Quốc Hận 30/04: Thiếu Tá Trịnh Lan Phương chọn cái chết thay vì đầu hàng
Sáng 30 Tháng Tư, 1975, sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh lên Đài Phát Thanh Sài Gòn kêu gọi quân đội buông súng đầu hàng vô điều kiện, rất nhiều vị anh hùng của chúng ta chọn cái chết tại chỗ thay vì ra hàng với giặc.
Thất vọng, bẽ bàng, căm giận, hàng ngàn người lính miền Nam đã tự sát để khỏi rơi vào tay quân địch, tránh nỗi ô nhục của một hàng binh trước cảnh nước mất, nhà tan.
Thế giới đã biết đến những vị tướng lãnh miền Nam, tư lệnh những đại đơn vị đã tuẫn tiết khi nghe tin Sài Gòn thất thủ, nhưng đã có biết bao nhiêu anh hùng vô danh, lặng lẽ chọn cái chết về phần mình, mà không hề ai biết đến.
Thiếu Tá Trịnh Lan Phương là một trường hợp như thế! [Đọc tiếp]
CSVN cắt cổ một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vì một tấm vải màu vàng
Video từ trong nước: Người chết trong hòm là anh Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi, ngụ tại phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Ông bị một lực lượng của nhà cầm quyền CSVN chừng 200 người thuộc Công An thị xã Bình Minh và Công An tỉnh Vĩnh Long đến khám xét nhà và bắt đi vào chiều ngày 2 tháng 5.
Vào 11 giờ trưa ngày 3 tháng 5, gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn đến đồn công an tỉnh Vĩnh Long hỏi thăm tin tức người thân và được Công an báo là ông Nguyễn Hữu Tấn cắt cổ tự sát chết rồi. Đến 6 giờ chiều ngày 3 tháng 5, công an chở xác ông Nguyễn Hữu Tấn về giao cho gia đình.
Ông Nguyễn Hữu Quân, thân phụ của anh Nguyễn Hữu Tấn, vào khuya ngày 3 tháng 5 nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bản thân ông không tin con trai ông cắt cổ tự vẫn với lập luận: “Khoảng 11 giờ trưa ngày hôm sau, trước sau có một bữa một, báo là con tôi cắt cổ tự vẫn, nhưng cắt cổ gì mà cái đầu móp, cuống họng cắt hết trơn luôn vòng ra phía sau chỉ còn có một chút. Nếu nó tự vận thì đâu có lỗ đầu rời cuống họng rời ra hở ra chừng năm sáu phân, nằm dưới gạch mà máu văng tung tóe hết trơn tui thấy tui xỉu luôn. Tôi nhờ chính quyền làm rõ vụ này nếu không thì tôi không đồng ý..”
Video dưới đây ta thấy một cuộc giết người dã man bằng cách cắt cổ của công an CSVN
Người dân xuống đường biểu tình ở Sài Gòn ngày 30 tháng 4
Trong nước, những năm trước ngày 30 tháng 4: CSVN ăn mừng “chiến thắng Miền Nam”. Nhưng năm nay, dân Việt suốt từ Bắc đến Nam biểu tình rầm rộ chống đối nhà cầm quyền Cộng Sản, khiến các cấp ủy của đảng bị nao núng. Nội bộ đảng thì đang tranh giành ảnh hưởng, quyền lợi trước một viễn ảnh tương lai đen tối !!!
Rất đông đồng bào Sài Gòn đã xuống đường sáng 30 tháng 4. Đoàn biểu tình “vì môi trường” bắt đầu 09:00 sáng tại công viên trước dinh Độc Lập, theo đường Tự Do, ra Nguyễn Huệ, tới chợ Bến Thành thì bị chặn. Lực lượng công an chìm nổi rất đông, lúc đầu chỉ theo quan sát và dọn đường cho đoàn biểu tình nhưng đến trước chợ Bến Thành là có xô xát làm đổ máu một thanh niên, dù vậy mọi người kêu gọi nhau hãy bình tĩnh đối phó.
Trong đoàn biểu tình có cặp vợ chồng trẻ dẫn theo cậu con trai khoảng 4 tuổi với biểu ngữ trên tay. Có các thầy Phật Giáo khoác cà sa đi chân trần và người ngoại quốc. Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô vang “Trả biển” “Cho Dân” do các bạn trẻ bắt nhịp. Nhiều bạn trẻ vừa dụi nước mắt vừa hô khẩu hiệu…
Đoàn biểu tình dừng tại bùng binh chợ Bến Thành bởi vì các ngã đường bị chặn, sau đó cố gắng ra đường Hàm Nghi và bị khoá hai đầu bởi lực lượng công an gồm cả lượng người và xe rất hùng hậu.
