Nhà cầm quyền Cộng sản An Giang dựng chốt chặn khách đến Quang Minh Tự
Công an tỉnh An Giang lập 4 chốt an ninh, chặn không cho các tín hữu vào Quang Minh Tự để làm lễ nhân kỷ niệm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo hôm 12/6, theo vị trụ trì chùa.
Từ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ông Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì Quang Minh Tự, cho VOA – Việt ngữ biết chính quyền địa phương đã cản trở, không cho nhiều khách vào chùa, một ngày trước khi diễn ra lễ chính.
Ông Thanh Liêm nói khách ở xa đến thì chính quyền tìm cách ngăn chặn, khách ở gần thì bị đe dọa, và ngay cả ông Nguyễn Văn Lía, một tu sĩ có tầm ảnh hưởng lớn của khối Phật giáo Hoà Hảo Truyền thống, cũng bị chặn: [Đọc tiếp]
Mùa hè nơi vùng biển chết miền Trung
Trẻ con nghỉ hè, thường thì phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhỏ, từ lặt rau, phụ quét nhà hoặc tập nấu cơm, lớn hơn một chút thì phụ cha mẹ đi chợ, trông nhà hoặc giữ em… Nhưng đó là chuyện trước đây; hiện tại, học sinh trung học đi chợ giúp cha mẹ ngày hè là chuyện hiếm, đặc biệt tại những vùng biển nhiễm độc, trẻ em trải qua một mùa hè vất vả, khổ nhọc!
Không có mùa hè?
Một học sinh cấp 3 tên Thiệt, hiện sống ở Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chia sẻ: “Chỗ em thì hiện tại ở làng Đông Yên thì có nhiều em nhỏ đang đi học vì học hai năm 3 lớp, học bù cho hai năm trước các em không được đi học. Còn lại nhiều em nghỉ học đi làm ăn. Nhiều em mới lớp 7, lớp 8, thậm chí nhiều em khác bỏ học đi làm thêm để giúp cha mẹ rồi lo cho em sau mình đi học.”
Nguồn nước ô nhiễm trầm trọng ở Việt Nam
Theo số liệu từ Bộ Y Tế và Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, Việt Nam có 9.000 người chết vì nguồn nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém, và 100,000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Trong khi đó, tại kỳ họp Quốc Hội đang diễn ra ở Hà Nội, một số đại biểu quốc hội cũng lên tiếng báo động là tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam đã chạm ngưỡng báo động đỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Nguồn nước ô nhiễm trầm trọng khắp nơi là thực trạng mà Việt Nam đang phải đối mặt, theo nhận định của tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về môi trường và tài nguyên Đại Học Cần Thơ:
[Đọc tiếp]Việt Nam có thể giúp Mỹ kiềm chế chương trình hạt nhân của Bắc Hàn ?!
Chuyện khó tin mà có thật, CSVN hứa giúp Mỹ kiềm chế vũ khí hạt nhân của Bắc hàn ?! Chắc Nguyễn Xuân phúc sang Mỹ nói tiếng Anh theo kiểu “Ma zdê in Viet Nam” (https://www.youtube.com/watch?v=FyWY-FWYLeI) nên ông Trump nghe không rõ, có thể Nguyễn Xuận Phúc sinh gần kho đạn Long Bình nên nổ sản, hoặc nịnh bợ theo lối tiểu xảo cố hữu để lấy lòng ông Trump. Nếu quả như thế này thì chết chắc. Một đất nước mà “tăm tối” đến nỗi Bắc Hàn mướn cô gái tên Đoàn Thị Hương sang Malysia ám sát Kim Jong Nam (anh trai Kim Jong Un) mà chẳng biết mô tê gì cả, nay Phúc “cờ-Lờ-Mờ-Vờ” lại hứa “giúp Mỹ kiềm chế chương trình hạt nhân Bắc hàn”
Thử hỏi Trung Cộng đang nuôi sống chế độ Bắc Hàn bằng tất cả mọi viện trợ mà không nói Kim Jong Un thì các nước khác “là cái đinh gì” mà kiềm chế Bắn Hàn. Chỉ có Trung Cộng mới đủ khả năng nếu TC muốn, còn không TC nuôi dưỡng chế độ Bắc Hàn để làm con rối đối với Hoa Kỳ.
