30/4: Người Việt trẻ hải ngoại và hành trình tìm bản sắc
Adrienne Minh-Châu Lê, Alex Thái và Georgina Quach, ba tuổi trẻ người Việt hải ngoại
Những người Việt trẻ thuộc thế hệ thứ hai nói về tác động của sự kiện 30/4/1975 lên gia đình họ và hành trình tìm kiếm bản sắc.
Ba nhân vật trong bài là những người sinh sau năm 1975, thuộc thế hệ thứ hai hay một rưỡi của những người tị nạn Việt Nam.
Họ trải lòng với phóng viên BBC News Tiếng Việt về sự kiện 30/4/1975 đã tác động như thế nào đến gia đình họ và hành trình tìm kiếm bản sắc của họ giữa những va chạm của hai nền văn hóa, sự đứt gãy và con đường mà họ đang đi ngõ hầu hàn gắn những đứt gãy ấy với sợi dây nguồn cội. [Đọc tiếp]
Sự quan hệ thân thiện Nga-Việt đặt Mỹ vào tình thế khó xử về trừng phạt [Việt Nam]
Các sĩ quan Cộng Sản Việt Nam đang quan sát xe tăng T-90MS của Nga tại triển lãm Quân sự Quốc tế Army-2020 ở Alabino, ngoại ô Moscow nước Nga, ngày 23 /08/2020 (hình: Screengrab TASS TV/AP Pavel Golovkin)
Việt Nam dự tính tổ chức tập trận quân sự với Nga, điều này có thể [Mỹ] làm sống lại với Hà Nội các hình phạt liên quan đến CAATSA (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act – Public Law 115-44) (1)
Việt Nam có thể bị các lệnh trừng phạt của Mỹ vì tiếp tục quan hệ mật thiết quân sự với Nga khi phương Tây đang tìm kiếm các điểm gây áp lực mới mức độ thứ cấp để trừng phạt Nga xâm lược Ukraine.
Việt Nam, đồng minh thân cận nhất của Nga ở Đông Nam Á, đã khiến các quan chức Mỹ thất vọng khi bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chống lại Nga. Một lần trong tháng này, Hà Nội là một trong 24 nước duy nhất bỏ phiếu phản đối việc Nga bị loại khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh Đặc Biệt Mỹ-ASEAN sẽ mở ra tại Washington vào 12 và 13 tháng 5, 2022.
Bên trái: biểu hiện Hoa Kỳ, bên phải biểu hiện ASEAN (hình vẽ biểu tượng)
Toà Bạch Ốc hôm 16/04/2022 chính thức xác nhận: Tổng thống Hoa Kỳ Biden sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á trong khối ASEAN tại Washington vào hai ngày 12 và 13 tháng 5 tới đây, Đây là Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt giữ Washington và ASEAN đã bị dời lại từ ngày 28 và 29 tháng 3 vừa rồi.
Nghĩ gì về Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt ASEAN-Mỹ ngày 28 và 29 tháng 03 bị dời lại vô thời hạn?
Lê Thành Nhân (Lethanhnhan@vietquoc.org)
Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt (HNTĐĐB) ASEAN-Hoa Kỳ là hội nghị đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo của các nước trong khối ASEAN và Tổng Thống Mỹ để thảo luận về những điều quan trọng trong khu vực Đông Nam Á về kinh tế, chính trị, an ninh của 10 quốc gia khối ASEAN với Mỹ. [Đọc tiếp]
Sáu loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm của quân đội Mỹ
Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ tập trận ở Biển Đông
Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga cũng khiến phương Tây lo ngại khả năng Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) xâm lược Đài Loan. Trong khi Mỹ lo ngại xung đột leo thang ở cả châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, thử xem Mỹ có những vũ khí nào đủ để răn đe Trung Cộng và Nga?
Ông Kurt Campbell, điều phối viên Toà Bạch Ốc về các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ngày 28/02 cho biết rằng bất chấp chiến tranh ở Ukraine, Hoa Kỳ sẽ vẫn tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cũng nói thêm rằng trước đây Mỹ cũng cùng lúc tham gia sâu vào hai mặt trận, bao gồm cả trong thời kỳ Đệ II Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh. [Đọc tiếp]
Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam…
Một sự tính toán sai lầm trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang chiến tranh
Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Cộng.
Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa Cộng Sản và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Cộng trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp quân sự nếu cần thiết.
Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng đáng chú ý này, chẳng còn gì có thể đem ra so sánh giữa Ukraine và Đài Loan. Một phép so sánh hữu dụng hơn sẽ là với một quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác đó là Việt Nam. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Nga-Ukraine: Tây Phương đừng ảo tưởng Bắc Kinh làm trung gian hoà giải!

Tổng thống Pháp Macron tham dự hội đàm trực tuyến về chiến tranh Nga-Ukraina, với Tổng Bí thư ĐCST Tập Cận Bình và thủ tướng Đức Olaf Scholz từ điện Elysée, ngày 08/03/2022. (ảnh: CCTV. – Reuters – Bennoit Tessier)
Hơn hai tuần kể từ khi quân đội Putin tấn công Ukraina, trong chính giới phương Tây, nhiều người đặt hy vọng vào vai trò trung gian hòa giải của Trung Cộng, trong bối hình điện Kremlin khăng khăng chủ trương chiến tranh đến cùng, bất chấp sự lên án dữ dội, và nhiều trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Một mặt, Bắc Kinh được coi là đồng minh quan trọng nhất của cường quốc hạt nhân thứ hai thế giới, mặt khác, Trung Cộng cũng khuyến khích thương lượng giữa Moscow và Kyiv. Liệu Trung Cộng có khả năng đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xâm lăng Ukraina của Nga hay không? RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này. [Đọc tiếp]
Bầu cử Tổng Thống Nam Hàn: ứng cử viên bảo thủ Yoon Suk-yeol thắng cử
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Tổng thống đắc cử Nam Hàn Yoon Suk-yeol
Ông Yoon Suk-yeol (Doãn Thích Duyệt) là cựu công tố viên chính phủ Nam Hàn, đại diện cho Đảng Quyền Lực Quốc Dân (People’s Power Party) là đảng bảo thủ của Nam Hàn ra tranh cử Tổng Thống Nam Hàn nhiệm kỳ (2022-2027). Hôm ngày 10/03/2022, với kết quả bầu cử của 44 triệu cử tri Nam Hàn, ông Yoon Suk-yeol đã đánh bại đối thủ Lee Jae-myung đại diện đảng Dân Chủ Hàn Quốc (Democratic Party of Korea – DPK).
Tổng Thống đắc cử Yoon Suk-yeol sinh ngày 18 tháng 12 năm 1960 tại thủ đô Seoul của Nam Hàn, là cựu sinh viên trường Đại Học Quốc Gia Seoul. [Đọc tiếp]
Trung Cộng tập trận hơn 10 ngày gần bờ biển Huế
Hải Quân Trung Cộng thực tập bắn đạn thật ở Biển Đông trong vùng EEZ của Việt Nam gần Huế
Cục Hải Sự Trung Cộng (MSA) hôm 4/3 đăng tin quân đội Trung Cộng sẽ tiến hành tập trận từ 6 giờ chiều ngày 4/3 đến 6 giờ chiều ngày 15/03 ở vùng biển tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt. Nếu đối chiếu các toạ độ được MSA đăng với bản đồ Google thì vùng tập trận gần với thành phố Huế của Việt Nam hơn là khu vực đảo Hải Nam của Trung Cộng. Khoảng cách từ khu vực tập trận đến Huế ước tính khoảng 100 km – như vậy là xâm phạm vùng chủ quyền EEZ của Việt Nam.
Thông báo tập trận không cho biết tin tức chi tiết về độ lớn của cuộc tập trận này nhưng yêu cầu các tàu thuyền tránh đi vào khu vực này. [Đọc tiếp]
Đại chiến nguyên tử xảy ra không?
