Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Kamala Harris: Tăng Cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Việt Nam – Hoa Kỳ

PTT Mỹ Kamala Harris gặp thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính tại Hà nội (25/08/2021)

Ngày 25/8 trong lúc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang ở Hà Nội, trang web Tòa Bạch Ốc công bố văn bản: “Tăng Cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Việt Nam – Hoa Kỳ” (Strengthening the U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership)

Văn bản này tiết lộ những thông báo và nội dung trao đổi của bà Kamala Harris tại Việt Nam, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược của Mỹ về quan hệ với Việt Nam. Dưới đây toàn văn của tuyên bố trên:

Năm ngoái, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong vài thập niên qua, mối quan hệ song phương đạt được những bước tiến đáng kể, để chúng ta hiện hợp tác trong nhiều vấn đề, bao gồm chống dịch Covid-19 và chuẩn bị cho các mối đe dọa an ninh y tế trong tương lai, biến đổi khí hậu, và giải quyết những di sản chung của chiến tranh. [Đọc tiếp]

Đôi điều Phó Tổng Thống Kamala Harris đi thăm Việt Nam…

Bà Kamala Harris tới Căn cứ Không quân Paya Lebar ở Singapore hôm 22/8 mở đầu cho chuyến viếng thăm Singapore và Việt Nam.

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đông Nam Á (ASEAN) có 11 nước, cuối tháng Bảy vừa qua Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin viếng thăm 3 nước Singapore, Việt Nam và Philippines mới về Mỹ, thì tháng sau Phó Tổng Thống Mỹ bà Kamala Harris đến thăm hai nước Singapore và Việt Nam. Sự viếng thăm dồn dập của những nhân vật cao cấp Tòa Bạch Ốc đến Việt Nam gây sự chú ý cho mọi người.

Tại sao chỉ thăm 2 trong 11 nước?

PTT Kamala Harris đi thăm Singapore thì dễ hiểu, do Singapore có căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Từ năm 1990, Singapore đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng phi trường quân sự Paya Lebar Airbase và quân cảng Sembawang của Singapore đến năm 2035. Đây là hai vị trí quân sự duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, giữ nhiệm vụ tình báo (radar) để theo dõi những hoạt động của đối phương trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời làm chốt canh eo biển huyết mạch Malacca. Sân bay quân sự này không lớn như ở đảo Guam, nhưng rất cần thiết cho việc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. [Đọc tiếp]

Biden rút quân khỏi Afghanistan gây tổn hại chính sách xoay trục sang châu Á?

Hình ảnh người dân Afghanistan tháo chạy đến sân bay Kabul vào ngày 16/8

Kurt Campbell, cố vấn cấp cao về châu Á của Tòa Bạch Ốc tuyên bố hồi tháng 7 về một thay đổi lịch sử trong chính sách ngoại giao của Mỹ sắp xảy ra. Đó là một thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dự định xoay trọng tâm của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á trong tình hình Trung Cộng ngày càng gia tăng sức mạnh lên khu vực, và khiến các đồng minh của Mỹ quan ngại, theo Reuters.

“Điều này chắc chắn sẽ đau đớn. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy vài sự thay đổi thực sự ở những nơi như Afghanistan,” phát biểu trong một buổi trao đổi trực tuyến của Asia Society, ông Campbell nói. Đây được xem là một đánh giá sắc bén khi mà việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan chớp nhoáng đã làm bùng phát một cuộc khủng hoảng nhân đạo. [Đọc tiếp]

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã làm được gì cho dân trong cơn hoạn nạn?

