Chiến tranh Israel-Hamas còn dai dẳng!
1) Khi 300 hoả tiễn liên lục địa vận tốc nhanh và máy bay không người lái của Iran bắn vào lãnh thổ Israel, nhưng 99% bị bắn hạ bởi lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh cùng lực lượng phòng không của Israel. Điều này không những làm cho Iran chùn bước mà còn tác động tinh thần đến Trung Cộng và Nga cũng ớn lạnh trước vũ khí phòng không của Mỹ và đồng minh có khả năng gần như tuyệt đối. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Ukraine ra sao, còn bao lâu?
Quốc Hội Mỹ đã thông quan ngân khoản 61 tỷ USD viện trợ cho Ukraine vào cuối tháng 4/2024, các nước châu Âu yên lòng thấy Mỹ vẫn tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine, có thể Mỹ trong tình thế bắt buộc vì những nguyên nhân:
1) Sau những ngày trì hoãn ở Hạ Viện là do Cựu TT Trump không muốn Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson thông qua ngân sách viện trợ 100 tỷ USD do Biden yêu cầu, vì đảng Cộng Hoà đòi thay đổi tình trạng đi dân hỗn loạn ở biên giới phía Nam nước Mỹ, đó là mặc cả chính trị nội bộ. Trong thời gian trì hoãn toà Bạch Ốc ngầm thuyết phục Nga ngồi vào bàn đàm phán với Ukraine để ngừng chiến. Nhưng nhận thấy Putin không chịu hoà mà còn lợi dụng cơ hội trì hoãn viện trợ của Mỹ cho Ukraine để tấn công dồn dập dành dân lấn đất… Thấy Ukraine nguy cơ, đảng Cộng Hoà buộc phải tháo gỡ viện trợ. [Đọc tiếp]
Viện trợ 60.8 tỷ USD cho Ukraine đã thông qua rồi ra sao?
Cuối cùng vào ngày 20/04/2024 Hạ Viện Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Cộng Hoà phải thông qua ngân sách viện trợ trị giá 95 tỷ USD để hỗ trợ 3 nơi: 1) Ukraine, 2) khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc, 3) cung cấp vũ khí tấn công và phòng thủ cho Israel cũng như viện trợ nhân đạo cho Gaza. Ngân khoản được phân ra: 60.8 tỷ USD cho Ukraine, 23.8 tỷ USD cho Israel (13.8 tỷ USD cho các hệ thống vũ khí tối tân và 10 tỷ USD giúp kinh tế có thể hoàn trả) và 10.4 tỷ USD cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để sửa soạn chống Trung Cộng.
Từ lâu, phía Quốc Hội Mỹ như không muốn viện trợ cho chiến tranh Ukraine, nhưng thấy Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha và các nước châu Âu quyết tâm giúp đỡ cho Ukraine, hành pháp Hoa Kỳ liên tục đốc thúc và Tổng Thống Ukraine – Zelenski khẩn thiết Mỹ viện trợ như người chết đuối gọi phao cấp cứu, ông gọi điện thoại cho chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson hầu như hằng ngày! [Đọc tiếp]
Hot news: Iran tấn công Israel tối hôm qua (13/04/2024)
Iran đã phóng một loạt Hoả Tiễn và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel trong đêm thứ Bảy (13/04/2024) khi căng thẳng khu vực Trung Đông tiếp tục gia tăng vì cuộc chiến ở Gaza. Tổng thống Biden đã lên án các cuộc tấn công và nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh của Israel. Truyền thông nhà nước Iran cho biết vụ tấn công này là để trả đũa cuộc tấn công của Israel vào khu phức hợp ngoại giao của Iran ở Syria vào ngày 1/4.
