Mỹ cố giành lại ảnh hưởng tại Đông Nam Á
BTQP Hoa Kỳ Lloyd Austin và BTQP Singapore Dr Ng Eng Hen
Chuyến công du của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin là chuyến đi đầu tiên đến Đông Nam Á của một thành viên nội các Joe Biden kể từ khi ông nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 1/2021. Chuyến đi này diễn ra vào lúc Washington ngày càng quan ngại trước việc Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á thông qua các chuyến viếng thăm, các khoản cho vay và gần đây là thông qua việc cung cấp vaccine ngừa đại dịch virus Vũ Hán.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thăm Việt Nam, trọng tâm là hợp tác quân sự và an ninh
Ông Christopher Klein (đeo cravat đỏ) và Trung Tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc Phòng VN đón BTQP Mỹ Loyed Austin tại chân phi cơ riêng.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào chiều 28/7 đáp phi cơ riêng xuống phi trường Nội Bài, Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm nhà nước Việt Nam trong 2 ngày với cương vị người đứng đầu bộ quốc phòng nước Mỹ.
Trang Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ viết: “𝐂𝐡𝐚̀𝐨 𝐦𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐁𝐨̣̂ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐇𝐨𝐚 𝐊𝐲̀ 𝐋𝐥𝐨𝐲𝐝 𝐀𝐮𝐬𝐭𝐢𝐧 𝐈𝐈𝐈 đ𝐞̂́𝐧 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦! Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam, vì sự đón tiếp nồng hậu.” [Đọc tiếp]
Bính luận thời sự chanel VNP: Hoa Kỳ rút quan khỏi Afghanistan
Theo tờ Washington Post đưa tin, Tổng Thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ rút toàn bộ quân đội Mỹ và đồng minh NATO ra khỏi Afghanistan vào ngày 11 tháng 9 năm 2021, sau 20 năm đem quân vào Afghanistan bắt Bin Laden (trùm khủng bố Al-Qaeda) và chống quân khủng bố Taliban. Chanel VNP bình luận thời sự về Afghanistan (A Phú Hãn) với những vấn đề sau đây:
1) Tại sao Mỹ và đồng minh châu Âu đem quân vào Afghanistan từ hơn 20 năm nay?
2) Quân Taliban ở Afghanistan do ai tài trợ và tổ chức cuộc chiến du kích của họ ở Afghanistan như thế nào, có giống du kích CSVN trước năm 1975 không?
3) Nếu Mỹ và đồng minh rút khỏi Afghanistan thì quân Taliban có khả năng trở lại nắm quyền không?
4)Tình hình ở Afghanistan so với tình hình Nam Việt nam năm 1975 có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
Tư duy nô lệ và khí phách yêu nước
Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình ở Hà Nội thể hiện chân dung “tu duy” nô lệ
Tinh thần những vong nô tôn thờ Tập Cận Bình với giọng điệu kính cẩn Tập Bá Bá trên đất nước ta ngày nay cũng không khác gì biểu tượng Trần Ích Tắc ngày xưa. Ích Tắc là hoàng tử nhà Trần có tham vọng làm vua (1). Khi nhà Nguyên xâm lược nước ta năm 1285, ông đã dẫn gia quyến xin hàng và được cải phong làm An Nam quốc vương. Tuy nhiên, quân đội nhà Nguyên liên tiếp thất bại khiến Trần Ích Tắc tan vỡ kế hoạch và phải sống lưu vong ở Đại Nguyên.
Khí phách Trần Quốc Toản thì vang vọng trong dân gian (2). Năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, họp vương hầu và trăm quan cùng bàn kế chống quân Nguyên. Trần Ích Tắc thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn người thân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Khi đối trận với giặc, Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ và rồi chết ở trận Vân Đồn năm 1285. [Đọc tiếp]
Chuyên gia Mỹ Michael Beckley: Sức mạnh của Trung Cộng là viển vông
Giáo Sư Michael Beckly
Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCST tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Hoa Kỳ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCST đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ ủng hộ các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh
Ngoại trưởng Anthony Blinken (ảnh 13/07/2021)
Hôm qua, 14/07/2021, Hoa Kỳ và khối ASEAN có cuộc họp trực tuyến cấp ngoại trưởng đầu tiên dưới thời Biden. Lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken một lần nữa bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền “phi pháp” của Bắc Kinh tại Biển Đông và khẳng định rõ Washington đứng về phía các nước Đông Nam Á chống lại các “đe dọa” của Trung Cộng.
Nhân dân Cuba đứng dậy vì tự do
Người dân Cuba nổi lên đòi tự do dân chủ
Hôm nay, hầu hết các hãng tin quốc tế đồng loạt đưa tin tức, hình ảnh và phim về các cuộc biểu tình tại nhiều nơi của nhân dân Cuba chống chế độ CS vì tự do. Những khẩu hiệu “Đả Đảo Độc Tài”, “Đả Đảo Cộng Sản”, “Tự Do!” được hô vang trên đường phố Havana và các thành phố lớn.
Cuba là một trong năm nước CS còn sót lại của thời Chiến Tranh Lạnh và chịu đựng dưới chế độ độc tài suốt 62 năm từ khi Fidel Castro và Che Guevara chiếm Cuba vào tháng Giêng, 1959. Các nước CS tàn dư khác là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn. [Đọc tiếp]
Nghĩ ngược về dạy và học
Tôi đi vượt biên để tránh cái lối giáo dục nhồi sọ của đảng nhưng lúc nào cũng bị ác mộng về những gì phải bị học khoảng sau năm 1975. Thường có khi nhớ lại những ngày đi học khi đạo đức trong học tập bị nhầm lẫn với đạo đức về tuân thủ theo đảng. Đây là những ác mộng có khi lập đi lập lại suốt 46 năm nay.
Gần đây, một số thanh niên nước Tàu đang từ chối ý tưởng về cuộc sống làm việc 9-9-6, thay vào đó họ chọn “nằm thẳng” (1). Phong trào thời điểm hiện tại ở nước Tàu là “nằm thẳng”, theo đó chủ trương nằm xuống thay vì làm việc chăm chỉ. Ngày càng có nhiều thanh niên nước Tàu từ chối một cuộc sống và văn hóa làm việc cạnh tranh liên tục. “Nằm thẳng” bác bỏ văn hóa “9-9-6” khuyến khích mọi người làm việc 12 giờ mỗi ngày sáu ngày một tuần. “Chỉ khi nằm xuống, con người mới có thể trở thành thước đo của vạn vật”, tuyên ngôn “nằm thẳng” lập luận. [Đọc tiếp]
Người dân Cuba biểu tình đòi Chủ tịch Diaz-Canel từ chức
Hàng ngàn người Cuba biểu tình ở thủ đô Cuba – Havana ngày 11/7/2021
Lời người post: Cộng Sản Cu Ba đang bên bờ vực thẳm do người dân đứng lên đòi giải thể chế độ độc tài cộng sản, khi nào đến Việt Nam?
Hôm 11/7, người dân Cuba tổ chức biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua, từ thủ đô Havana cho đến thành Santiago, kêu gọi “tự do” và đòi Chủ tịch Miguel Diaz-Canel từ chức, theo Reuters.
Các cuộc biểu tình nổ ra trong tình hình Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất và số ca nhiễm virus Vũ Hán tăng kỷ lục. Người dân bày tỏ sự tức giận về tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, hạn chế quyền tự do dân sự và việc chính quyền Cuba chống đại dịch. [Đọc tiếp]
Thông cáo báo chí của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ: Tái Xác Nhận Phán Quyết Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye về Biển Đông
Nguyên bản: https://www.state.gov/fifth-anniversary-of-the-arbitral-tribunal-ruling-on-the-south-china-sea/
Kỷ niệm lần thứ Năm Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Biển Đông
Thông cáo báo chí
Antony J. Blinken, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
July 11, 2021
Tự do trên biển là lợi ích lâu dài của tất cả các quốc gia và là yếu tố sống còn đối với hòa bình và thịnh vượng của toàn cầu. Cộng đồng quốc tế từ lâu đã được hưởng lợi từ trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, trong đó luật pháp quốc tế, được phản ánh bởi Công Ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, đã đặt ra khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương và bờ biển. Cơ quan luật quốc tế này tạo cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải và là yếu tố quan trọng để bảo đảm sự luân lưu bền vững của nền tự do của thương mại toàn cầu.