Một hành vi vô liêm sỉ và bỉ ổi như thế “lấy sức dân lo cho dân” mà được phát động ngay lúc này, nó vừa lưu manh và trái cả luân lý.
Trước đây một ngày trung bình Thành Hồ thu về gần 2000 tỷ. Nhưng đem ra cống nạp hết cho Bắc Bộ Phủ…
Vậy mà khi dịch bệnh xảy đến, là lúc Dân đã sức cùng lực kiệt, dân phải tháo chạy, chạy bất chấp phải đem theo vợ con, chạy trong tư thế tìm đường cứu thân. Lúc ngặt nghèo ấy, các ông phát động Dân góp tiền mua Vác-xin, rồi sao?  – Rồi đem bỏ ngân hàng.
Cả hơn một năm qua, chỉ thấy giúp Dân trong cơn bĩ cực là Dân tự mua đồ chia sẻ cho nhau trong khu cách ly hay nhà trọ. Dân gọi tìm phường, khu phố thì họ quay lưng thản nhiên mặc kệ Dân chìm nghỉm trong cơn sóng dữ. Quan lại rủ nhau chơi golf, rủ nhau đánh bạc, rủ nhau đi xem đất…
Dân giờ trắng tay, doanh nghiệp đóng cửa và cả lúc này họ phải trả lãi ngân hàng trối chết, cầm hết sổ đỏ để trả nợ, người có dư một chút cũng để dành vì hoàn cảnh phong toả không có dấu hiệu dừng. [Đọc tiếp]

Sài Gòn cực lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi.

Một chốt cách lý ở thành phố Sài Gòn

Với cái thẻ bác sĩ, tôi thông chốt dễ dàng từ quận này sang quận khác. Các anh chốt chặn thấy là phẩy tay cho qua nhanh. Thà là có các anh ngồi thì mình còn thông chốt được chứ không có anh nào, chỉ có các hàng rào sắt kẽm gai chằng chịt khắp các con hẻm thì cái thẻ của mình hoàn toàn vô dụng. Không biết thường ngày những cái khung kẽm gai đó cất ở đâu mà khi có dịch thì xuất hiện đầy khắp hang cùng ngõ hẻm!

Tôi đã nổi điên hét vào mặt một anh phó chủ tịch phường: “Các anh muốn giết người à? Hàng rào kiểu này thì xe cấp cứu vào kiểu gì? Xe chữa lửa vào kiểu gì?”. Tôi thật sự không hiểu tác dụng của các rào kẽm gai đó để làm gì. Chặn con virus chăng? Virus bay vi vu trong gió chứ có thèm đứng ngoài hay trong hàng rào đâu. Vậy thì hàng rào chỉ có tác dụng nhốt dân, nhưng mà nhốt để làm gì? Để cho dân đừng có đi và do vậy sẽ không có lây à? Là giải pháp bảo vệ dân à? Thực tế không phải vậy, dân đang chịu trận vì người hàng xóm F0 mà không biết phải làm sao. Một hàng xóm F0, hai ngày sau cả nhà đó F0, bốn ngày sau cả xóm đó F0, tám ngày sau những cái quan tài xuất hiện một cách yên lặng, sau đó sẽ đi lòng vòng để ra được đường lớn vì đầu hẻm đã bị rào kẽm gai. [Đọc tiếp]

Afghanistan: Taliban tham vấn lập chính phủ “hòa hợp”

Lời người post: Nếu Taliban mà  THỰC SỰ thực hiện một chính phủ “hòa hợp” dân tộc thì thật sự là một may mắn cho tương lai của dân tộc này.  Hy vọng Taliban không “hòa hợp” bịp bợm như bọn cộng sản…

Từ trái sang phải: người thứ 3 là cựu Tổng Thống Hamid Karzai, người thừ 5  Phó Tổng Thống Abdullah Abdullah, còn lại là thành phần của Taliban và những người  trong chính phủ Afghanistan 

Bản tin tứ RFI:

Hãng tin Reuters dẫn lời một lãnh đạo của phe Taliban hôm nay, 19/08/2021, thông báo các thủ lãnh Taliban đang tham vấn những thành viên chính quyền cũ của Afghanistan về việc thành lập một chính phủ “hòa hợp”. [Đọc tiếp]

Bình luận thời sự chanel VNP: Biến động chính trị và xã hội tại Afghanistan

Những gì ở Kabul hôm nay nhớ Sài Gòn 30/04/1975

Thủ đô Sài Gòn 30/04/1975 

Đông Nam Á quay lưng với vắc-xin Trung Quốc?

Việt Nam tranh cãi về vaccine Trung Cộng

Vaccine Trung Cộng SINOPHARM

Trong lúc tình hình Đại dịch virus Vũ Hán với biến chủng Delta đang lan rộng, tỉ lệ tử vong ngày càng tăng, vaccine được coi là giải pháp bền vững hơn so với các biện pháp “dập dịch” trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh bài toán thiếu nguồn cung, việc tiêm vaccine tại Việt Nam đang gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt với việc sử dụng vaccine từ Trung Cộng.

Ngày 13/8, báo chí Việt Nam cho biết Thành phố Sài Gòn đang khai triển một triệu liều vaccine Sinopharm của Trung Cộng đến các điểm tiêm cho người dân trong thành phố. Tuy nhiên, một video được lan truyền trên mạng xã hội Facebook trong cùng ngày cho thấy nhiều người dân khi nghe được tiêm vaccine Trung Cộng đã phản đối và bỏ về. Giới chức thành phố cũng thừa nhận có hiện tượng này. [Đọc tiếp]

Mike Pompeo chỉ ra hai mục tiêu TT Biden cần làm để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Afghanistan

Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Cựu ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo hôm 14/8 trong một bài bình luận trên Fox News cho rằng chính quyền Biden đang lúng túng trong việc xử lý Afghanistan. Ông nói rõ việc này chỉ xoay quanh đúng hai mục tiêu.  

Trước tiên, ông Pompeo cho biết, cần giảm bớt các mối đe dọa từ vấn nạn khủng bố Hồi giáo cực đoan ở quốc gia này và bảo đảm rằng Mỹ đã làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự lặp lại của sự kiện 11/9 cách đây 20 năm. Thứ hai, ông cho rằng, cần đưa những người lính, phi công và thủy quân lục chiến hồi hương về nhà để có thể tập trung vào vấn nạn khủng bố trên toàn cầu và tập trung vào China. 

Và từ những mục tiêu này, ông cho biết chính quyền Trump đã bắt đầu xúc tiến các cuộc gặp trực diện với Taliban, theo đó đặt ra các điều kiện cần phải đáp ứng cho sự rút quân của tất cả lính Mỹ tại đây. Và ông Pompeo cho biết ông đã trực tiếp tham gia đàm phán những việc này. [Đọc tiếp]

Biến thể Delta lây lan thế nào?

Mặc dù vaccine vẫn ngăn ngừa được bệnh virus Vũ Hán (covid-19) nghiêm trọng và tử vong, nhưng biến thể delta đã và đang thay đổi cách chúng ta nghĩ về sự lây lan của virus.

1) Điều gì khiến biến thể delta dễ lây lan hơn?

Biến thể delta có khả năng lây lan gần gấp đôi so với các phiên bản trước của virus Vũ Hán. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu các đột biến gây ra điều này, nhưng các nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng những thay đổi trong protein đột biến của delta làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn với sức bám ở các gai protein trên lớp bao của nó và giúp nó xâm nhập vào tế bào của con người. [Đọc tiếp]

Bính luận thời sự Chanel VNP: Vấn đề Biển Đông (2)

Bình luận thời sự chanel VNP về Biển Đông lần này sẽ đề cập 4 vấn đề:

1) Trung Cộng xâm lăng Biển Đông với mục đích gì?
2) Sự tác hại về kinh tế và an ninh đối với Việt Nam khi Trung Cộng chiếm toàn bộ Biển Đông của Việt Nam?
3) Tại sao Trung Cộng chiếm Biển Đông của Việt Nam mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam hiện nay chỉ đưa ra “những lời  tuyên bố cho có lệ” chứ không có phản ứng thiết thực nào cả. Kể cả việc làm như Philippines đưa ra trước tòa quốc tế?
4) Tình hình Trung Cộng cho rằng chủ quyền của họ là Bản Đồ hình lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông”, Mỹ và nhiều nước Tây Phương phản đối. Như vậy thế giới có hành động thiết thực nào để chống Trung Cộng trên Biển Đông?  và Việt Nam có lợi gì trong sự tương tranh giữa Trung Cộng – Mỹ và các đồng minh trên Biển Đông.

Ai gây nên đại dịch giết chết 4.4 triệu người?!

Hình minh họa

Mỗi lần thấy mũi tên đại dịch virus Vũ Hán chĩa lên trên biểu đồ của trang websie: Bệnh dịch thế giới ghi số người nhiễm nhiễn bệnh virus Vũ Hán tăng tốc, là lúc cần đem tên Tập Cận Bình ra trước tòa án tội phạm quốc tế xét tội tử hình. Hành động dã man của Tập đến nay giết chết 4.4 triệu người, gây nhiễm bệnh cho 199 triệu người trên thế giới. Tác hại kinh tế toàn cầu không biết bao nhiêu ngàn tỉ đô-la?!. Các nước nghèo lâm vào thảm trạng chưa từng có trong lịch sử của họ. Phải gọi đó là virus Tập Cận Bình (Xi Jinping’s virus).
Cơn Đại Dịch trên thế giới với biến thể Delta hiện đang lan tràn khắp châu Á rất nặng nề làm tê liệt xã hội, giờ đến Mỹ, các tiểu bang Hoa Kỳ đang báo động, dự báo lên cao điểm trong tháng 8 này! Dịch đợt này chưa hạ xuống thì đợt khác ập tới, đợt sau nguy hơn đợt trước với con virus Xi Jinping… Rồi đây không biết nhiêu sinh linh đồ thác nữa!

Những bằng chứng rành rành như thế này, tại sao Mỹ và thế giới không có hành động cụ thể với tên tội phạm Xi Jinping? Thế giới này bất lực trước tên ôn đồ này rồi sao? Những bằng chứng kết tội:
[Đọc tiếp]

Bình luận thời sự Chanel VNP: Vấn đề Biển Đông (1)

Chương trình bình luận thời sự của chanel VNP sẽ nói một loạt nhiều bài trong “Vấn đề của Biển Đông”. Đó là chuyện cốt lõi đối với tình hình an ninh của Việt Nam và là điểm nóng của sự tranh chấp quốc tế. Chương trình hôm nay sẽ thảo luận về Biển Đông với các điểm như sau:
1) Dẫn những bằng chứng cụ thể cho rằng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.

2) Trung Cộng dựa trên những cơ sở nào cho rằng Biển Đông với bản đồ “hình lưỡi bò – 9 đoạn” là chủ quyền của Trung Cộng?
2) Trung Cộng xâm lăng Biển Đông từ khi nào? và cách xâm lăng của họ ra sao?
3) Với tình hình biển Đông hiện nay, thì Trung Cộng đã xâm lăng toàn bộ Biển Đông hay chưa? Hay vẫn còn tranh chấp?

 

Đông Nam Á: Ngoại trưởng Mỹ sẽ họp trực tuyến “mỗi ngày” với ASEAN vào tuần sau

Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Anthony Blinken

Kể từ ngày mai, 02/08/2021, khối Đông Nam Á ASEAN chính thức khai mạc Hội Nghị Ngoại Trưởng (thường niên) lần thứ 54 và các hội nghị cùng với các đối tác trong đó có Hoa Kỳ, dự trù kéo dài đến ngày 06/08. Theo hãng tin Anh Reuters, nhân dịp này, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ có những cuộc họp trực tuyến “mỗi ngày” cùng các đối tác Đông Nam Á, một quyết định nhằm chứng minh rằng khu vực là ưu tiên của Mỹ.

Reuters trích dẫn một quan chức cao cấp tại bộ Ngoại Giao Mỹ xác định rằng ngoại trưởng Mỹ Blinken sẽ tham gia các cuộc họp trực tuyến trong 5 ngày liên tiếp, bao gồm các buổi làm việc cùng 10 ngoại trưởng trong khối ASEAN cũng như của một số quốc gia khác. Quan chức này còn nói rõ thêm là ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ họp với đại diện các quốc gia thuộc vùng hạ lưu sông Mêkông như Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt