Bức thứ Giám Đốc tình báo CIA Hoa Kỳ James Clapper gửi Chủ Tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng viện Hoa Kỳ John Maccain về Biển Đông
Kính gửi ngài John McCain
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện
Washington, DC 20510-6050
23 Tháng 2 2016
Kính thưa ngài Chủ tịch McCain
Xin cám ơn ngài về lá thư đề ngày 29 tháng Giêng năm 2016, trong đó ngài có đề cập đến mối lo ngại về hoạt động cải tạo ở Biển Đông của Trung Cộng và điều nầy sẽ tác động đến khả năng khai triển tiềm lực quân sự của Trung Cộng trên toàn khu vực. Giải đáp không liệt kê theo độ quan trọng cho các câu hỏi đã nêu trong theo thư của ngài như sau: [Đọc tiếp]
Ngư dân Việt Nam mất ngư trường
Câu chuyện ngư dân Việt Nam bị mất ngư trường là câu chuyện dài. Sự tổn hao từ người đến tài sản dần mòn trong nhiều năm qua bởi nạn Trung Quốc đâm tàu, bắt người, cướp tài sản cũng đã nói nhiều. Tuy nhiên, hiện tại, một thảm trạng mới đang đến với các ngư dân Việt Nam, đặc biệt là ngư dân miền Trung. Mối nguy bỏ nghề để lên bờ và lên bờ thì không biết làm gì để sống là mối nguy đang hiện ra trước mắt của nhiều ngư dân.
Mất ngoài khơi, mất trong bờ
Một ngư dân Thanh Hóa tên Thiệu, chia sẻ: “Trường Sa, Hoàng Sa hiện họ vẫn đi, mấy chục cái thuyền nhưng chủ yếu là ngư dân Sầm Sơn… cứ đến ngày thì ra khơi. Nhưng ngày càng khó khăn hơn trước, như anh nào biết làm thì còn đỡ còn không thì khó, ai đầu tư nhiều thì được, bởi gần như ngày càng đầu tư, mở rộng thì được chứ nhỏ lẻ thì thua.”
Căng thẳng leo thang trong tranh chấp Biển Đông
Các cuộc biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tại Gạc Ma diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đang gia tăng, trong khi Hà Nội, Nhật Bản và Hoa Kỳ leo thang cuộc khẩu chiến ngoại giao để đáp lại những chuyến bay của Trung Cộng tới quần đảo Trường Sa, và việc Trung Cộng khai triển một hệ thống phi đạn.
Bản tin của đài al-Jazeera hôm nay nêu bật tình hình căng thẳng trong khu vực, và đề cập đến việc Hoa Kỳ điều động tàu chiến tới gần các đảo do Trung Cộng xây trong Biển Đông để thực thi quyền tự do hàng hải, trong khi Nhật Bản đạt nhiều thoả thuận quốc phòng với Philippines trước các hành động quân sự hoá Biển Đông của Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
Cựu Giám đốc CIA: Bất hòa Mỹ-Trung về Biển Đông là ‘thảm họa’
Tờ The Guardian mới đây trích lời Tướng Michael Hayden, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, nói rằng Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nhiều tranh chấp, và nếu không được giải quyết thoả đáng, việc này có thể mang lại những hậu quả tàn khốc trong những năm tới.
Ông Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải là một “mối nguy sinh tử” với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Cộng dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó. [Đọc tiếp]
Bao giờ sự hèn hạ được thay thế bằng thái độ quyết liệt?
Bài báo của Joanna Chiu trên Foreign Policy (8-3-2016) đã cung cấp một số cập nhật liên quan tiến trình củng cố “chủ quyền” của Trung Cộng tại biển Đông. Không chỉ các đồn bót hay vọng gác, đảo Phú Lâm (Trung Cộng gọi là “Vĩnh Hưng”) giờ có cả sân bóng đá, ống dẫn nước ngọt, hoặc thậm chí quán trà. Đây là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã biến thành “thành phố Tam Sa”.