Video biểu tình ngày 30 tháng 4, 2017 dưới đây:
Chuyện thật kể về tấm thẻ bài của người cha
Con gái 5 tuổi lạc qua Mỹ ngày 30 tháng 4 năm 1975, trở thành bác sĩ về Việt Nam chửa bệnh từ thiện, ra Nha Trang tìm lại cha mẹ các em, tình cờ xe hết xăng ngay chỗ mẹ ruột và 2 em đang cải táng mộ cha là một quan nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cấp bậc Trung Sĩ tử thương vào ngày 30/04/1975, sau đó cô đã bảo lãnh cả mẹ và các em qua định cư tại Hoa Kỳ.
Câu chuyện được bắt đầu vào sáng ngày 23-3-1975 [Đọc tiếp]
Vì sao Hoa Kỳ có chiến hạm USS Hué City ?
Nhân dịp tưởng niệm 42 năm ngày Quốc hận, tức ngày 30 tháng 4, 1975, mời các bạn tìm hiểu về chiến hạm duy nhất của Hải Quân Hoa Kỳ mang tên một địa danh một trận đánh tại Việt Nam đó là Thành Phố Huế.
Theo website http://www.navysite.de/cg/cg66.html của Hải Quân Mỹ thì tàu chiến có tên là USS Hué City (CG66) là tuần dương hạm kiêm khu trục hạm, thuộc lớp Ticonderoga, mang hỏa tiễn hành trình Tomehauk…. được đặt tên theo trận đánh ở Huế (Battle of Hue), năm 1968.
Tàu dài 173 mét, rộng 16.8 mét, thủy tủ đoàn 340 người, có sân đậu trực thăng…được đưa vào hoạt động ngày 14 tháng 9 năm 1991, tại căn cứ Hải Quân Florida nhưng đã tham gia nhiều chiến dịch tại Trung Đông, tuần tra ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và đến cả vùng Biển Baltic. [Đọc tiếp]
42 năm: Thân nhân “tử sĩ Hoàng Sa” chật vật sống còn
Một số người dân có chồng và cha từng chiến đấu cho lực lượng Việt Nam Cộng hòa và bỏ mạng trong trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa cho biết rằng sau năm 1975, họ chật vật sống qua ngày.
Trận chiến trên biển, dù xảy ra hơn 42 năm trước, vẫn gợi lại nhiều suy nghĩ, nhất là khi sắp tới ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30 tháng 4, 1975, và trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng củng cố chủ quyền Biển Đông.
Bà Huỳnh Thị Sinh, vợ của cố thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ10 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, cho biết rằng hiện bà không được nhà nước hỗ trợ gì, mà “phải phụ giúp con cháu để sống qua ngày”.
Phát Thanh VNQDĐ: Đặc biệt ngày Quốc Hận 30 tháng 4, 2017
Kể từ buổi phat thanh đặc biệt Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2017, Ban Phát Thanh VNQDĐ sẽ tiếp tục có những buổi phát thanh, truyền hình đến quý khán thính giả và các đồng chí VNQDĐ trong và ngoài nước. Dưới đây là buổi phát thanh đặc biệt tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04 lần thứ 42 (1975-2017) của VNQDĐ:
Việt Nam thua to nếu Hoàng Sa nằm ngoài bộ Quy Tắc Ứng Xử COC
Họp tại Manila tuần này, lãnh đạo 10 thành viên ASEAN thảo luận về khả năng hợp tác trong hoà bình tại Biển Đông. Mục tiêu của các nước Đông Nam Á là hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử COC (Code of Conduct in South China Sea) từ năm 2018, để phòng ngừa xung đột giữa các bên tranh chấp. Tuy nhiên, do Trung Cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích vùng biển chiến lược và nhiều tài nguyên này, COC sẽ làm Việt Nam thiệt hại nhiều nhất, đặc biệt là sẽ mất vĩnh viễn Hoàng Sa, theo nhận định của một số chuyên gia.
Trong bài phân tích về cố gắng dài hơi của ASEAN nhằm tránh xảy ra chiến tranh tại Biển Đông và bảo vệ chủ quyền trước tham vọng biển đảo của Trung Cộng tạp chí kinh tế Mỹ Forbes tỏ ra bi quan cho Việt Nam. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Bàn tay Trung Quốc tại ASEAN 2017 ?
ASEAN là viết tắt của Association of South East Asian Nations gọi là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (các nước có màu xanh như trong hình). Những hội nghị thượng đỉnh ASEAN được tổ chức luân phiên giữa các quốc gia thành viên. Quốc gia tổ chức thường là nước Chủ Tịch Luân Phiên ASEAN, vị tổng thống hay thủ tướng quốc gia đó chủ trì buổi họp. Năm nay Phillipines là nước chủ nhà, do đó Tổng Thống Duterte sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức ASEAN nhóm họp hai lần: lần thứ nhất là ASIAN Summit vào ngày 28 & 29 tháng 4, 2017 – gồm đại diện 10 nước ASIAN họp bàn những chuyện trong liên quan đến các nước trong vùng, đặc biệt là tình hình Biển Đông.
