bắt giữ và truy tố các ứng cử viên độc lập.