Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Người Việt tị nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại biểu tình chống Tập Cận Bình tại Florida

Thỉnh nguyện thư tới Tòa Bạch Ốc phản đối Trung Quốc

Biểu tình của đồng bào người Việt chống Trung Cộng tại toà lãnh sự TC ở Los Angeles năm 2012

Ngoài cuộc biểu tình ở Florida nhân cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 6/4, cộng đồng người Việt tại Mỹ còn phát động chương trình thỉnh nguyện thư gửi tới Tòa Bạch Ốc phản đối Trung Cộng.

Mục tiêu của chương trình thỉnh nguyện thư kéo dài đến ngày 4/5 là nhân rộng tiếng nói phản đối Trung Cộng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Ban tổ chức hy vọng chiến dịch thỉnh nguyện thư trong vòng một tháng, nếu thành công, sẽ đem lại những phản ứng thực tế và lâu dài hơn từ phía Tòa Bạch Ốc. [Đọc tiếp]

Thảm họa môi trường – Một năm nhìn lại

Đầu tháng 4. 2016-2017. Đúng 1 năm trôi qua với thảm họa môi trường lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam. Danlambao gửi đến bạn đọc tài liệu đúc kết một năm về đại họa này. Xin được xem đây là một bản cáo trạng còn dang dở khi Formosa vẫn còn tiếp tục là tử thần của biển cả, các dự án và công trình khác vẫn đang âm thầm nhiễm độc bầu trời, lòng đất, sông ngòi; và cuộc tranh đấu của người Việt vẫn còn bị khống chế, đàn áp bởi tập đoàn cai trị đã và đang dung dưỡng, tiếp tay cho Formosa và các tập đoàn thủ phạm hủy hoại môi trường.

[Đọc tiếp]

Dân kỷ niệm một năm thảm họa cá chết ở miền trung Việt Nam

Ban Lãnh Đạo Formosa cúi đầu xin lỗi người Việt Nam khi gây thảm hoạ cá chết ở Miền Trung (Ảnh 6/2016)

Người dân và các nhà hoạt động từ nhiều nơi trên khắp Việt Nam hôm 6/4 đã có những hoạt động đánh dấu tròn một năm xảy ra thảm họa cá chết ở miền trung mà nhiều người quy lỗi cho hãng Formosa.
Thông tin và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cả nghìn người ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và một số giáo xứ ở Nghệ An đã cầm biểu ngữ tuần hành đến cổng nhà máy Formosa hoặc đi ra biển để “tưởng niệm” thảm họa môi trường biển.

Bên cạnh đó là các nhóm nhỏ hoặc một số cá nhân riêng rẽ cũng giương biểu ngữ để đánh dấu ngày này tại các địa điểm công cộng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình và một vài nơi khác. [Đọc tiếp]

Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên CSVN về nhân quyền

“Tôi đã gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius để thảo luận nhu cầu cần thiết cho những cải cách nghiêm túc về nhân quyền tại Việt Nam. Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam thật là tối tăm và cuộc bầu cử mới nhất không hề có tự do và công bằng. Để có chút hy vọng gì cho mối bang giao Việt-Mỹ được vững mạnh hơn, chính phủ Việt Nam phải tôn trọng các quyền căn bản của con người trong đó có quyền về chính trị và tôn giáo.” (1)

Đó là status của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce trên Facebook cá nhân của ông sau buổi gặp gỡ với Đại sứ Ted Osius vào ngày 04/04/2017. [Đọc tiếp]

