Lần thứ hai, Mỹ điều oanh tạc cơ B-2 đến Hawaii “dằn mặt” Trung Cộng
Ba máy bay dội bom tối tân B-2 Spirit và một đơn vị gồm 200 người của Mỹ đã được điều đến Căn Cứ Quân Sự Hỗn Hợp Trân Châu Cảng ở Hawaii vào ngày 11/01/2019 để tham gia huấn luyện ở Thái Bình Dương. Đây là lần thứ hai, máy bay B-2 được điều động ở Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Cộng, đặc biệt là những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo trang Business Insider, trích thông tin của Bộ chỉ huy Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, ba chiếc B-2 xuất phát từ căn cứ không quân Whiteman, ở Missouri, đến Hawaii nhằm trấn an các đồng minh và gửi thông điệp rõ ràng tới bất kỳ quốc gia nào đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực. [Đọc tiếp]
Bắc Kinh tung tin “đã khai triển hoa tiễn diệt mẫu hạm” để dọa Mỹ?
Theo báo Nhật Bản The Japan Times vào hôm nay, 10/01/2019, báo chí Trung Cộng mới đây đã loan tin rằng nước này đã cho khai triển ở miền tây bắc loại tên lửa chống hạm được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay. Tờ báo Nhật đã đặc biệt ghi nhận sự kiện thông tin này được tung ra hôm 08/01, tức đúng một ngày sau khi Mỹ lại cho chiến hạm tiến vào tuần tra “bảo vệ quyền tự do hàng hải” gần quần đảo Hoàng Sa trong tay Bắc Kinh tại Biển Đông.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo Trung Cộng, trích dẫn đài truyền hình nhà nước CCTV, thì hệ thống tên lửa được khai triển là loại hỏa tiễn đạn đạo DF-26, được cho là có tầm bắn từ 3,000 đến 4,000 km. Địa điểm bố trí các giàn tên lửa này là ở vùng cao nguyên và sa mạc miền tây bắc Trung Cộng.
TT Trump sẽ “đánh cược tất cả” vào bài phát biểu trước Quốc Dân Mỹ tối 8/1/2019
Tối thứ Ba ngày 8 tháng 1 năm 2019, Tổng Thống Donald Trump sẽ có bài phát biểu trước quốc dân trong tình trạng Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ phải đóng cửa một phần nay đã sang tuần thứ 3 và Đảng Dân Chủ tiếp tục từ chối cấp ngân sách cho bức tường biên giới giữa Mỹ-Mexico mà ông Trump hứa hẹn.
Bài phát biểu sẽ được thu trực tiếp từ Phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc và phát trên khắp các đài truyền hình Hoa Kỳ. TT Trump sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để thuyết phục người dân Hoa Kỳ rằng có một cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhập cư tại biên giới phía Nam mà chỉ một rào cản vật lý nhiều tỷ đô la mới có thể ngăn chặn được.
Hơn 10 triệu người Đài Loan quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chứ không chịu làm nô lệ
Đài Loan sẽ tổng động viên hơn 10 triệu người quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập. “Toàn bộ người dân Đài Loan kiên quyết phản đối chính sách “một quốc gia, hai chế độ” [của Trung Cộng]”, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định cứng rắn.
Người Đài Loan quyết tử chiến với giặc Trung Cộng chứ không chịu đầu hàng, bà Thái Anh Văn nói. Hiện nay dân số Đài Loan khoảng 23 triệu và trong số này có 10 triệu người có khả năng huấn luyện làm binh sĩ.
Trong khi Đài Loan có một đội quân khoảng 300 ngàn thường trực thì Trung Cộng là 2 triệu. Mặc dù quân số ít nhưng độ tinh nhuệ của Đài Loan với vũ khí tối tân sẽ khiến Trung Cộng không dễ đánh bại. [Đọc tiếp]
Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung ngày đầu như thế nào?
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung về “đình chiến 90 ngày” bắt đầu ngày thứ 2 mồng 7 tháng 1 năm 2019.
Cuộc đàm phán mở ra với chiến hạm USS McCampbell của Hải Quân Mỹ áp sát vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như một sự tạo áp lực lên Bắc Kinh nhằm chiếm lợi thế.
Bên Trung Cộng lại tràn vào phòng hội nghị với số đông và có cả Phó Thủ Tướng Trung Cộng Lưu Hạc hiện diện, mặc dù trên nguyên tắc sự đàm phần thương mại kỳ này chỉ ở cấp thứ trưởng.
Lưu Hạc, một trong những giới chức được chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tin cậy và là người phụ trách chương trình đàm phán thương mại với Mỹ ở Washington năm ngoái, vốn được cho là sẽ không tham dự đàm phán ngày mùng 7/01 vừa rồi. [Đọc tiếp]
Mỹ – Bắc Hàn họp ở Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Trump-Kim lần 2
Hãng tin Reuters hôm nay, 07/01/2019, dẫn nguồn tin từ báo Nam Hàn cho hay, các quan chức Ngoại Giao Mỹ và Bắc Hàn đã gặp nhau nhiều lần trong những ngày qua tại Hà Nội để bàn về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trum và Kim Jong Un lần thứ 2.
Dựa trên các nguồn tin ngoại giao ẩn danh tại Seoul và Washington, nhật báo Nam Hàn Munhwa Ilbo khẳng định các quan chức Mỹ và Bắc Hàn đã có các cuộc gặp tại Hà Nội để bàn về lịch trình và địa điểm cho một cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim mới. Thông tin này đang làm dấy lên những đồn có thể Việt Nam sẽ là nơi tổ chức sự kiện. Báo chí Mỹ cũng đưa ra một số nước châu Á có khả năng được chọn cho cuộc gặp là Việt Nam, Indonesia và Mông Cổ. [Đọc tiếp]
Chiến hạm Mỹ đi qua Hoàng Sa lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bắt đầu
Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã đi qua quần đảo Hoàng Sa, ngay vào lúc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng được mở lại hôm nay 07/01/2019. Bắc Kinh gọi đây là một “hành động khiêu khích” của Mỹ.
Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr tuyên bố, chiến hạm USS McCampbell đã tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa để thực hiện “quyền tự do hàng hải”, “thách thức các yêu sách quá đáng trên biển”. New York Times dẫn nguồn tin Hải Quân cho biết thêm, khu trục hạm Mỹ đã đi ngang qua ba đảo là đảo Cây (Tree Island), Linh Côn (Lincohn Island) và Phú Lâm (Woody Island).
Căng thẳng Mỹ-Trung: Trung Quốc đã tự dồn mình tới chân tường? (Phần 2)
Tóm tắt bài viết:
– Trung Cộng lớn mạnh như ngày nay phần lớn nhờ vào hệ thống toàn cầu dựa trên các quy tắc do Hoa Kỳ kiến tạo. Nhưng nay họ đang muốn đạp đổ các quy tắc đó và tạo ra luật chơi riêng.
– Từ tham vọng ở Biển Đông cho đến kỹ thuật công nghệ, họ đang thách thức Hoa Kỳ và đồng minh. Chính điều này sẽ dồn họ vào thế chân tường.
– Ngoài ra, Trung Cộng hiện nay còn thừa hưởng những di sản xấu từ các giai đoạn phát triển trước đó.
Hoa Kỳ và Trung Cộng không chỉ tham gia vào chiến tranh thương mại và căng thẳng quân sự, mà còn trong một cuộc đua kỹ thuật công nghệ và thách thức về ý thức hệ, hay cụ thể hơn là về tương lai của nền dân chủ. [Đọc tiếp]
Căng thẳng Mỹ-Trung: Không chỉ là cuộc chiến thương mại (Phần 1)
Tóm tắt bài viết:
– Mỹ-Trung không chỉ đối đầu trên mặt trận thương mại, mà cả trên vấn đề quân sự và đặc biệt là ý thức hệ.
– Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ được nhìn nhận như nhà lãnh đạo toàn cầu. Những giá trị mà họ cổ súy được chấp nhận trên khắp thế giới.
– Đã đến lúc Hoa Kỳ cần cứng rắn hơn để giữ gìn trật tự mà thế giới muốn hướng tới.
Hoa Kỳ và Trung Cộng không chỉ tham gia vào chiến tranh thương mại và căng thẳng quân sự, mà còn trong một cuộc đua công nghệ và thách thức về ý thức hệ, hay cụ thể hơn là về tương lai của nền dân chủ. [Đọc tiếp]
Eo biển Đài Loan sóng gió…
Lời người post: Bà Thái Anh Văn Tổng Thống Đài Loan nói “không thống nhất” trong khi Tập Cận Bình cho Đài Loan đứng độc lập là thảm họa. TT Trump thì hành động khác thường so với những đời TT Trước, đầu năm ký hiệp ước bán vũ khí thường xuyên cho Đài Loan ….
Đài Loan nói không với kêu gọi thống nhất của Tập Cận Bình. Thay vào đó, bà Thái Anh Văn kêu gọi Trung Cộng hãy dũng cảm đi về hướng dân chủ
Trong “Bức thư gửi tới những đồng bào Đài Loan của chúng tôi” hôm 2/1, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình kêu gọi hòn đảo mà ĐCSTC coi là một tỉnh nổi dậy hãy trở về với đất mẹ dưới hệ thống ‘Một quốc gia, hai chế độ’ giống như Hong Kong. Ông Tập cũng cảnh báo không loại trừ sử dụng vũ lực để tái chiếm Đài Loan. [Đọc tiếp]
Năm 2019, Trump “rộng đường hành động” trên trường quốc tế
Vài ngày nữa, Mỹ sẽ kỷ niệm hai năm Tổng Thống Trump lên cầm quyền. Trong nội các, những tiếng nói chống đối đã lần lượt ra đi. Thế giới chờ đợi gì ở chính sách đối ngoại của Washington cho năm 2019 ?
Trong gần hai năm qua, cộng đồng quốc tế đã rút ra được bài học quý giá, đó là Donald Trump làm những gì ông đã hứa và không có yếu tố “bất ngờ” trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dưới thời Trump.
Trả lời hãng tin Mỹ AP, Robert Malley, chủ tịch nhóm Nghiên Cứu Khủng Hoảng Quốc Tế – International Crisis Group (ICG) giải thích: từ hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên cho tới quyết định rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran, từ quan hệ nguội lạnh với các đồng minh châu Âu, với hai nước láng giềng sát cạnh là Canada và Mêhicô … cho đến cuộc đọ sức với Trung Cộng đều “rất ăn khớp” với tầm nhìn của Donald Trump về “thế giới, về vai trò của nước Mỹ” từ khi ông mới chỉ ra ứng cử Tổng Thống. [Đọc tiếp]
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ: “Trung Quốc” là ưu tiên hàng đầu của Mỹ
“China, China, China” – lời nhắc nhở của Tân Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Patrick Shanahan là chỉ dấu cho thấy mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ dưới thời ông Trump.
Trong cuộc họp đầu tiên với các giới chức cấp cao của Pentagon với tư cách Quyền Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Patrick Shanahan yêu cầu Hoa Kỳ phải luôn nhớ đến China.
“Trong khi chúng tôi đang tập trung vào các hoạt động quân sự đang diễn ra, Quyền Bộ Trưởng nói với chúng tôi phải nhớ China, China, China,” một giới chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Reuters. [Đọc tiếp]
Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ: Trung Quốc là trọng tâm của Ngũ Giác Đài
Thay thế tướng James Mattis kể từ ngày 01/01/2019, tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan khẳng định “Trung Cộng là hồ sơ số một” trong các ưu tiên của Mỹ. Theo báo chí Nhật, lần đầu tiên quân đội Mỹ dự trù mở một cuộc tập trận hỏa tiễn chống hạm tại Okinawa.
Theo AFP, trong cuộc họp đầu tiên với các viên chức cao cấp của Ngũ Giác Đài sáng 02/01/2019, quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan kêu gọi “tập trung nỗ lực thực thi chiến lược quốc phòng do bộ trưởng tiền nhiệm hoạch định”. Đối tượng của chiến lược này là “Trung Cộng, Trung Cộng, Trung Cộng”, theo tiết lộ của một giới chức xin ẩn danh. Chỉ đạo này được xem là “tiếp nối” chiến lược an ninh của tướng James Mattis, xem Nga-Trung là hai đối thủ của Mỹ. Nhưng khác với bộ trưởng tiền nhiệm, từ chức vì bất đồng với tổng thống Donald Trump, ông Patrick Shanahan chỉ nhấn mạnh đến Trung Cộng mà không nói gì đến nước Nga của Vladimir Putin, người mà chủ nhân Tòa Bạch Ốc không muốn làm mất lòng. [Đọc tiếp]
Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ: ẩn số cục diện Biển Đông năm Kỷ Hợi
Chiến lược của Tổng Thống Donald Trump đang ngày một rõ, còn các lựa chọn sách lược của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng vẫn là ẩn số trên Biển Đông năm Kỷ Hợi.
Mark J. Valencia, giáo sư thỉnh giảng Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Cộng thành lập có trụ sở đặt tại Hải Nam, ngày 2/1 có bài phân tích về vai trò của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đối với cục diện Biển Đông năm 2019, năm Kỷ Hợi theo truyền thống Á Đông.
Giáo sư Mark J. Valencia tin rằng, ông Patrick Shanahan thực sự là một ẩn số có thể tác động trực tiếp đến cục diện Biển Đông năm 2019, thậm chí là tác nhân của chiến tranh hay hòa bình. [Đọc tiếp]
Những sự kiện nổi bật trên thế giới năm 2018
Năm cũ đi qua những sự kiện gì quan trọng nổi bật trên thế giới năm 2018:
Tháng 3:
– Cựu điệp viên Nga Sergei Skipal và con gái Yulia bị đầu độc bằng Novichok tại Anh. Khủng hoảng ngoại giao Anh-Nga bắt đầu;
– Tập Cận Bình được phong “Chủ tịch suốt đời”. Trung Cộng bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ;
– Vladimir Putin đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ 4;