Không ở đâu trật tự hàng hải dựa trên luật lệ lại bị đe dọa nghiêm trọng như ở Biển Đông. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tiếp tục cưỡng bức và đe dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa quyền tự do hàng hải trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng này. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ tái khẳng định yêu sách của Bắc Kinh là phi pháp
Ảnh minh họa : HKMH Mỹ USS Ronald Reagan và các chiến hạm hộ tống thuộc Hạm đội 7, hoạt động trong vùng Biển Đông ngày 06/10/2019 (ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp cho AFP) Hải quân Mỹ/ AFP
Hôm nay 12/07/2021 là dịp kỷ niệm 5 năm ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về đơn Manila kiện Bắc Kinh, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên gần trọn Biển Đông. Nhân dịp này, Hoa Kỳ đã có hai hành động biểu hiện: Tái bác bỏ đòi hỏi phi pháp của Bắc Kinh và đưa tàu áp sáp quần đảo Hoàng Sa, do Trung Cộng kiểm soát.
Theo hãng tin Reuters, trong một tuyên bố bằng văn bản đề ngày 11/07/2021, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken một mặt tái khẳng định chính sách Biển Đông đã được chính quyền tiền nhiệm của tổng thống Donald Trump thúc đẩy, nhấn mạnh tính phi pháp của các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ ghi rõ: “Mỹ tái khẳng định chính sách ngày 13/07/2020 liên quan đến các tuyên bố chủ quyền trên biển ở Biển Đông”. Theo Reuters, ông Blinken cũng bác bỏ đòi hỏi của Trung Cộng đối với các nguồn tài nguyên trên gần như toàn bộ Biển Đông. [Đọc tiếp]
Làm Sao Người Dân Việt Nam Có Thể Qua Khỏi Đại Dịch Covid-19 Delta?
Chống dịch virus Vũ Hán Delta tại Sài Gòn
1) Những lời tuyên bố chống dịch của lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)
– “Chống dịch như chống giặc” (tuyên bố của Nguyễn Xuân Phúc – Chủ Tịch Nước, Ủy Viên Bộ Chính Trị đảng CSVN) – Nghe buồn cười, não trạng xơ cứng. Điệp khúc giống như của Cộng Sản cách đây nửa thế kỷ khi xua quân để xâm chiếm miền Nam.
– “Dập dịch trong 10 ngày” (tuyên bố của Nguyễn Đức Đam, Phó Thủ Tướng, Ủy Viên Bộ Chính Trị CSVN): Nói xàm bậy, chứng tỏ không một chút hiểu biết gì về đại dịch virus Vũ Hán. Chỉ biết tuyên truyền theo kiểu “chiến lang” học theo Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên của Trung Cộng.
– “Toàn dân, toàn quân chung tay cùng Chính phủ phòng, chống dịch COVID-19” – (Phạm Minh Chính – Thủ Tướng, Ủy Viên Bộ Chính Trị CSVN): Nghe như bài ca ra trận “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” thuở nào… Loại não bộ như thế này làm sao chống đại dịch virus Vũ Hán!
Qua các tuyên bố trên, chúng ta thấy khả năng hiểu biết của lãnh đạo đảng CSVN còn rất kém! Gần nửa thế kỷ qua đảng CSVN hô hào “đổi mới, cởi mở” nhưng đầu óc của lãnh đạo CSVN chưa đổi chút nào! [Đọc tiếp]
“Màu Tím Hoa Sim” bài thơ và tác giả….