Chuyện gì đã xảy ra tối hôm qua ở Israel
Hơn 300 máy bay không người lái, Hoả Tiễn hành trình và Hoả Tiễn đạn đạo đã được Iran phóng vào cuối ngày thứ Bảy 13/04. Cho là cuộc tấn công quân sự toàn diện đầu tiên vào Israel của Iran. [Đọc tiếp]
Tin nóng chiến trường Trung Đông: Tướng cao cấp của Mỹ tới thăm Israel để phối hợp đối phó với mối đe dọa tấn công của Iran
Hai quan chức Israel cho biết, chỉ huy quân sự cao cấp của Mỹ phụ trách Trung Đông dự kiến sẽ tới Israel vào thứ Năm để phối hợp giải quyết một cuộc tấn công có thể xảy ra vào Israel bởi Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này.
Các quan chức Iran đã công khai đe dọa trả đũa Israel vì cuộc tấn công ở Syria vào tuần trước khiến một tướng hàng đầu của Iran thiệt mạng. Một cuộc tấn công vào Israel hoặc các căn cứ của nước này có thể dẫn đến một sự leo thang khác trong khu vực. [Đọc tiếp]
Thủ Tướng Israel Netanyahu người châm lửa Thế Chiến Thứ Ba?!
Vừa mới nghe tin thủ tướng nước Đức, Olaf Scholz nói rằng những người chiến binh của các quốc gia thuộc về khối NATO nếu có chiến đấu ở Ukraine, thì thuộc về quốc gia đó chịu trách nhiệm, không phải NATO chịu trách nhiệm. Đó là cách nói để hạ nhiệt Đệ Tam Thế Chiến phát nổ từ chảo lửa Ukraine.
Trái lại, ở Trung Đông nổi lên một sự kiện có thể phát khởi Đại Chiến Thế Giới Thứ Ba. Chuyện xảy ra từ Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có thái độ và hành động khá nguy hiểm: [Đọc tiếp]
Lý do thực sự khiến Kim Jong-un đe dọa chiến tranh…
1) Kim Jong-un càng ngày càng mơn trớn, ngông nghênh lố bịch:
Với những tuyên bố gần đây của Kim Jong-un (từ đây gọi là Kim) xem Nam Hàn (1) là “kẻ thù”, không còn cùng dòng máu một ông tổ Dangun Wanggeom nữa. Kẻ thù này Kim sẵn sàng giết không thương tiếc. Kim tuyên bố không còn tìm kiếm sự thống nhất hòa bình với người anh em Nam Hàn.
Các nhà phân tích thời cuộc ở Nam Hàn, Mỹ và châu Âu lo ngại về khả năng Kim có thể khiêu khích hoặc tiến hành chiến tranh chưa từng có, thậm chí mở một cuộc tấn công vào Nam Hàn bằng những họng súng canon và những tràng hoả tiễn phủ đầu kể cả hoả tiễn sát thương hàng loạt hay nguyên tử…
Để tránh những rủi ro do liều lĩnh của Kim, và để đi tìm giải pháp đối phó, cần phải thấu hiểu những suy nghĩ, tính khí, và yếu tố lịch sử ba đời họ Kim và các hành động mà Kim có thể làm nguy hiểm. [Đọc tiếp]
Chuyện một chiếc cầu đã gãy….
Biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, khi quân đội Cộng Sản Bắc Việt thua trận rút khỏi thành phố Huế, không những họ đã để lại một thảm cảnh chôn sống hàng ngàn người dân vô tội mà còn dùng mìn giật sập cầu Tràng Tiền “6 vài 12 nhịp”, một thắng cảnh du lịch của thành phố cổ. Cây cầu đã để lại những ca dao và nhiều áng văn tuyệt tác…
“ Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp,
Em theo không kịp tội lắm anh ơi
Bấy lâu nay mang tiếng chịu lời
Anh xa em cũng tại trời mà thôi”
Sau biến cố Mậu Thân 1968, cầu Tràng Tiền lại được thêm một bản nhạc “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng:
“Ngày ngày cầu đã đưa em qua nhóm chợ khuya
Cầu đã đưa anh qua xới ruộng nâu”
Khi cầu đã bị gãy thì lòng người xao xuyến:
“Từng đoàn người dệt tương lai đi nắng về trưa
Dập dìu trong tay chan chứa tình thương”
Đó là câu chuyện buồn thảm của 56 năm trước trên đất Thần Kinh Việt Nam. Hai chữ “thần Kinh” là sự phối hợp của hai danh từ “thần là thần bí” và “kinh là kinh đô”, tức kinh đô thần bí của quốc gia nhỏ bé bên bờ Thái Bình Dương có tên Việt Nam. Thủ đô Washington DC cũng có những điều thần bí của thủ đô siêu cường mà vào ngày thứ Ba 26/03/2024 chiếc cầu Francis Scott Key ở gần thủ đô Washsington DC đã gãy – lại chuyện một chiếc cầu đã gãy. Lần này không phải do giặc phá hoại phá hoại mà do tai nạn! [Đọc tiếp]
Chiến tranh Ukraine: Pháp so găng với Nga
Nhìn bản đồ châu Âu thì Ukraine là nước có diện tích lớn thứ nhì, có vị trí địa lý làm trái độn với khoảng cách giữa các cường quốc châu Âu-Nga xa hơn một tầm đại bác thường. Từ khi Nga xâm lăng Ukraine, các nước châu Âu đứng ngồi không yên vì quân Nga đã áp sát vào sân sau nhà mình.
Về khối NATO chống lại Nga: Bao nhiêu đời Tổng Thống Mỹ từ George H. W. Bush (cha) liên tiếp đến các đời Tổng Thống Mỹ sau này, lúc nào họp an ninh quốc phòng của khối NATO, Tổng Thống Mỹ đều nhắc nhở các nước châu Âu cần tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP của nước mình để bỏ vào NATO, nếu không để Mỹ chi trả cho NATO quá nhiều, về lâu về dài Mỹ sẽ hụt hơi! Nhưng các cường quốc châu Âu không chịu tăng ngân sách quốc phòng, bằng chứng đến năm 2021 ((1) và Data ở dưới) hầu hết cường quốc châu Âu đều có chỉ số phần trăm GDP quốc phòng cho NATO dưới 2% rất xa. Chỉ có Mỹ và một vài quốc gia châu Âu trên 2% GDP mà thôi. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Do Thái-Gaza: Tại sao Washington muốn thay Thủ Tướng Do Thái?
Đứng đầu là Tổng Thống Mỹ Joe Biden đang tranh cãi gay gắt với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu về những chiến thuật ở Dải Gaza, Washington đe doạ thay đổi chế độ hợp pháp ở Do Thái để thay đổi chiến lực và chiến thuật của Do Thái phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ trong lúc chiến tranh và hậu chiến tại Dải Gaza làm sao phù hợp với lợi ích của Washington.
Theo quan điểm của Washington, loại bỏ Netanyahu là chìa khóa dẫn đến sự thay đổi “chế độ” mà Washington rõ ràng muốn thực hiện đồng hành với chiến lược của Hoa Kỳ tại vùng Trung Đông. Đã nhiều cố gắng của giới chức cao cấp nhất Hoa Kỳ nhưng Netanyahu vẫn một mực làm theo ý mình. Cho đến nay Mỹ muốn thay đổi Thủ Tướng Do Thái bằng bầu cử sớm hơn ấn định của nhiệm kỳ (nhiệm kỳ là đến mùa Thu 2026) bằng “yêu cầu” của Thượng Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Chuck Schumer tuyên bố vào tuần trước và được Joe Biden ủng hộ. Đặc biệt ông Schumer cũng là người Mỹ gốc Do Thái, nhưng Netanyahu đốp chát lại lãnh đạo Hoa Kỳ bằng những lời lẽ cứng rắn. Nhất quyết tấn công vào vùng Rafah dù Mỹ có ủng hộ hay không thì không thành vấn đề. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Israel-Gaza bế tắc chồng chất
Cách đây một ngày ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken có chuyến thăm Trung Đông. Đây là lần thứ sáu từ khi Israel bắt đầu cuộc chiến ở Gaza vào tháng 10/2023. Vậy lần này Antony Blinken sẽ đưa ra điều gì? Và liệu Washington có thể gây áp lực để chính phủ Israel thay đổi hướng đi hay không?