Mỹ tài trợ 15.5 triệu đôla cho Đại học Fulbright Việt Nam
Chính phủ Hoa Kỳ vừa chính thức tài trợ 15.5 triệu đôla cho Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), một trường đại học tự trị, phi lợi nhuận và theo mô hình giáo dục của Mỹ đầu tiên được thành lập tại Việt Nam.
Cùng lúc, bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO của Ngân hành ANZ, thay cựu Thượng nghị sị Mỹ Bob Kerrey, làm Chủ tịch FUV.
Đại sứ Mỹ Ted Osius công bố khoản tài trợ trị giá 7.2 triệu đô do Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp cho FUV trong ba năm tại một buổi lễ tổ chức ở Trung tâm Hoa Kỳ, TP Sài Gòn hôm 6/6. Khoản tài trợ này sẽ giúp FUV xây dựng chính sách tuyển chọn sinh viên, các thủ tục hỗ trợ tài chính và học bổng, cũng như mở rộng số lượng sinh viên, theo FUV. [Đọc tiếp]
Biển Đông: lá bài của ông Trump để thương lượng với Trung Cộng?
Chính phủ Hoa Kỳ đang thách thức vị trí thống lĩnh của Trung Cộng trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở châu Á, tuy nhiên những hành động của Mỹ, sau nhiều tháng giữ im lặng, được xem là nhằm trấn an các nước Đông Nam Á đang lo âu, hơn là một sự xoay trục, quay lưng lại với Bắc Kinh.
Trong hầu hết thời gian gần nửa năm trong nhiệm kỳ của ông, Tổng thống Donald Trump đã gác sang một bên vấn đề biển Đông giữa lúc ông tìm cách xây dựng mối quan hệ thân thiện với Bắc Kinh, và đặc biệt là vận động Trung Cộng kiềm chế chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn.
Phản pháo Comey, Trump tuyên bố sẵn sàng khai chứng hữu thệ
Tổng thống Donald Trump ngày 9/6 khẳng định không hề tìm cách ngăn trở cuộc điều tra của FBI đối với cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, tố cáo cựu Giám đốc FBI James Comey khai gian phản lại lời thề trước Quốc hội.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm 8/6, ông Comey khai rằng Tổng thống Trump đã yêu cầu ông ngưng điều tra ông Flynn và mối liên hệ giữa ông này với Nga.
Tổng thống Trump nói những lời khai chứng của ông Comey cũng giúp làm rõ là không hề có sự thông đồng nào giữa ông với Nga trong cáo giác Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016. [Đọc tiếp]
“Việt Nam mộng” trong bài diễn văn của Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tokyo
Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc sáng hôm nay có bài phát biểu tại Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23, tổ chức tại Tokyo. Chủ đề Hội nghị kỳ này là “Chủ nghĩa toàn cầu hóa giữa ngã tư đường – Bước đi tiếp theo của châu Á”. Không biết nguyên văn bài nói chuyện của ông Phúc là thế nào. Bài tóm lược đăng trên các báo trong nước rõ ràng là có nhiều vấn đề cần bàn luận.
Mở đầu bài phát biểu ông Phúc đã không sai khi dẫn Adam Smith để tán dương rằng “chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia đó là “tự do tự nhiên”. Mặc dầu cắt tỉa bớt hoa lá cành của “tự do tự nhiên” để “túm gọn” tự do này vào “tự do sản xuất” và “tự do trao đổi hàng hóa” theo nhu cầu tự nhiên. Ông Phúc chắc phải biết rằng Adam Smith là “cha đẻ” của nền kinh tế chính trị của các nước tư bản hiện đại. Đó là nền kinh tế tự do (libérale) được qui định bằng một hệ thống luật lệ mà nền tảng là “sự tự điều hòa – autorégulation”. Nói gọn thì Adam Smith là “ông tổ” của chủ nghĩa tư bản. [Đọc tiếp]
Vì sao TNS McCain thăm ‘di sản cha ông’ ở Cam Ranh?
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có nhiều duyên nợ với Việt Nam nói rằng việc lên tàu chiến được đặt theo tên cha và ông mình tại cảng chiến lược Cam Ranh mang tính “biểu tượng”.