Lần thứ 2 vào ngày 13 & 14 tháng 11, 2017 để kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN cũng tại Phillipines, gồm có lãnh đạo 10 nước ASEAN và thêm những nước khác trong đó có Nga, Mỹ, Trung Cộng, Nam Hàn, Nhật.
Tại buổi họp ngày 28 & 29/04, vấn đề Biển Đông được đem ra bàn cải. Nhưng với thái độ của TT Phillipines Duterte làm cho các nước khác nghi ngờ bàn tay Trung Cộng nhúng sâu vào các nước ASEAN. Bài phỏng vấn của Trọng Nghĩa với giáo sư Ngô Vĩnh Long chuyên về Châu Á có những nhận định như sau:
Hạ viện Mỹ sắp biểu quyết gia tăng chế tài Bình Nhưỡng
Hạ viện Mỹ sớm nhất là tuần tới sẽ biểu quyết về dự luật tăng cường các biện pháp chế tài đối với Bắc Triều Tiên bằng cách nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp vận tải biển của Bình Nhưỡng và các công ty làm ăn với nước này, theo nguồn tin từ các phụ tá ở Hạ viện ngày 27/4.
Dự luật được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào tháng trước nhắm mục tiêu cắt đứt nguồn cung cấp tiền mặt giúp tài trợ cho chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và tăng áp lực để ngăn chặn vi phạm nhân quyền như sử dụng lao động nô lệ, Chủ tịch Ủy ban, dân biểu Ed Royce bảo trợ dự luật này, cho biết.
Việt Cộng thanh trừng nội bộ: Đinh la Thăng có thể bị loại
Đinh La Thăng sinh năm 1960, ủy viên Bộ Chính Trị CSVN, Bí Thư Thành Phố Sài Gòn (HCM) . Tuổi 55 , ở chức vụ đó là nhắm đến ghế Thủ Tướng hay Tổng Bí Thư đảng CSVN trong kỳ đại hội đãng CSVN 2021. Nay nội bộ CSVN đang chia rẻ đánh nhau, cho nên gần đây có những buổi họp quan trọng kỷ luật Đinh La Thăng vì tội tham nhũng. Thiệt tình! trong Bộ Chính Trị CSVN có ai mà không tham nhũng có hằng trăm triệu Dolar với tài sản kếc xù. Nếu vì tham nhũng mà bị kỷ luật thì Bộ Chính Trị đảng CSVN bị kỷ luật đem tử hình hết chẳng còn ai? Cho nên việc kỷ luật Đinh La Thăng là thanh trừng do tranh chấp quyền lực nội bộ. [Đọc tiếp]
Việt Nam, “nhà tù lớn thứ nhì đối với các nhà báo công dân”
Việt Nam bị xếp hạng 175 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí, trong phúc trình năm 2017 của Tổ chức Ký giả Không Biên giới, RSF.
Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói vì tất cả truyền thông nội địa đều được đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên những nguồn tin độc lập duy nhất là các blogger và nhà báo công dân, thành phần mà RSF cho là bị đàn áp nghiêm ngặt, kể cả bằng bạo lực dưới tay của cảnh sát mặc thường phục. [Đọc tiếp]
Chuẩn tướng Lương Xuân Việt được Tổng thống Mỹ đề cử lên thiếu tướng
Trong số 32 sỹ quan của Quân lực Hoa Kỳ vừa được Tổng thống Donald Trump đề cử lên Thượng viện để phong Thiếu tướng có ông Lương Xuân Việt, hiện là chuẩn tướng lục quân, theo thông báo của Quốc hội Mỹ hôm 24/04. Theo thủ tục, các đề cử này đã được Ủy ban Quân lực đưa ra trong cùng ngày.
Được báo Mỹ ca ngợi là “người con của Việt Nam Cộng hòa”, ông trở thành quân nhân cao cấp gốc Việt đầu tiên lên chuẩn tướng hồi tháng 8/2014. [Đọc tiếp]
Ngày 23 tháng 4: Sạt lở đất làm 40 căn nhà đổ xuống sông ở tỉnh An Giang
Dòng sông “ăn sâu vào đất liền hơn 50 mét, khiến 40 căn nhà dân bị đổ xuống sông, chìm trong dòng nước ở ấp Mỹ Hội xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (An Giang)”. Tin cho hay, tình trạng lỏ đất trôi nhà xẩy ra trong suốt nhiều ngày qua, và dường như “không có dấu hiệu dừng lại”. Tình trạng do khái thác bừa bãi không có kế hoạch dưới chề độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Video quay lại thấy cảng rùng rợn: