Tàu Cộng tuyên bố chiếm hữu trữ lượng năng lượng ở Biển Đông…
Tờ Nikkei của Nhật Bản vừa rồi đưa tin, xoay quanh Bộ Quy Tắc Ứng Xử Của Các Bên Trên Biển Đông (COC – Code of Conduct) mà Tàu Cộng và các nước ASEAN đang thương thảo ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Singapore, Tàu Cộng đã đề xuất thêm vào một điều khoản cấm thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Mục đích của điều khoản này là ngăn chặn Mỹ và một số quốc gia khác mở rộng ảnh hưởng thông qua việc hợp tác khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã yêu cầu loại bỏ điều khoản này vì cho rằng lệnh cấm mâu thuẫn với quy định của luật hàng hải quốc tế. [Đọc tiếp]
Chính quyền Trump tăng cường đối trọng Tàu Cộng về đầu tư ở châu Á
Hoa Kỳ đã đưa ra một chiến lược mới nhằm tăng cường đầu tư ở châu Á để cạnh tranh với dự án Vành Đai và Con Đường của Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình, theo The Wall Street Journal.
Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Tập Cận Bình chủ trương đầu tư hàng trăm tỷ đô la để xây dựng đường sắt, cầu và hải cảng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh trên đường đi của “sáng kiến” này.
Trên thực tế Vành Đai và Con Đường đã và đang thành hình được các “vành đai” và “con đường” ở nhiều nước nghèo thiếu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới, đặc biệt là những nước nghèo ở châu Á và châu Phi. [Đọc tiếp]
Nhật “đu dây” khi Mỹ tăng áp lực lên Tàu Cộng
Để khuyến khích các doanh nhân đầu tư vào các quốc gia có thu nhập thấp và thúc đẩy tăng trưởng các dự án có ý nghĩa kinh tế, chính quyền TT Trump đưa ra chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng 70 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence sẽ đại diện cho Tổng Thống Trump thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực. Kể từ khi đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với Tàu Cộng vào tháng trước ở viện Hudson, ông Mike Pence đã giành được sự chú ý.
Trước đó vào ngày 4/10, ông Pence đã đưa ra cảnh báo về tự do hàng hải tại Biển Đông và chỉ trích chính sách ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Tàu Cộng. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến kế hoạch “Made in China 2025” và cáo buộc Tàu Cộng đánh cắp kỹ thuật công nghệ của Mỹ. [Đọc tiếp]
CSIS: Bắc Hàn vẫn giữ và vận hành các cơ sở hỏa tiễn bí mật
Lời người post: Trong khi thế giới đang tưởng rằng Bắc Hàn đã bị Mỹ và Quốc Tế cấm vận, bên cạnh quan thầy Tàu Cộng bị cuộc chiến thương mại bủa vây làm kinh tế rối loạn, xuống dốc nên đã không còn tham vọng dùng hỏa tiễn tầm xa có gắn đầu đạn nguyên tử để hù dọa Nhật-Mỹ. Ai cũng hoan nghênh và vui mừng cho rằng Kim Jong Un đã “buông gươm giáo vũ khí nguyên tử”. Nhưng hôm nay, cơ quan nghiên cứu CSIS của Mỹ lại đưa một bản tin “Bắc Hàn Vẫn Vận Hành Cơ Sở Hỏa Tiễn Bí Mật”. Làm cho hy vọng của mọi người tiêu tan…
CSIS (CENTER FOR STRATEGIC & INTERNATIONAL STUDIES) là tổ chức nghiên cứu và tư vấn về chính sách Hoa Kỳ nói rằng: họ đã xác định được ít nhất 13 trong tổng số khoảng 20 cơ sở vận hành hỏa tiễn không được công bố tại Bắc Hàn. [Đọc tiếp]
Lần đầu tiên Mỹ đòi Tàu Cộng Quốc rút hỏa tiễn khỏi Trường Sa
Trước thềm các hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) tại Singapore (13-15/11/2018), nơi vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được gợi lên, ngày 09 /11/2018 Washington đã tăng cường đáng kể sức ép trên Bắc Kinh nhân Đối Thoại Ngoại Giao và An Ninh Mỹ-Trung thường niên tại thủ đô Hoa Kỳ. Không những thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Tàu Cộng, muốn Mỹ dừng các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông, Mỹ còn công khai lên tiếng đòi Bắc Kinh phải triệt thoái các loại hỏa tiễn ra khỏi các đảo nhân tạo mà Tàu Cộng đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thái độ cứng rắn hẳn lên của Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông được thấy một cách rõ ràng trong bản thông cáo báo chí về cuộc Đối Thoại – thường được gọi là 2+2 – mà bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố sau cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Tàu Cộng Dương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng Ngụy Phượng Hòa. [Đọc tiếp]
Tổng thống Trump – Khắc tinh của “Trung Hoa mộng”
Tóm tắt bài viết:
– Hàng Tàu Cộng gây ác cảm trên toàn thế giới do là tập hợp của nhiều vấn đề: Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, cưỡng bức lao động, cạnh tranh không lành mạnh…
– Cuộc chiến thương mại chống hàng Tàu Cộng của Tổng Thống Trump vì vậy được nhiều người ủng hộ.
– Tổng Thống Trump được cho là một “anh hùng trong đời thực” để chống lại sự bá quyền của Tàu Cộng trong cả kinh tế, địa chính trị và tín ngưỡng.
– Thời gian qua, những doanh nhân, doanh nghiệp từng bị hàng “Made in China” đè đầu cưỡi cổ có lẽ cảm thấy phần nào được an ủi khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump liên tiếp tung ra những gói thuế quan lên đến hàng trăm tỷ USD nhắm vào hàng hóa Tàu Cộng.
Đối thoại Mỹ-Pháp tại Paris…
Lời người post: Cách đây không lâu TT Pháp Macron đòi thành lập quân đội châu Âu không còn phụ thuộc vào quân đội Mỹ trong khối NATO nữa. Hôm 10/11, vừa đặt chân đến Paris chuẩn bị tham dự 100 năm kỷ niệm Hòa Ước kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích dự án thành lập Liên Minh Quân Sự châu Âu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nhưng sau những đàm phán dài giờ sự việc như lắng dịu.
Sau các hồ sơ thương mại với châu Âu, rút ra khỏi Hiệp Ước với Iran và Hiệp Ước Khí Hậu Toàn Cầu của Hoa Kỳ, dự án thành lập một lực lượng phòng thủ chung châu Âu trở thành mối bất đồng mới giữa Washington và Paris. Trong tin nhắn trên Twitter ngày 09/10/2018, ông Trump trực tiếp nhắm vào tổng thống Pháp: “Tổng thống Macron đề nghị châu Âu thành lập một lực lượng quân sự chống lại Hoa Kỳ, Tàu Cộng và Nga (…) Một sự sỉ nhục nhưng có lẽ trước hết châu Âu cần đóng góp cho NATO, một tổ chức phần lớn do Mỹ tài trợ !”
Sau cơ bắp, Mỹ-Trung “nắn gân” nhau qua đối thoại
Trong tình hình tấn công ngoại giao chống Bắc Kinh, chính quyền Hoa Kỳ đón tiếp hai viên chức cao cấp của Tàu Cộng trong ngày thứ Sáu (09/11/2018).
Kết quả cuộc đối thoại “ngoại giao và an ninh” Mỹ-Tàu lần thứ hai có thể cho phép suy đoán hai bên tìm được đồng thuận xuống thang chiến tranh thương mại hay chưa, ba tuần trước cuộc gặp Donald Trump-Tập Cận Bình tại Achentina, Argentina.
Theo dự trù, sau cuộc họp tay tư giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis với hai đồng sự Tàu Cộng Dương Khiết Trì (Chánh Văn Phòng Đối Ngoại Trung Ương Đảng Cộng Sản Tàu) và bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa, sẽ có một cuộc họp báo chung tại Washington DC.
Ganh đua kỹ thuật cao: Mỹ-Tàu khó chung sống hòa bình…
Triển lãm hàng không Tàu Cộng được tổ chức tại thành phố ven biển Châu Hải từ ngày 06 đến ngày 11/11/2018. Triển lãm năm nay là dịp để Bắc Kinh phô trương với toàn thế giới các tiến bộ công nghệ hàng không, không gian của Tàu Cộng.
Nhân dịp này, trang châu Á The Asialyst có bài “Thời điểm Spoutnik này của Tàu Cộng làm chính quyền Trump hoảng hốt”. RFI Việt ngữ lược thuật bài viết của Bertrand Hartmann – một giám đốc marketing ở Bắc Kinh, chuyên gia về quản lý trong lĩnh vực sáng chế.
Đối với Hoa Kỳ, Tàu Cộng hiện là mối nguy hiểm công nghệ giống như Liên Xô ở thời Youri Gagarine và vệ tinh Spoutnik. Câu hỏi đặt ra trong những thập niên tới là biết được bằng cách nào Tàu Cộng và Mỹ có thể thoát ra khỏi cái bẫy cạnh tranh ngày càng nhiều mâu thuẫn.
Chính trường Mỹ dậy sóng sau quyết định từ chức của Bộ trưởng Tư pháp
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions hôm 7/11 đã đệ đơn từ chức theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp ngay lập tức đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ phía đảng Dân Chủ, những người cảnh báo rằng Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực gây khó dễ cho cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử hồi năm 2016.
Ông Jeff Sessions đã trở thành Bộ trưởng đầu tiên bị cách chức trong cuộc cải tổ nội các dự kiến của Tổng thống Donald Trump sau cuộc bầu cử Quốc Hội giữa kỳ vừa qua. Trong thư từ chức gửi Tổng thống Trump, được Bộ Tư pháp Mỹ công bố, ông Jeff Sessions khẳng định mình đã làm theo yêu cầu của Tổng thống.
[Đọc tiếp]
Tàu Cộng vỡ mộng quyền lực Trump bị suy yếu sau bầu cử…
Cho đến ngày 8/11 (giờ Mỹ), Đảng Cộng Hòa của Tổng thống Donald Trump đã kiểm soát 51 ghế tại Thượng Viện so với 44 ghế của Đảng Dân Chủ, trong khi Đảng Dân Chủ đã giành lại đa số Hạ Viện với 225 ghế so với 197 ghế của Đảng Cộng Hòa. Tại các cuộc bầu cử thống đốc tiểu bang, Đảng Cộng Hòa đã thắng 25 ghế và Đảng Dân Chủ chiếm 22 ghế, vẫn còn ba tiểu bang chưa thông báo kết quả kiểm phiếu cuối cùng.
Vào sáng sớm ngày 7/11 (giờ Mỹ), ngày thứ hai sau cuộc bầu cử, ông Trump đăng tweet: “Tối qua, đã nhận được nhiều lời chúc mừng từ nhiều bên về Chiến thắng Lớn của chúng ta, trong đó có các quốc gia nước ngoài (những người bạn) đang đợi tôi và hy vọng về các Thỏa thuận Thương mại. Bây giờ tất cả chúng ta có thể quay lại làm việc và hoàn thành mọi thứ!” [Đọc tiếp]
Chính sách của Mỹ với Trung Quốc không thay đổi sau bầu cử giữa kỳ…
Tờ Taiwan News, ngày 8/11, đã cho đăng một bài viết của nhà báo Ryan Drillsma, nhận định về chính sách của Hoa Kỳ đối với Tàu Cộng sau cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua.
Theo cây viết Drillsma, chính quyền Tàu Cộng nuôi hy vọng rằng việc đảng Dân Chủ kiểm soát Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ làm dịu đi chính sách cứng rắn hiện tại của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh, nhưng mọi chuyện có chiều hướng sẽ không xảy ra như vậy.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ đã kết thúc hôm thứ Tư với kết quả Đảng Dân chủ chiếm đa số ghế trong Hạ Viện, trong khi Đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục kiểm soát Thượng Viện với chỉ số cao hơn. [Đọc tiếp]
Thất bại ở Hạ Viện, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không thay đổi…
Việc đa số ở Hạ Viện Mỹ về tay đảng Dân Chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 06/11 vừa qua không làm thay đổi chính sách đối ngoại mà tổng thống Donald Trump đang tiến hành, từ quan hệ với Trung Cộng, Nga, chiến tranh thương mại đến cấm vận Iran.
Kể từ ngày 1 tháng Giêng 2019, tổng thống Donald Trump bắt buộc phải thỏa thuận với Hạ Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số và phải chấp nhận giai đoạn “chung sống” về mặt chính trị. Thông thường, việc phải chia sẻ quyền lực dẫn tới việc Washington thay đổi phần nào chính sách đối ngoại. Đây là kinh nghiệm mà hai đời tổng thống Mỹ trước đây là George W. Bush và Barack Obama đã trải qua sau các cuộc bầu cử giữa kỳ hồi 2006 và 2010. [Đọc tiếp]
Mỹ dự kiến “nói thẳng” với Tàu Cộng về Biển Đông và nhân quyền
Theo nguồn tin Reuters: Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cho biết một cuộc họp cấp cao về ngoại giao và an ninh giữa Mỹ và Tàu Cộng hôm nay (9/11) có thể sẽ đề cập “thẳng thắn” đến những chủ đề như nhân quyền và Biển Đông.
Đại sứ Terry Branstad nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách đạt được tiến bộ trong các vấn đề được ưu tiên, trong đó có cả vấn đề Bắc Hàn. Ông Branstad cho biết hai bên cũng sẽ thảo luận về cách thức hợp tác để tránh “những sai lầm hoặc tai nạn có thể xảy ra trong đấu trường quân sự”.
Ông Branstad, cựu Thống đốc tiểu bang Iowa, quen biết Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình từ vài thập kỷ trước. Hai người gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1985, khi ông Tập còn là một cán bộ cấp tỉnh, dẫn đầu một phái đoàn thương mại và nông nghiệp tới thăm tiểu bang Iowa. [Đọc tiếp]
Úc chi 2.2 tỷ USD đối trọng ảnh hưởng của Tàu Cộng ở Thái Bình Dương
Úc công bố hàng loạt gói đầu tư và cho vay hỗ trợ các đảo quốc Thái Bình Dương nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh và kinh tế, giữa lúc sức ảnh hưởng của Tàu Cộng (TC) đang tăng nhanh.
Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố nước này sẽ nâng chính sách tiếp cận khu vực “lên một cấp độ mới”, theo AFP.
“Chúng tôi muốn phối hợp cùng các đối tác đảo quốc Thái Bình Dương xây dựng một khu vực Thái Bình Dương đảm bảo an ninh chiến lược, ổn định kinh tế và độc lập về chính trị”, ông Morrison khẳng định ngày 8/11. [Đọc tiếp]