Việt Nam “nghe ngóng” khả năng thay đổi chính sách Mỹ về Biển Đông
Việt Nam vừa tổ chức hội thảo quốc tế thứ 8 về Biển Đông trong hai ngày 14 và 15/11 tại thành phố Nha Trang.
Báo chí Việt Nam đưa tin Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia tổ chức hội thảo này với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”. [Đọc tiếp]
Các nhà lãnh đạo châu Á “giải mã” lá bài Trump
Luận về chính sách châu Á của Tân TT Trump: Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết. Đó là nhận định của hãng tin Bloomberg trong một bài viết đăng hôm nay, 14/11/2016. RFI lược dịch.
Hoa Kỳ: Trump và cộng sự nghĩ gì về an ninh hàng hải ?
Những tuyên bố hiếm hoi, mơ hồ, thậm chí mâu thuẫn nhau của tổng thống tân cử Donal Trump trong khi vận động tranh cử đang khiến mọi người tự hỏi là chính sách quốc phòng và ngoại giao của tân chính quyền Hoa Kỳ sẽ như thế nào? Trong một bài viết ngày 10/11/2016 đăng trên trang web của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ USNI News, tác giả Megan Eckstein đã tìm cách phác họa một số nét chỉ đạo về hướng giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia và an ninh trên biển sắp tới đây, dựa trên phát biểu của chính ông Trump và hai nhân vật trong đảng Cộng Hòa, có lẽ sẽ nắm những chức vụ trọng yếu trong chính quyền của TT Trump.
TPP chết yểu…
Theo hãng tin Reuters, chính quyền TT Barack Obama hôm 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
Các giới chức chính quyền Hoa Kỳ cho biết là tổng thống Obama sẽ cố gắng giải thích tình hình này với lãnh đạo của 11 quốc gia khác tham gia vào TPP, trong đó có Việt Nam, nhân dịp ông dự thượng đỉnh diễn đàn APEC ở Perou tuần tới.
Đồng minh châu Á cố duy trì quan hệ an ninh với Mỹ
Các đồng minh của Mỹ ở châu Á đang cố duy trì sự quan hệ an ninh với Washington vì chiến thắng của Donald Trump có nguy cơ làm đảo lộn trật tự an ninh chính trị tại khu vực này.
Theo nhật báo The Wall Street Journal, ngày 10/11/2016, lãnh đạo các nước Úc, Nam Hàn và Nhật Bản khi chúc mừng tổng thống tân cử đều đã nhấn mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ. Tất cả đều rất lo lắng khi thấy là trong thời gian tranh cử, ứng cử viên Cộng Hòa đã tỏ ý muốn sửa đổi các hiệp ước an ninh với những đồng minh châu Á. [Đọc tiếp]
Những tiếng súng phản ứng trong thời bình
Hòa Ái-RFA thực hiện Audio phỏng vấn người dân trong nước:
100 ngày đầu tiên của tân tổng thống Mỹ: Trọng tâm là đối nội
Sau thắng lợi khá bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm qua, 08/11/2016, các nhà quan sát tập trung tìm hiểu khả năng hành động trong những tháng cầm quyền đầu tiên của tân tổng thống Hoa Kỳ, mà trọng tâm là đối nội.
Theo AFP, trong thời gian tranh cử, tỉ phú 70 tuổi đã hứa hẹn sẽ có 100 ngày quyết liệt, với 28 biện pháp, nhằm “trả lại cho nước Mỹ tầm cỡ vĩ đại của mình”, chấn hưng kinh tế và bảo vệ nước Mỹ, với bản hợp đồng được gọi là “cách mạng”, mà ông Trump cam kết với cử tri. [Đọc tiếp]
Ông Trump làm Tổng thống, quan hệ Việt-Mỹ không nồng ấm hơn?
Việt Nam không ở vị trí ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ giữa hai nước sẽ không nồng ấm hơn so với hiện nay khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Đó là những nhận định giống nhau của ba người Mỹ gốc Việt là giáo sư, nhà văn và doanh nhân.
Ông Donal Trump của đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 8/11, trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Ông sẽ chính thức nhậm chức vào cuối tháng 1/2017. [Đọc tiếp]
Tổng thống Trump là một ẩn số đối với Việt Nam…
Việc tỷ phú Donald Trump trở thành tổng thống tân cử của Mỹ đã làm nhiều người bất ngờ và các chuyên gia cho rằng ông sẽ là một ẩn số đối với Việt Nam và Hà Nội cần phải theo dõi và có những bước đi hợp lý trong mối quan hệ với Mỹ.
Chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trước đối thủ có nhiều kinh nghiệm Hillary Clinton vào rạng sáng 9/11 đã gây kinh ngạc cho các chuyên gia, họ cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ có nhiều chuyển biến nhưng cũng đánh giá rằng những gì ông đã tuyên bố có thể sẽ thay đổi. [Đọc tiếp]
Bầu cử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ
Tổng Thống Hoa Kỳ nắm vận mệnh và nền an ninh toàn cầu, người léo lái những cơn sóng gió về kinh tế, quân sự và nền an ninh thế giới. Điều này không sai, bởi vì bất cứ mọi biến cố nào trên bản đồ quốc tế đều có sự can dự của Mỹ… Do đó, hôm nay cả thế giới đang theo dõi kết quả cuộc bầu cử này. Sau 12 giờ khuya hôm nay Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ có kết quả tổng thống thứ 45. Tỷ phú Donal Trump hay bà Hillary Clinton thành Tổng Thống đều là sự kiện lịch sử: Nếu ông Trump thắng thì đó là tỷ phú đầu tiên làm TT, còn nếu bà Clinton thắng thì đó là nữ TT và nước Mỹ có một cặp vợ chồng đều làm TT tổng thống đầu tiên. Trong lúc tranh cử, một sự kiện làm nên “biến cố” lịch sử khác nữa (dù xấu), cả hai đối thủ đấu nhau rất “dữ dằn không kém phần thô lỗ”, qua ba cuộc “debate” rất tệ hại chưa từng thấy trong lịch sử lập quốc Hoa Kỳ…, mà toàn những chuyện “dưới thắt lưng” đem ra “bôi xấu” nhau không tiếc lời trước bá quan thiên hạ, trên truyền thanh, truyền hình thế giới. Đáng ra, trong cương vị tranh cử TT siêu cường đang bị mộng bành trướng Đại Hán và kẻ ngông cuồng Putin đe dọa, họ cần phải có những “quyết sách” để cho thế giới nể phục, nhưng trái lại, thất đáng thất vọng và hổ thẹn!? Dù sao đi nữa, chỉ có hai người, người dân Hoa Kỳ không còn cách nào khác hơn phải chọn một trong hai…Dưới đây là tổng hợp các bình luận của các bình luận gia quốc tế, các cơ quan truyền thông trên thế giới đối với ngày bầu cử. Cần đọc để xem sự thể ra sao đối với vận mệnh Biển Đông và nguy cơ của Châu Á Thái Bình Dương trước kết quả cuộc bầu cử này… [Đọc tiếp]
Thảm họa Formosa và thảm họa BP: rút ra được gì?
Thảm họa môi trường biển chưa từng thấy trước nay tại Việt Nam do Formosa gây ra hồi tháng 4 khiến người ta nhắc nhớ lại thảm họa môi trường biển lớn nhất lịch sử Mỹ trong vụ tràn dầu của công ty BP cách đây 6 năm. Cả hai cùng là khủng hoảng do con người gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế, sức khỏe, đời sống của nhiều thế hệ và ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, có những khác biệt rất lớn về cách giải quyết giữa hai biến cố, dẫn đến những kết cục khác nhau.
Một nhà hoạt động pháp lý từng tích cực hỗ trợ vô số ngư dân gốc Việt tại các tiểu bang duyên hải bị ảnh hưởng trong vụ tràn dầu BP tại Mỹ năm 2010 phân tích những điểm khác biệt này để nêu lên những cách hành xử để thấy sự khác biệt to lờn của nhà cầm quyền CS Việt Nam và chính quyền Hoa Kỳ đó cũng chính là lối hành xử giữ một chề độc độc tài toàn trị và tự do dân chủ.
Ngoài việc giúp đỡ pháp lý cho hàng trăm người Mỹ gốc Việt trong thảm họa môi trường BP, luật sư Phan Quốc Cường còn tham gia vận động chính sách và điều trần tại Quốc hội, kêu gọi bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân bị thiệt hại. Dưới đây là phỏng vấn của Trà My đài VOA.
Con cờ Duterte trên bàn cờ Biển Đông
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Biển Đông như lò lửa ở vùng Thái Bình Dương, đặc biệt đối với các quốc gia Đông Nam Á, nơi tranh hùng giữa siêu cường Hoa Kỳ và đại cường Trung Cộng trước thế kỷ thứ 21. Sự tranh quyền này kéo theo các nước tranh chấp lãnh hải như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mã Lai và Brunei vào vòng chiến cùng các nước Châu Á và châu Úc như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc không thể đứng ngoài…Hầu hết các quốc gia trên thế giới ít nhiều đều có quyền lợi xuyên qua Biển Đông. Đối với Việt Nam, dù muốn dù không đất nước ta đã trở thành một mục tiêu tự nhiên cho những hành động tranh chấp quyền lợi của hai cường quốc Trung-Mỹ, vì thế HK lẫn TC đều muốn Việt Nam nằm trong quỹ đạo của họ, nắm được Việt Nam thì lợi ích của vị trí hải cảng Cam Ranh có thể kiểm soát Biển Đông và là cứ điểm trọng yếu nhằm bảo vệ các nước trong khối ASIAN. Dân tộc Việt Nam đã mất Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Cộng, trong tình trạng hiện nay, có lấy lại Hoàng và Trường Sa được hay không là nhờ vào sức mạnh của dân tộc và sự vận động ngoại giao quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Nga có thật sự muốn trở lại Cam Ranh ?
Trong thời gian gần đây, Nga có nhiều tuyên bố về khả năng khôi phục các khu căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Nếu tin vào Matxcơva, cùng với bốn căn cứ quân sự hiện có tại Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan, Syria, và nếu kế hoạch mở lại các khu căn cứ tại Biển Đông, vùng Caribe và nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng khai triển sức mạnh tại nhiều vùng trọng điểm.
Câu hỏi đặt ra: Liệu Cam Ranh có thể nào được mở rộng thành một căn cứ quân sự hoàn toàn tạo thuận lợi cho các hoạt động quân sự tương tự như của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc hay không?
Ông Artyom Lukin, giáo sư trường đại học Viễn Đông Liên Bang Vladivostok trên trang mạng East Asia Forum ngày 02/11/2016 đã khẳng định là không. Việt Nam đã nhanh chóng bác bỏ ý tưởng mở một căn cứ quân sự nước ngoài ngay trên chính lãnh thổ của mình. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xúc tiến mở rộng cảng Cam Ranh tiếp nhận tầu chiến đến từ nhiều nước khác nhau.
Việt Cộng phá rối bầu cử tại Mỹ
Trong khi đồng bào miền Trung bị thảm trạng môi trường Formosa, bị lụt lội mất nhà thiếu ăn, thiếu mặc, CSVN không giúp đỡ được điều gì lại đem tiền ra nước ngoài để thực hiện Nghị Quyết 36 của chúng. Nghị Quyết 36 lần này lại chui vào những tên Việt Cộng nằm vùng tại hải ngoại ủng hộ tung hứng những ứng cử viên của Mỹ cấp cơ sở để thao túng cộng đồng người Việt tị nạn tại các địa phương…Xin quý đồng hưng hãy đề phòng và tẩy chay chúng… [Đọc tiếp]