Ông John McCain cùng các thượng nghị sĩ Christopher Coons và John Barrasso thăm các thủy thủ trên tàu khu trục USS John S. McCain lớp Arleigh Burke khi chiến hạm này cập bến cảng tại tỉnh Khánh Hòa hôm 2/6, ít ngày sau cuộc gặp giữa Nguyễn Xuân Phúc và Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc. [Đọc tiếp]
Trung Cộng bác bỏ tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ về Biển Đông
Hôm nay, 05/06/2017, Bắc Kinh cực lực bác bỏ những tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông tại hội nghị an ninh Shanghri-la cuối tuần qua.
Hôm thứ Bảy 03/05, tại Đối thoại An ninh Shangri-la, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ việc Bắc Kinh dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Ông Mattis lên án thái độ “khinh miệt” của Bắc Kinh đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành “quân sự hóa” Biển Đông. Lãnh đạo Lầu Năm Góc cho rằng “tầm mức và những tác động” của các công trình xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông khác hẳn các nước khác. [Đọc tiếp]
Chiến dịch “Đá Vành Khăn”: Trump mạnh tay với Trung Cộng ở Biển Đông
Phải chờ đến bốn tháng sau ngày tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ngày 25/05/2017 vừa qua mới thấy một chiến hạm Mỹ tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý chung quanh một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông).
Trong bài phân tích đăng trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 02/06 vừa qua, tiến sĩ Lynn Kuok, nhà nghiên cứu tại Đại Học Cambridge, Anh Quốc, thỉnh giảng tại Trung Tâm Luật Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Singapore, đã nhận định rằng: chiến dịch khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông đầu tiên thời chính quyền Trump là một dấu hiệu cho thấy là Mỹ vẫn tiếp tục dấn thân vào khu vực.
Mỹ khẳng định vẫn sát cánh với Châu Á-Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 2/6 tuyên bố Mỹ vẫn tận tâm tận lực với các đồng minh Châu Á-Thái Bình Dương, khi ông đến Singapore để tham dự diễn đàn an ninh hàng đầu của khu vực.
Ông Mattis, đang có chuyến thăm thứ hai của ông tới khu vực này kể từ khi lên lãnh đạo Ngũ Giác Đài vào ngày 20 tháng 1, sẽ nỗ lực trình bày chính sách của Mỹ một cách rõ ràng cho những đồng minh trong khu vực và trấn an họ tại cuộc đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore. [Đọc tiếp]
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông
Phát biểu tại hội nghị về an ninh Shangri-la, Singapore ngày 03/06/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lên án Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân quân sự và chỉ trích Trung Cộng về việc quân sự hóa Biển Đông.
Theo lời ông Mattis, Bắc Triều Tiên là “một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta“, cho nên toàn bộ các nước phải tham gia hỗ trợ cho mục tiêu chung là phi hạt nhân bán đảo Triều Tiều Tiên. Bộ trưởng Quốc Phòng kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trên vấn đề này. [Đọc tiếp]
Chuyên gia Mỹ: Trump không nên chỉ rập khuôn theo Obama về Biển Đông
Vào lúc thủ tướng Việt Nam công du Washington với thông điệp là yêu cầu Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện tại Biển Đông, một chuyên gia Mỹ về khu vực đã không ngần ngại cho rằng tân chính quyền Hoa Kỳ đang phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi phản ứng yếu ớt theo kiểu chính quyền Obama tiền nhiệm, mặc nhiên để yên cho Trung Cộng tự do tung hoành trên Biển Đông.
Trong bài phân tích công bố ngày 31/05/2017 trên trang mạng tập san Anh Quốc The Week, giáo sư Harry J. Kazianis, chuyên gia về quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ, Center for The National Interest, đã nêu bật nguy cơ Biển Đông, tuyến hàng hải chiến lược quan trọng nhất vùng châu Á, trở thành điểm nóng của thế giới. Nguyên nhân là Trung Cộng phô trương uy lực nhằm biến nơi này thành « ao nhà », bất chấp luật lệ quốc tế và phản đối của nước khác. [Đọc tiếp]
Mỹ được kỳ vọng phát thông điệp mạnh mẽ về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ tuyên bố tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông và hối thúc Trung Cộng tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài.
Bộ trưởng Mattis sẽ phát biểu trong phiên họp toàn thể với chủ đề “Mỹ và an ninh châu Á – Thái Bình Dương” tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singapore từ ngày 2 đến 4/6. Đây là bài phát biểu đầu tiên của ông Mattis về khu vực này kể từ khi ông giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi tháng Giêng năm 2017. [Đọc tiếp]