Đánh Tàu Cộng từ sức quật khởi của người dân Việt

Một tiệm hớt tóc tại Sài Gòn, anh chủ tiệm treo bản “SAY NO CHINESE” bên cạnh hình cái kéo cắt “lưỡi bò”- ở phía dưới có câu: “Cho dù Salon không có khách chúng tôi quyết không phục vụ người Trung Quốc”. Khi người Tàu đi với cô bạn gái người Việt, chủ tiệm đuổi người Tàu ra khỏi tiệm – chủ tiệm nói bằng tiếng Anh và Việt nó không hiểu (hay nó không muốn hiểu), anh chỉ vào cáo bảng “SAY NO CHINESE” người Tàu đực mặt ra. Còn cô bạn gái người Tàu vì đi vào trước đang lỡ gội đầu để cắt tóc, chủ quán ra lệnh cho thợ trong tiệm chỉ gội đầu sấy tóc cho nó rồi cho nó đi chứ không cắt tóc. Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của người dân Việt Nam: Chống tàu và khinh miệt kẻ tiếp tay với Tàu (dù là bạn gái). Với tinh thần yêu nước chống ngoại xâm này lan rộng, phong trào chống Trung Cộng xâm lược sẽ lan tràn khắp nước, nhất định dân tộc Việt sẽ giữ được phần đất tổ quốc cha ông để lại. Video youtube dưới đây ghi lại toàn bộ sự thật đang xẩy ra ở một tiệm hớt tóc Sài Gòn.

Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 32 & 33

Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử.  Sau đây là Chương 32 & 33

[Bấm chuột vào đây để đọc chương trước]

[Đọc tiếp]

Hà Tĩnh tiếp tục biểu tình chống Formosa

Video dân Hà Tĩnh tiếp tục biểu tình chống công ty Formosa

Người dân đã chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 3.04.2017: Nhân dân Lộc Hà quật khởi, chiếm trụ sở UBND. Khoảng 7 nghìn người dân đã kéo đến và chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà phản đối công an đánh dân trọng thương. Phản đối công an nổ súng đàn áp dân. Phản đối cán bộ lãnh đạo nhà nước lừa dân.

Bài hát “trả lại cho dân” và “anh là ai” vang lên mạnh mẽ. Tiếng chuông đã đến hồi ngân vang vội, vùng lên thôi. Các giáo xứ và giáo họ gần Thạch Bằng Lộc Hà – Hà Tĩnh vừa rung chuông.

Người dân đã tràn vào UBND huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh

Một khi các Cha đã cho nhà thờ rung chuông là một sống , hai chết. Tức là tình hình đã căng thẳng lắm rồi. Là đã nguy hại tới nhà thờ và giáo dân. [Đọc tiếp]

Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa để hù dọa Việt Nam ?

Hạm Đội Nam Hải tập trận ở Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 05/05/2016.

Chuyên gia Pháp Henri Kenhmann, trên trang blog East Pendulum, ngày 29/03/2017 có bài phân tích một sự kiện hầu như không ai chú ý : Quân đội Trung Cộng vừa công bố hình ảnh về một cuộc tập trận quy tụ nhiều tàu thuyền đổ bộ của Hạm Đội Nam Hải, diễn ra ở một vùng biển không được chính thức nêu tên. Tác giả bài viết đã phân tích một số yếu tố để kết luận rằng Hải Quân Trung Cộng đã thao diễn từ ngày 26 đến 27/03, gần quần đảo Hoàng Sa. Khu vực đổ bộ nằm cách bờ biển Việt Nam độ 300 km. Mục tiêu có thể là nhằm hù dọa Việt Nam.
Trên những hình ảnh được đăng tải, có thể thấy 2 chiếc tàu đổ bộ loại 071, trọng tải hơn 20,000 tấn (trên hình là chiếc Côn Luân Sơn, ký hiệu 998 và Tỉnh Cương Sơn, ký hiệu 999), 3 chiến thuyền đổ bộ chạy trên đệm hơi loại 726/726A, hai trực thăng chuyển vận trên biển Z-8J, cùng tiến theo đội hình về một hòn đảo.

[Đọc tiếp]

Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ?

Theo hãng tin Kyodo của Nhật, hôm 30/03/2017, các giới chức cao cấp ASEAN và Trung Cộng vừa đưa ra dự thảo khung đầu tiên cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong một cuộc họp ở Seam Reap, Cam Bốt.
Toàn bộ các nước thành viên của ASEAN và Trung Cộng sẽ đem bản dự thảo khung đó về để nghiên cứu, sau đó các quan chức cao cấp sẽ tiếp tục thảo luận tại một cuộc họp vào tháng 5 ở Trung Cộng. Tuy nhiên, nội dung của bản dự thảo COC hiện vẫn chưa được tiết lộ.

[Đọc tiếp]

Việt Nam và Hoa Kỳ họp bàn TIFA

Theo một bản tin trong nước vào ngày 30/09/2009:  “Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm phụ trách Cơ quan Xúc tiến thương mại Hoa Kỳ, ông Israel Hernandez, dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp đã tới Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc từ ngày 16-20/6.

Phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thứ trưởng đến Việt Nam lần này gồm các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: sản xuất, năng lượng, khai khoáng, chăm sóc y tế, du lịch, giao thông vận tải, viễn thông, khách sạn, giáo dục và môi trường… Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã có những bước tiến lớn kể từ khi hai bên ký hiệp định thương mại song phương năm 2001. Hai nước cũng đang tiếp tục thực hiện để có một hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA)” [Đọc tiếp]

Quan hệ Mỹ-ASEAN : 5 khuyến cáo cho chính quyền Trump

Ngoại trưởng HK Rex Tillerson gặp Tập Cận Bình ngày 19/03/2017 tại Bắc Kinh

Với tất cả những tiết lộ khác nhau về các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Cộng tại Biển Đông, giới phân tích càng lúc càng lo ngại trước điều được cho là sự thờ ơ tương đối của tân chính quyền Mỹ đối với Đông Nam Á so với thời cựu TT Barcak Obama. Tuy nhiên, The Diplomat ngày 30/03/2017 đã cho rằng nhìn kỹ hơn thì sẽ thấy là chính sách can dự vào châu Á của chính quyền Donald Trump vẫn là một sự tiếp nối của đường lối ngoại giao Mỹ nói chung, chứ không phải là một sự đoạn tuyệt như nhiều người bi quan thường nghĩ. Trong chiều hướng đó, tờ báo đã nêu bật 5 điểm mà Hoa Kỳ cần chú ý trong chính sách Đông Nam Á của mình. [Đọc tiếp]

Giải thưởng của Mỹ “cổ động tinh thần” người Việt

Blogger Mẹ Nấm và con nhỏ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29/3 tôn vinh “sự dũng cảm” của blogger Mẹ Nấm với giải thưởng mà Việt Nam từng nói là “sai trái”, nhưng lại được giới hoạt động người Việt, nhất là nữ giới, coi là “một sự động viên tinh thần”.
Nhà hoạt động xã hội với tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện bị giam giữ ở trong nước, được trao vắng mặt “Giải thưởng dành cho phụ nữ quốc tế can đảm” tại một buổi lễ với sự tham gia của Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump. [Đọc tiếp]

AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa

Ảnh vệ tinh do AMTI công bố ngày 14/03/2017 cho thấy các căn cứ mà Trung Quốc xây dựng trên đá Subi, Trường Sa (Ảnh MANDATORY CREDIT CSIS/AMTI DigitalGlobe/Handout via REUTERS)

Kế hoạch của Trung Cộng bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông gần như hoàn tất. Bắc Kinh có thể bố trí máy bay quân sự bất cứ lúc nào tại Trường Sa. Trên đây là nhận định của một cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ, Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington công bố hôm thứ Hai 27/03/2017.
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Cộng vừa trang bị thêm nhiều “ăng-ten” ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi . Như vậy, Trung Cộng dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ đại pháo cho đến hoả tiễn ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Theo chuyên gia Greg Poling, với hai “ăng-ten” mới này, Trung Cộng chuẩn bị các hành động mới trong nay mai.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt