Việt Nam gặp khó khi TT Nga ủng hộ Trung Cộng về Biển Đông
Tin VOA ngày 06/09/2016:
Phát biểu với báo giới mới đây ở Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông. Putin cũng nói Nga phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ ba vào vấn đề Biển Đông.
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng quan điểm của nhà lãnh đạo hàng đầu nước Nga đang đặt Việt Nam vào một thế khó. Việt Nam là một bên tranh chấp chính tại vùng biển. Các bên khác là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei. [Đọc tiếp]
S.O.S Chùa Liên Trì đang bị công an CSVN cướp trong đêm…
Tối hôm qua, 7 tháng 9 năm 2016, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân CSVN Phường An Khánh, Quận 2, Sài Gòn cùng Ban Đền Bù CSVN và 5, 6 người vừa xông thẳng vào chùa Liên Trì đề nghị với Hòa Thượng Thích Không Tánh rằng hãy nhận tiền đền bù và di chuyển xuống Cát Lái ngay trong đêm, bằng không sáng mai họ sẽ cưỡng chế!
Thầy Thích Không Tánh nói với họ: 100 tỷ tôi cũng không nhận! Các anh cưỡng chế thì cứ cưỡng chế! Bên ngoài chùa, lực lượng công an cộng sản bao vây rất đông!
Dưới đây là audio lời kêu cứu từ Sài Gòn của Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì:
Tổng thống Mỹ cổ súy chiến lược tái cân bằng về Châu Á ở Lào
Tổng thống Mỹ Barack Obama trấn an các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương rằng chính sách tái cân bằng chiến lược của Mỹ về khu vực này “sẽ kéo dài trong trường kỳ” vì nó “phản ánh những lợi ích quốc gia căn bản.”
Trong một bài phát biểu tại thủ đô Vientiane của Lào hôm thứ Ba ngày 06 tháng 9, 2016, Tổng thống Obama nói rằng có sự công nhận rộng rãi ở Mỹ rằng Châu Á Thái Bình Dương “sẽ trở nên quan trọng hơn trong thế kỷ sắp tới, đối với cả Mỹ và thế giới.” [Đọc tiếp]
Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?
Cảng Chân Mây là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhờ được mũi Chân Mây Đông của dãy Hòn Dòn che chắn nên vùng nước xung quanh cảng biển với độ sâu tới 14m vốn kín gió và lặng sóng này đã trở thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền tránh trú gió bão. [Đọc tiếp]
Tình hình biển Đông trở nên phúc tạp và căng thẳng!
Philippines là vòng đai quân sự an toàn của Mỹ để đối đầu với Trung Cộng (TC) tại Biển Đông, sau khi TT Philippines là Duterte lên nắm quyền, có những tuyên bố bất lợi cho ngoại giao giữa Philippines-Mỹ, có khuynh hướng ngã về TC, trước khi lên đường dự Hội Nghị ASEAN tại Lào hôm 5/9, Duterte còn lên tiếng với báo chí rằng nếu Obama đặc vấn đề nhân quyền, thì Duterte sẽ “chửi vào mặt Obama là đồ chó đẻ”.
Trong tình hình như vậy, tại Hội Nghị G20 ở Hàng Châu, TT Nga, Putin tuyên bố ủng hộ TC ở Biển Đông, chống lại phán quyết của PCA của Tòa La Haye ngày 12/07 vừa rồi.
Và chuyến tham dự G20 của TT Barack Obama bị Tập Cận Bình hạ nhục sát ván tại phi trường Hàng Châu với nghi thức đón tiếp ngoại giao khiêu khích thiếu văn hóa nhằm chủ đích hạ nhục nguyên thủ Hoa Kỳ rõ rệt. Đổi lại, trước khi tham dự hội nghị G20, Obama lên tiếng với CNN: “TC không được bắt nạt Phillipines-Việt nam…” – Tất cả đó làm cho tình hình Biển Đông rất căng thẳng… [Đọc tiếp]
Trung Cộng tiếp đãi TT Barack Obama ra sao tại phi trường Hàng Châu!
Hội nghị 20 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới gọi là G20 họp tại Hàng Châu, Trung Hoa. Cường quốc kinh tế thứ nhất bị chủ nhà Trung Cộng đối xử rất tệ về nghi thức tiếp tân ngoại giao, trong khi trải thảm đỏ đón tiếp nguyên thủ các nước khác như Nga, Ấn Độ, Nam Hàn….. thì phi cơ chở Tổng Thống Hoa kỳ đến phi trường không có cầu thang để xuống, buộc phải dùng cầu thang của Airforce One sau đuôi để TT Barack Obama đi xuống. Báo chí thế giới đang khai thác hành động ngoại giao tệ hại này giữa Mỹ-TC: [Đọc tiếp]
Ấn-Việt hợp tác quốc phòng, Mỹ kêu gọi TC ngừng phô trương quân sự
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 03/09/2016, kết thúc hai ngày thăm Việt Nam, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương. Quyết định trên được đưa ra trong tình hình Trung Cộng phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Việt Nam: Biển Đông sẽ là đề tài nổi bật ?
Theo chương trình, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Hà Nội vào chiều ngày 02/09/2016 để thực hiện một ngày công du Việt Nam, trước khi bay sang Hàng Châu,Trung Hoa dự Thượng Đỉnh G20. Giúp Việt Nam tự vệ tại Biển Đông trước tham vọng của Trung Cộng sẽ là một chủ đề được thủ tướng Ấn trao đổi với giới lãnh đạo Việt Nam.
Nội dung cụ thể các cuộc thảo luận giữa thủ tướng Narendra Modi với chính phủ Việt Nam không được thông báo trước, nhưng truyền thông Ấn Độ tin chắc hồ sơ Biển Đông là trọng điểm. [Đọc tiếp]
Viết về 02/09: Bán nước là gì và những ai bán nước?
Ngày nay, những tên bán nước để giữ đảng, giữ chủ nghĩa Mác-Lê, giữ quyền thống trị mà Hồ Chí Minh là tên đầu sỏ Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa”. Sau đó Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) đã từng tuyên bố một câu để đời trong lịch sử: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng”. (9) Cùng những tay đồ đệ nối giáo như Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Phú Trọng… kéo theo những tên tướng hèn như Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Nguyễn Chí Vịnh… [Đọc tiếp]
Rối loạn tại Quân khu II: Liệu Tập Cận Bình đã có thể sẵn sàng ứng cứu TBT Trọng nếu quân đội tiến hành đảo chánh?
Bộ trưởng Quốc Phòng (QP) CSVN Ngô Xuân Lịch lật đật sang thăm Trung Cộng chỉ 11 ngày sau vụ thanh toán giết chết bí thư tỉnh Yên Bái thuộc QK II và 22 ngày sau khi thiếu tướng Lê Xuân Duy TLQK II đột ngột từ trần. Tướng Lịch sang thăm Trung Cộng trong tình hình chức TLQK II vẫn chưa có ông tướng nào nhận lãnh trách nhiệm một cách chính thức. Cho đến nay, sau gần một tháng tướng Duy mất, QK II vẫn là rắn không đầu với trên dưới hơn 35 ngàn quân. Trong tương lai, ai sẽ đảm nhiệm chức TLQK II vẫn còn mờ mịt chưa rõ khi mà tranh giành thanh toán bên trong nội bộ đảng và nội bộ các tướng lãnh QP vẫn còn đang diễn ra chưa đến hồi kết thúc. [Đọc tiếp]
Tôm tiếp tục chết ở bờ biển 4 tỉnh miền Trung
Video này thực hiện trong ngày 19/08 cách đây 10 ngày tôm tiếp tục chết
Bao giờ biển có thể sạch như trước?
Khi nào vùng biển tại khu vực 4 tỉnh miền trung Việt Nam bị hóa chất độc hại của công ty gang thép Formosa thải ra làm ô nhiễm sẽ trở lại sạch như xưa?
Đây là câu hỏi lớn tiếp tục được nêu ra dù rằng cơ quan chức năng Việt Nam vào ngày 22 tháng 8 vừa qua công bố nước biển vùng ô nhiễm nay cơ bản đã sạch.
Giới khoa học trả lời ra sao cho câu hỏi mà nhiều người, nhất là dân trong vùng chịu tác động, vẫn nêu ra hằng ngày kể từ khi thảm họa giáng xuống họ từ đầu tháng tư cho đến nay?
Formosa trả tiền, nhà nước lãnh tiền, người Dân lãnh gạo mốc !
Ai là người có quyền ký cho Formosa thành lập Công Ty tại Hà Tĩnh? Xin thưa Thủ Tướng CSVN ký, Ai là kẻ chỉ đạo cho Thủ Tướng ký, xin thưa Bộ Chăn Trâu (Bộ Chính Trị CSVN). Xin hỏi cuối cùng ai phải chịu trách nhiệm, xin được trả lời cả cái đảng tham nhũng, tham tiền. Đảng CSVN là nhân tố gây ra thảm trạng Formosa, coi như CSVN rước Voi về giày mả tổ.
CSVN rất biết, khi xả chất thải trực tiếp ra Biển, thì Biển chết, Cá cũng chết, Hải Sản sẽ lần hồi kiệt quệ, nhưng chúng nó cứ nhắm mắt làm ngơ ký lấy tiền chia nhau bỏ túi, ai chết mặc ai, tiền Thầy bỏ túi. [Đọc tiếp]
Quan chức Trung Cộng nói gì với Bộ trưởng Quốc phòng CSVN?
Bộ trưởng Quốc phòng CSVN và Trung Cộng hôm nay, 30/8, hội đàm tại Bắc Kinh sau đó ra tuyên bố nói rằng hai nước láng giềng nên “thúc đẩy hợp tác quốc phòng và đóng góp vào hòa bình khu vực”.
Tân Hoa Xã dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn nói với người đồng nhiệm phía Việt Nam, ông Ngô Xuân Lịch, rằng quân đội Trung Cộng “sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như huấn luyện, phòng thủ biên giới, và các vấn đề an ninh đa phương”. [Đọc tiếp]
Bốn chữ T trong đối ngoại Trung Cộng hiện nay
Phán quyết của Tòa Trọng tài có thể sẽ dẫn đến bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Cộng.
Báo Today (Singapore) ngày 29-8 đã đăng bài viết với đầu đề “Phán quyết trọng tài về biển Đông: Bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Trung Cộng?” của PGS Lý Minh Giang ở Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại Học Nanyang (Singapore).
Ba đe dọa trước đây không còn
PGS Lý Minh Giang ghi nhận đối với phán quyết trọng tài công bố ngày 12-7, Trung Cộng đã bộc lộ phản ứng không khác quan điểm đã công bố trước đó. Đó là không tham gia, không công nhận, không tán thành và không phục tùng. [Đọc tiếp]