Những ai sinh ra và lớn lên ở miền Nam đều đã có một lần nghe bản nhạc “Màu Tím Hoa Sim”. Ngày nay, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mâu, ra hải ngoại mọi người đều thả hồn theo “Màu Tím Hoa Sim”. Ngày ấy, một lần hành quân qua cánh đồi hoa sim mà người chiến binh Việt Nam Cộng Hoà không khỏi chạnh lòng khi nghe “…để không chết người trai khói lửa mà chết người em gái nhỏ hậu phương tuổi xuân thì…”
Màu Tím Hoa Sim không phải do trí tưởng tượng, mà đó là chuyện có thật trong đời của một thi sĩ nổi tiếng thời tiền chiến từng “lên voi xuống chó” chỉ vì “tình yêu chân thật” và lòng “tiết tháo”… Điều đáng kính ở thi sĩ này là ông là hiện thân của ý chí kiên cường và lòng dũng cảm thể hiện một kẻ sĩ đúng nghĩa trong một xã hội đảo điên, băng hoại, nghiệt ngã và đói khổ…
Trước khi nghe thi sĩ Hữu Loan tác giả bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” nói về sự thật, xin mời quý vị thưởng thức bản nhạc “Màu Tím Hoa Sim” được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Dzũng Chinh do ca sĩ Phương Dung trình bày vào thập niên 1960.
Bây giờ, mời quý độc giả sẽ nghe tác giả Hữu Loan nói về tình tiết của “Màu Tím Hoa Sim” ra đời trong hoàn cảnh vừa bi thảm vừa hùng tráng của nó: [Đọc tiếp]
FUNOP: Lá Bài Mỹ Đối Phó với Trung Cộng tại Biển Đông
Những cuộc tuần tra FUNOP của hải quân Mỹ trên Biển Đông
Lời người post: Tự do hàng hải (Freedom Of Navigation – FON), là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế: Là khi một tàu biển treo cờ của bất kỳ quốc gia nào sẽ không bị can thiệp bởi các quốc gia khác, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định bởi luật quốc tế.
Tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông, Mỹ sớm nhận ra được ý đồ của Trung Cộng là một quốc gia đang trỗi dậy muốn bành trướng ra mặt Biển Thái Bình Dương, vào những năm 2013 và 2014, Hoa Kỳ đã tiến hành FONOP với mục đích “thách thức các hoạt động chống lại các yêu sách hàng hải quá đáng”. Ý của Mỹ là muốn gửi một tín hiệu đến Trung Cộng đừng đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông quá đà. FUNOP hoạt động trong các khu vực mà Trung Cộng, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong nhiệm kỳ TT Obama vào năm 2012 có sự tuyên bố xoay trục sang châu Á. Coi châu Á – Thái Bình Dương là quan trọng trong khi đang chống khủng bố tại Trung Đông. Do đó, Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng số lượng FONOP ở Biển Đông.
Bắt đầu từ tháng 10 năm 2015, trong chương trình Hoạt động FONOP của Hoa Kỳ, các tàu Hải Quân Hoa Kỳ đã tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Cộng bồi đắp trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam để nhấn mạnh cho Trung Cộng biết Hoa Kỳ đối với các đảo nhân tạo mà TC bồi lên trong vùng biển quốc tế là bất hợp pháp.
Như vậy FUNOP là chương trình chính mà Hoa Kỳ đang thực hiện trên Biển Đông và Hoa Đông gồm tàu chiến, Hàng Không Mẫu Hạm, Khu Trục Hạm… để “ngăn chặn” tham vọng của Trung Cộng trên Biển Đông, Hoa Đông.
Chúng ta điểm qua những nỗ lực mà Hoa Kỷ đã làm qua các đời Tổng Thống như thế nào. Bài viết của Phạm Tùy Anh, Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Đông sẽ nói thêm về FUNOP: