Tư lệnh Mỹ : Trung Cộng “trên thực tế” kiểm soát Biển Đông
Trả lời phóng viên trực thuộc bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 25/02/2016, tư lệnh chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đô đốc Harry Harris khẳng định: Trung Cộng đang quân sự hóa Biển Đông để từng bước kiểm soát khu vực này “trên thực tế”.
Sau hai buổi điều trần tại Thượng Viện và Hạ Viện, đô đốc Harry Harris đã có mặt tại trụ sở bộ Quốc Phòng. Tại đây, một lần nữa, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương nhắc lại: Việc Trung Cộng xây dựng đường băng, bunker, lắp đặt các trạm radar và hệ thống tên lửa phòng thủ trên các đảo đang có tranh chấp chủ quyền cho thấy Bắc Kinh quyết tâm quân sự hóa Biển Đông.
Hoa Kỳ sẽ điều động vũ khí tối tân đến Thái Bình Dương
Biển Đông sẽ là đấu trường tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc ở hai bên bờ Thái Bình Dương. Trước việc Trung Cộng ngày càng lộ rõ ý đồ bành trướng Biển Đông, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Ashton Carter, cho biết Hoa Kỳ sẽ điều động các thiết bị quân sự tối tân đến Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ tăng cường hỏa lực tại Biển Đông nhằm chống đà quân sự hóa của Trung Cộng trong khu vực. Ông Ashton Carter khẳng định Hoa Kỳ không chấp nhận từ bỏ vai trò thống lĩnh tại Thái Bình Dương có từ lâu nay.
Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương: Sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông
Trước việc Trung Cộng tăng tốc quân sự hóa Biển Đông, giới lãnh đạo quân đội Mỹ ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn. Vào hôm qua, 24/02/2016, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Mỹ một lần nữa khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải tại vùng Biển Đông.
Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện Mỹ, đô đốc Harry Harris xác nhận là hải quân Mỹ trong tương lai “sẽ tiến hành nhiều cuộc tuần tra hơn nữa, với mức độ phức tạp cao hơn nữa”. Người chỉ huy lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương nhắc lại công thức luôn luôn được khẳng định trong thời gian gần đây là quân đội Mỹ sẽ phái phi cơ, chiến hạm đến hoạt động “tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ: Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông để làm bá chủ Đông Á
Hoả tiễn phòng không và chiến đấu cơ tại Hoàng Sa, đài radar, sân bay quân sự và bãi đáp trực thăng tại Trường Sa: Trong những ngày gần đây, các quan chức Mỹ đã dồn dập tố cáo Trung Cộng đang nhanh chóng quân sự hóa Biển Đông. Và ngày 23/02/2016, tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương đã thẳng thừng nhận định: Ý đồ của Bắc Kinh là muốn làm “bá chủ” vùng Đông Á và Đông Nam Á.
Phát biểu trong một cuộc điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định: “Rõ ràng là Trung Cộng đang quân sự hóa Biển Đông”.
Dân Trung Hoa ồ ạt chuyển tiền ra nước ngoài
Dân Trung Hoa chuyển tiền ra nước ngoài với mức cao kỷ lục trong lúc nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Theo tường thuật của thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA tại Hồng Kông, xu thế này làm giá nhà đất tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới, gây ra nhiều mối quan tâm.
Tại những nơi như New York, Miami và London, các nhà đầu tư Trung Hoa đang chế ngự thị trường đất đai và cao ốc, nhất là trong khu vực sang trọng. [Đọc tiếp]
Thương mại trên Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Cộng tăng 18% mỗi năm
Thương mại của Trung Cộng với các nước dọc theo Con đường Tơ lụa trên biển tăng trung bình 18.2% mỗi năm trong thập kỷ qua, chiếm 20% tổng kim ngạch ngoại thương của quốc gia này, từ mức 14.6% mười năm về trước.
Trong cùng khoảng thời gian, đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Cộng tăng từ 240 triệu đôla lên 9.27 tỉ đôla, đại diện mức tăng trưởng hàng năm 44%, theo số liệu Cục Hải dương Nhà nước (SOA). [Đọc tiếp]
Trung Cộng đặt radar ở Trường Sa
Các ảnh vệ tinh cho thấy Trung Cộng có thể đang lắp đặt một hệ thống radar tần số cao ở quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa nhiều nước, trong đó Việt Nam là một bên tuyên bố chủ quyền. Hệ thống radar này có thể tăng đáng kể năng lực của Trung Cộng kiểm soát Biển Đông, theo một phúc trình do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở ở Washington, đưa ra hôm thứ Hai.
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc CSIS nói các bức ảnh cho thấy việc xây dựng các trạm radar tại đá Châu Viên dường như đã gần hoàn tất và đảo nhân tạo này có diện tích khoảng 21 hecta. [Đọc tiếp]
Hỏa tiễn Trung Cộng ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung
Thông tin về việc Trung Cộng triển khai các dàn tên lửa địa đối không trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, dù đã được triển khai “từ nhiều năm nay”, theo khẳng định của Bắc Kinh, hay mới được triển khai, đang làm gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng trên vấn đề Biển Đông.
Ngày 17/02/2016, ngoại trưởng John Kerry cáo buộc chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã không tôn trọng lời hứa không quân sự hóa vùng Biển Đông. Đây là cam kết ông Tập đã đưa ra khi đến thăm Nhà Trắng vào tháng 9/2015. Ông Kerry ghi nhận là mỗi ngày đều có bằng chứng về việc Trung Cộng gia tăng quân sự hóa Biển Đông bằng cách này hay cách khác và theo ông đây là điều rất đáng quan ngại.
Toàn văn tiếng Việt Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Chương 22 & 23 (hết)
Hiệp Định TPP gồm có 30 chương, sau đây là Chương 22 và 23 (hết)
CHƯƠNG 22
NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TẠO THUẬN LỢI TRONG KINH DOANH
Điều 22.1: Các định nghĩa
Trong Chương này:
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới xuyên biên giới các doanh nghiệp hoạt động cùng nhau như một hệ thống tích hợp phục vụ cho việc thiết kế, phát triển, sản xuất, mua bán, phân phối, vận chuyển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. [Đọc tiếp]
Toàn văn tiếng Việt Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Chương 20 & 21
Hiệp Định TPP gồm có 30 chương, sau đây là Chương 20 và 21 (các chương sau sẽ được đăng kế tiếp)
Chương 20
MÔI TRƯỜNG
Điều 20.1: Các định nghĩa
Trong chương này:
Luật môi trường là một đạo luật hay quy định của một Bên, hoặc điều khoản trong đó, bao gồm bất kỳ nội dung nào về việc thực hiện nghĩa vụ của Bên đó theo một thỏa thuận môi trường đa phương, với mục đích chính là bảo vệ môi trường, hoặc ngăn ngừa một mối nguy hiểm cho đời sống hoặc sức khỏe con người, thông qua: [Đọc tiếp]
Chính sách xoay trục sang châu Á của TT Obama không chặn được bước TC ?
Năm năm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết tái cân bằng chiến lược sang châu Á, chuyển các nguồn lực ngoại giao và quân sự tới nơi được coi là động cơ kinh tế của thế giới, giới phê bình nói động thái này đã được quảng bá quá mức và cho đến nay vẫn chưa đem lại được kết quả.
Hỏa Tiễn ở Hoàng Sa: Trung Cộng ‘ngụy biện’ về nguyên do gây căng thẳng
Sau khi vụ đặt hỏa tiễn phòng không trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa bị vạch trần, gây lo ngại nơi các láng giềng, Trung Cộng đã liên tiếp ngụy biện, cho rằng mình không hề gây nên căng thẳng mà chính báo chí ngoại quốc và các nước khác là căn nguyên làm cho tình hình bị khuấy động.
Trung Cộng: Sẵn sàng đâm vào tàu Mỹ nếu đến gần Hoàng Sa
Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Cộng phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa.
Toàn văn tiếng Việt Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Chương 18 & 19
Hiệp Định TPP gồm có 30 chương, sau đây là Chương 18 và 19 (các chương sau sẽ được đăng kế tiếp)
CHƯƠNG 18
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Mục A: Quy định chung
Điều 18.1: Định nghĩa
- Trong Chương này:
Công ước Berne là Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971; [Đọc tiếp]