Luật sư chân chính, luật sư bất chính…
Một luật sư trẻ nổi tiếng vì phục vụ người nghèo miễn phí kêu gọi một hệ thống tam quyền phân lập để lành mạnh hóa nền tư pháp, bảo vệ công lý tại Việt Nam và vực dậy lương tâm đạo đức nghề nghiệp của giới luật sư.
Luật sư Võ An Đôn ở Phú Yên, một luật sư nghèo được nhiều người biết đến từ sau vụ án của ông Ngô Thanh Kiều bị 5 công an Tuy Hòa đánh chết, vừa gây bão công luận sau loạt bài viết trên Facebook bàn về chuyện chạy án của giới luật sư trong nền pháp lý nhiều lỗ hổng và môi trường xã hội đầy tham nhũng tại Việt Nam. Trò chuyện với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, luật sư Đôn chia sẻ những trăn trở nghề nghiệp, về điều mà anh mô tả là “luật sư chân chính” và “luật sư bất chính” trong thông điệp kêu gọi mọi người góp phần làm trong sạch đội ngũ luật sư và ngành luật pháp còn nhiều bất cập trong nước.
Trung Quốc tại Lào: Một sự hiện diện không được người dân hoan nghênh
Lào có thể thoát ra khỏi Trung Cộng hay không? Từ lâu, Trung Cộng muốn chiếm Lào để bao vây xương sống Việt Nam, nay tình hình ở Lào cho thấy dân chúng quay lưng với Trung Cộng:
Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở miền Bắc Lào ngày càng quan trọng, và đặc biệt gia tăng từ khoảng 5 năm nay. Đã có hiện tượng Lào bị “mất” chủ quyền tại một số “nhượng địa” cho Trung Quốc khai thác. Vấn đề sự hiện diện nặng nề của Trung Quốc tại Lào đã khiến người dân bắt đầu có thái độ chống lại. Thông tín viên của RFI phụ trách khu vực Đông Nam Á, Arnaud Dubus, mới đây đã đi khắp vùng này trong vòng một tuần lễ, ghé qua các tỉnh Luang Prabang, Oudomxay, Luang Namtha và Bokéo để tìm hiểu tình hình.
Đồng minh Châu Á của Mỹ hy vọng TPP kềm hãm được Trung Quốc
Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đã được chào đón như là một chiến thắng của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua với Trung Quốc để giành ảnh hưởng tại châu Á. Theo nhận định của nhật báo Mỹ The New York Times vào hôm 06/10/2015, các đồng minh và thân hữu của Mỹ tại Châu Á đang hy vọng rằng TPP có thể biến thành đối trọng với những nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, không chỉ trên mặt thương mại mà cả trong những lãnh vực khác, trong đó có vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Mỹ đã quyết đi vào 12 dặm quanh đảo nhân tạo Trung Quốc ở Trường Sa ?
Trong hai tuần lễ sắp tới, Hải quân Mỹ sẽ cho tàu quân sự tiến vào vùng 12 hải lý chung quanh một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới bồi đắp ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Trên đây là tiết lộ của một quan chức Mỹ cao cấp, được nhật báo Anh Financial Times tiết lộ ngày 08/10/2015.
Hành động này nhằm khẳng định lập trường của Washington, không công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực. Vấn đề cho tàu hải quân áp sát các hòn đảo nhân tạo đã được giới chức quân sự Mỹ gợi lên từ nhiều tháng nay. Nhiều nguồn tin trùng hợp đã xác nhận rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã thúc giục Nhà Trắng bật đèn xanh cho chiến dịch được gọi là “tuần tra vì quyền tự do lưu thông trên biển” này, nhưng chưa được.
Công an Việt Cộng bắt bà cụ già 90 tuổi để cướp đất cho quan lớn
Dưới chế độ cai trị độc tài tàn bạo của CSVN, công an là công cụ trấn lột, họ đã trấn áp bắt cóc cụ già 90 tuổi để cướp đất:
Biển Đông: Tư lệnh Mỹ tố cáo Bắc Kinh cưỡng đoạt quyền tự do lưu thông
Trong một tuyên bố với lời lẽ rất mạnh mẽ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 06/10/2015 đã lên tiếng tố cáo các hành vi bị đánh giá là quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhân một cuộc hội thảo về hàng hải ở Úc, Đô đốc Scott Swift đã lên án “một số quốc gia” đã xem quyền tự do lưu thông trên Biển Đông đã “điều có thể chiếm lấy”, và tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ quyền tự do lưu thông trong khu vực.
Mỹ siết chặt hàng ngũ với khối dân chủ Châu Á
Dù bị cuốn hút vào các tình hình nóng bỏng khác như Syria hay Ukraina, chính quyền Obama vẫn không quên thúc đẩy chính sách xoay trục qua vùng Châu Á-Thái Bình Dương, một trong những hướng chủ yếu của nền đối ngoại Mỹ hiện nay. Các hoạt động ngoại giao ráo riết bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra cho thấy là Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ kinh tế và chiến lược với các nền dân chủ lớn ở Châu Á, đứng đầu là Nhật Bản và Ấn Độ, với mục tiêu được cho là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc, và mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.
Đá Chữ Thập : Căn cứ tác chiến lớn nhất của Trung Quốc ở Trường Sa ?
Ảnh vệ tinh của bộ phận chuyên trách Quốc phòng và Không gian của tập đoàn Châu Âu Airbus (Airbus Defence and Space) ngày 20/09/2015 đã cho thấy rõ : Phi đạo dài hơn 3000 mét mà Trung Quốc cho xây trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở vùng quần đảo Trường Sa đã hoàn tất, cùng với nhiều công trình khác. Theo tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s Defense, như vậy là hòn đảo nhân tạo này đã trở thành căn cứ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực, với phi đạo dành cho chiến đấu cơ đã sẵn sàng hoạt động.
Về khả năng xung đột Việt-Trung
Hôm 25/9, trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.
Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để khẳng định chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ triển khai 30 000 quân đối phó với Trung Quốc
Để đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và “xa hơn nữa”. Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Hoa Kỳ loan tải.
Theo báo Đài Loan Want China Times, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến hành kế hoạch tăng cường lực lượng tại Châu Á-Thái Bình dương để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc đang lấn áp tại Biển Đông. Theo kế hoạch này, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tăng cường tại Hawai và bên ngoài hải đảo này.
Cộng đồng người Việt cùng các cộng đồng Phi Luật Tân và Pháp Luân Công chống Tập Cận Bình
Trong khi Obama đón tiếp Tập Cận Bình ngày 25/09 thì ngoài toà Bạch Ốc cộng đồng người Việt Hải Ngoại cùng cộng đồng Phi Luật Tân và Pháp Luân Công biểu tình rầm rộ:
Biển Đông: Tập Cận Bình không nhân nhượng Obama
Bên cạnh vấn đề nhân quyền, có một vấn đề khác mà Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình dứt khoát không nhân nhượng Tổng thống Mỹ Barack Obama, đó là Biển Đông, cho dù lần đầu tiên ông cam kết sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo.
Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Nhà Trắng trong tình thế mà từ nhiều tuần qua, các lãnh đạo chính trị và quân sự của Hoa kỳ thay phiên nhau lên án việc Bắc Kinh ráo riết bồi đắp và quân sự hóa đảo thuộc khu vực đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, đồng thời đã yêu cầu Bắc Kinh dừng ngay những hoạt động xây dựng này.
Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Biển Đông sẽ là hồ sơ gai góc nhất
Cuộc họp thượng đỉnh giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barack Obama ngày 25/092/2015 tại Nhà trắng sẽ là dịp để lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ đề cập đến những hồ sơ đang gây căng thẳng giữa hai nước, trong đó gai góc nhất sẽ là hồ sơ Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng bồi đắp và quân sự hóa nhiều đảo ở vùng Biển Đông.
Quan hệ Mỹ-Trung hiện nay xuống đến mức xấu nhất kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Đến mức mà nhiều chuyên gia dự báo là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tiến đến một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Báo chí Nga: Mỹ chuẩn bị xung đột với Trung Quốc tại Biển Đông
Căn cứ vào những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 16 tháng 9 vừa qua tại một cuộc triển lãm hàng không-không gian ở bang Maryland (Hoa Kỳ), báo mạng Đài Loan Want China Times hôm qua, 20/09/2015 đã trích ghi nhận của hãng thông tấn Tass của Nga, cho là Washington đang có bước chuẩn bị cho khả năng xung đột với Trung Quốc ở vùng Biển Đông đang tranh chấp.
Tập Cận Bình sẽ ghé Việt Nam để gây áp lực trước Đại Hội Đảng ?
Một ngày sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam công bố bản dự thảo Báo cáo Chính trị sẽ được thảo luận nhân Đại hội lần thứ 12 dự trù mở ra vào đầu năm tới 2016, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra ngày 16/09/2015 đã nêu bật khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam vào cuối năm nay với ý kiến của hai chuyên gia cho rằng rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ tìm cách tác động đến giới lãnh đạo Việt Nam vào thời điểm đó.