Truyền thông Trung Cộng viết rằng, bây giờ, ở đây, cư dân có thể nhâm nhi càphê và đọc sách ở các tiệm giải khát dưới bóng mát hàng cọ; vào ban đêm thì họ quần tụ ở quán bia để thưởng thức nước giải khát lạnh. Khi không đánh cá hoặc bơi, họ chạy bộ quanh một đường đua, chơi thể thao trên bãi cỏ hoặc giao đấu cầu lông tại một khu giải trí mới toanh. [Đọc tiếp]
AI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC IM LẶNG TRƯỚC HẢI CHIẾN HOÀNG SA – CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC – TRẬN CHIẾN GẠC MA?
Tháng 7/2013, tôi sang Singapore để thực hiện một số cuộc phỏng vấn các học giả chuyên nghiên cứu về tranh chấp trên Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (ASEAN Studies Centre) cho bộ phim tài liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Đài Truyền hình HTV thực hiện. Sau giờ làm việc, tôi được Alex Giang, một người bạn Hà Nội đang làm luận án tiến sĩ ở ĐHQG Singapore mời đi uống trà và nói chuyện về gốm sứ cổ với ông Phó chủ tịch Hội sưu tầm và nghiên cứu gốm sứ Singapore. [Đọc tiếp]
Tổng Bí Thư đảng CSVN nói “phần tử thế này thế khác” là phần tử nào?
Vừa qua ông đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng trong dịp tiếp xúc cử tri ngày 8/3/2016 đã phát biểu một câu xanh rờn: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng , Nhà nước những phần tử thế này thế khác”
Tôi biết ông là đảng trưởng một cái đảng mà quyền lực của nó đã được ấn định vào hiến pháp ở đất nước này. Tôi biết đảng của ông nắm tất tần tật từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài mọi vận động của mọi cơ quan cảnh sát, nhà tù, toà án, quân đội. [Đọc tiếp]
Thủ phạm tiếp tay Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma là “lãnh đạo cấp cao” của CSVN
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh “không được nổ súng” trong trường hợp Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hoa Kỳ: Trung Quốc “đủ tiềm năng tấn công lớn” từ Trường Sa
Chỉ trong vài tháng tới đây, với các căn cứ tại Trường Sa , quân đội Trung Cộng đủ khả năng mở những cuộc tấn công đáng kể trên toàn Biển Đông. Trên đây là nhận định của Giám đốc Tình báo Mỹ James Claper với lập pháp Hoa Kỳ mới được tiết lộ.
Trong một bản báo cáo gửi thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Thượng viện Hoa Kỳ, đề ngày 23/02/2016, giám đốc Tình báo Quốc gia James Claper cho biết những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Cộng tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự đã giúp cho Bắc Kinh có “tiềm năng tấn công đáng kể” trong vài tháng tới đây.
Nguyễn Phú Trọng ăn mừng ngày sinh kẻ bán nước
Sáng ngày 1/3/2016, nhà cầm quyền CSVN đã tưng bừng tổ chức một buổi lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – kẻ đã ký công hàm 1958 bán Hoàng Sa cho Trung Cộng.
Nam Hàn và Hoa Kỳ thảo luận về dự án lá chắn hoả tiễn THAAD
Mỹ và Nam Hàn đẩy thêm một bước nữa trong việc buộc Trung Cộng phải trói tay con rối Bắc Hàn Cộng Sản. Vài tháng trước đây, khi Bắc Hàn thử vũ khí hạch nhân và tiếp theo thử hoả tiễn tầm xa đã làm cho các nước tây phương lên tiếng phản đối và đòi đưa ra Liên Hiệp Quốc có biện pháp cứng rắn với Bắc Hàn, thì Trung Cộng bênh vực dùng quyền Ủy Viên Thượng Trực Liên Hiệp Quốc để bác bỏ, cho nên HK cùng Nam Hàn tuyên bố sẽ đặt lá chắn hỏa tiễn THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) tại Nam Hàn. THAAD có thể làm cho Trung Cộng lép vế và không kịp trở tay trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ nếu đối phương đặt hệ thống phòng thủ hoả tiễn THAAD trên lãnh thổ Nam Hàn sát nách TC. Sau đó, Trung Cộng đã có thái độ dịu giọng để trì hoãn việc Mỹ-Nam Hàn đặt THAAD. Thế nhưng biết TC không là kẻ lừa dối, cố tình trì hoãn chứ không thật tâm ngăn cản Bắc Hàn, nên hôm 4 tháng 3, 2016 vừa rồi, Hoa Kỳ và Nam Hàn tiếp tục thảo luận việc đặt THAAD tại Nam Hàn. [Đọc tiếp]
Mỹ điều động tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm tấn công Stennis vào Biển Đông
Trong một hành động được cho là nhằm mục tiêu phô trương lực lượng, Hoa Kỳ đã phái một tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm vào vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Cộng và các láng giềng. Tuy nhiên, một phát ngôn viên Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ cho rằng đó chỉ là hoạt động bình thường của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ bao gồm hàng không mẫu hạm John C. Stennis, hai khu trục hạm Stockdale và Chung-Hoon, hai tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay cùng với soái hạm Blue Ridge của Hạm Đội 7. Theo báo chí Mỹ, đội tàu đã bắt đầu hoạt động tại Biển Đông từ hơn 24 tiếng đồng hồ vừa qua.
Trung Cộng: dùng thuật ma đạo, trấn an ASIAN dịu giọng với Việt Nam
Trung Cộng vào hôm qua, 29/02/2016, đã liên tiếp tỏ vẻ hòa hoãn với các láng giềng Đông Nam Á trên hồ sơ Biển Đông. Gặp đồng nhiệm Singapore, ngoại trưởng Trung Cộng cho biết sẵn sàng tìm cách giảm thiểu nguy cơ xung đột tại Biển Đông. Còn tiếp đặc sứ của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, chủ tịch Trung Cộng đã nhấn mạnh đến quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai bên.
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã đến Bắc Kinh trong một chuyến công du hai ngày với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Cộng. Phát biểu sau cuộc hội đàm với ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị, ông Balakrishnan cho biết là Bắc Kinh đã đồng ý xem xét các phương cách để hạn chế những rủi ro xung đột võ trang tại Biển Đông.
Mỹ cần làm gì trước việc Trung Quốc gia tăng quân sự ở Biển Đông?
Tuần trước, các chỉ huy của các quân chủng khác nhau trong quân đội Mỹ nói Mỹ có thể phải tái cơ cấu lại các tàu chiến và lực lượng được triển khai ở Thái Bình Dương trước việc Trung Cộng nhanh chóng tăng cường quân sự ở Biển Đông.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, trong tuần trước nói các hoạt động ở Thái Bình Dương đang thay đổi vì Trung Cộng đang quân sự hóa một loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Công An cầm dao chém người, công nhân Pouchen biểu tình kẹt cứng quốc lộ 1K
Hàng vạn công nhân Pouchen vẫn tiếp tục đình công sang ngày thứ 3 liên tiếp, bất chấp các nỗ lực nhằm xoa dịu tình hình của của liên đoàn lao động cùng các ban ngành, đoàn thể tỉnh Đồng Nai.
Căng thẳng nổ ra vào chiều ngày 26/2/2016, các công nhân khi đang đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng thì bất ngờ bị một viên công an thường phục cầm dao xông vào đâm chém tán loạn.
Đến sáng ngày 27/2/2016, công nhân Pouchen tiếp tục tràn cả xuống đường biểu tình khiến quốc lộ 1K, đoạn đi qua xã Hoá An, Biên Hoà, Đồng Nai trở nên tê liệt. [Đọc tiếp]