Hình minh họa về một quả bom nguyên tử ném xuống một thành phố. Shutterstock
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Theo dự đoán của Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, Mark Milley, chỉ 72 giờ là quân Nga có thể chiếm toàn bộ Ukraine. Nay cuộc chiến không như tướng Milley dự đoán, đã 10 ngày tức 240 giờ, thấy lính Nga chết và bị bắt rất nhiều, xe tăng Nga bị bắn cháy khắp trên đường phố, chiến đấu cơ của Nga bị phòng không Ukraine bắn hạ rơi xuống từ vùng trời Ukraine. Nhiều đợt tấn công của quân Nga bị quân Ukraine chặn đứng, thủ đô Kyiv đang đứng vững dù bị hư hại rất nhiều do hỏa tiễn Nga bắn đến từ xa… [Đọc tiếp]
Quân Nga pháo kích cháy nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Ukraine
Ảnh chụp trên màn hình từ một đoạn video cho thấy cảnh nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia bị cháy trong cuộc đụng độ xung quanh địa điểm ở Zaporizhzhia, Ukraine vào ngày 4/3/2022. (Ảnh: Anadolu Agency, Getty Images)
Nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia của Ukraine lớn nhất ở Ukraine và cũng là lớn nhất ở Châu Âu cung cấp 25% năng lượng cho toàn nước Ukraine. Quân xâm lược của Putin tấn công đã gây nên đám cháy. Nếu bị hư, chất phóng xạ nguyên tử sẽ tổn hại đấn mức nào?
Theo hãng thông tấn AP, rạng sáng ngày ngày 4/03 (giờ Ukraine), nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia của Ukraine đã bốc cháy khi vùng Enerhodarnơi ở miền Nam Ukraine trở thành vùng chiến sự.
Theo AP thì ông Andriy Tuz, phát ngôn viên nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia, cho biết đạn pháo đã rơi trực tiếp xuống nhà máy điện và khiến 1 trong 6 lò phản ứng bốc cháy. [Đọc tiếp]
Các cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine: chớ đánh giá quá cao Putin!
Ông William Taylor, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine 2006-2009
Những gì hai cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine nói với Nightly trong tuần này trong khi thế giới chờ đợi để biết Putin có bắt đầu cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ những năm 1940 hay không?
Ông William Taylor, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine cho biết, Tổng thống Nga dường như không hiểu về con người Ukraine!
“Putin nghĩ rằng nếu ai đó nói tiếng Nga, họ sẽ ủng hộ ông ấy và nước Nga. Hóa ra, thưa ông Putin, không phải vậy” – Ông Taylor từng là đại sứ của Hoa Kỳ ở Ukraine từ năm 2006-2009 cho biết “kể từ khi Nga xâm lược Ukraine năm 2014, người dân Ukraine, dù nói nói tiếng Nga, Ukraine, Hungary hay Đức, họ rất ghét Tổng Thống Putin”. [Đọc tiếp]
Chiến lược An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ ở Đông Nam Á
Chiến Lược An Ninh của Hoa Kỳ ở Ấn Độ
Thái Bình Dương đối đầu với Trung Cộng
Vào thứ Sáu tuần trước ngày 11/02/2022 Hoa Kỳ vừa công bố Chiến Lược An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy of United States). Nội dung đưa ra có năm mục tiêu an ninh và kinh tế nhằm kích thích các lợi ích của Hoa Kỳ và các nước trong vùng rộng lớn này.
Tài liệu nhận định tầm quan trọng của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương như sau: “trải dài từ bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đến Ấn Độ Dương, là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, gần 2/3 nền kinh tế thế giới và có 7 quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới. Nhiều căn cứ và quân nhân Hoa Kỳ trong khu vực này lớn hơn bất cứ vùng nào khác nằm ngoài nước Mỹ. Ấn Độ-Thái Bình Dương tạo ra ba triệu việc làm cho người Mỹ và nhận nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước Mỹ gần 900 tỷ USD. Trong những năm tới, khu vực này thúc đẩy tới 2/3 mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của khu vực này sẽ tăng lên rất cao – tầm quan trọng của khu vực này đối với Hoa Kỳ cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận” (1) [Đọc tiếp]