Trong tuần qua Thượng Nghị Sĩ lãnh đạo đa số thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer thuộc đảng Dân Chủ có tuyên bố thủ tướng Israel Netanyahu nên tổ chức bầu cử sớm để có một thủ tướng mới. Điều đó được Joe Biden ủng hộ và các chính khách đảng Dân Chủ Mỹ cho rằng “nếu theo kiểu Netanyahu bây giờ thì Israel sẽ có hại”! [Đọc tiếp]
Bất đồng giữa Mỹ-Israel về cuộc chiến Gaza
Vào cuối tuần trước, truyền thông Hoa Kỳ đã cho biết có sự bất đồng giữa Tổng Thống Mỹ Biden và Thủ tướng Israel Netanyahu về các lằn ranh đỏ ở Gaza. Rồi qua lời phát biểu của Thượng Nghị Sỹ Chuck Schumer – đã tạo ra một cuộc đối đầu giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Israel. Có nhiều người đặt câu hỏi liệu Mỹ có thể hạn chế viện trợ quân sự nếu Israel tấn công vùng Rafah (địa điểm có cửa khẩu duy nhất Rafah nằm giữa Ai Cập và Gaza). Trong bản Tin nóng: Chiến tranh Israel-Hamas (1) trên website https://vietquoc.org có đoạn đã viết: Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan khuyên nhủ có tính cách khẳng định rằng: “Israel không nên có chiến dịch quân sự lớn ở Rafah nếu không có một kế hoạch rõ ràng và khả thi để bảo vệ cái chết cho dân thường bằng cách đưa người dân đến nơi an toàn và cung cấp thức ăn, quần áo và chỗ ở cho họ”. Lời khuyên nhủ này chính là lằn ranh đỏ của Mỹ mà Joe Biden muốn… [Đọc tiếp]
Thủ Tướng Israel Netanyahu đụng độ với Đảng Dân Chủ Mỹ trong đó có Biden
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm Chủ nhật (17/3) đã xung đột với các thành viên Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ và chỉ trích Thượng Nghị Sĩ Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Chuck Schumer – người gốc Israel đầu tiên Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Mỹ. TNS Schumer yêu cầu Netanyahu từ chức và tổ chức bầu cử sớm trong khi Israel đang chiến đấu chống lại phiến quân Hamas.
Thủ Tướng Netanyahu của Israel tuyên bố trên chương trình “Fox & Friend Weekend: “Tôi nghĩ những tuyên bố của ông Schumer hoàn toàn không phù hợp. Tôi nghĩ chúng tôi không phải là một nước cộng hòa chuối (*). Người dân Israel sẽ chọn thời điểm tổ chức bầu cử, người chúng tôi bầu cử… và không điều gì được áp đặt lên lựa chọn của chúng tôi”. [Đọc tiếp]
Mỹ – Trung “tách rời” ngày càng lớn…
Gần đây, một loạt liên tiếp hành động có tính tách rời của Mỹ đối với Trung Cộng đã thu hút sự chú ý về Mỹ – Trung lại trở thành vấn đề nóng trên thế giới. Trong tình hình này, số hàng bán ra của các công ty nổi tiếng của Mỹ như Apple và Tesla tại Trung Cộng giảm mạnh, stock của hai công ty này cũng bị mất giá không ít. Có những phân tích cho rằng dù các công ty nước ngoài ở Trung Cộng đang gặp khó khăn, nhưng Trung Cộng còn bị tổn hại nhiều hơn – chúng ta thử tìm xem như thế nào? [Đọc tiếp]
Sự quyết định của NATO mang tính sinh tử!
Vào tháng 7 tới, 32 thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tề tựu về thủ đô Washington DC để họp và kỷ niệm 75 năm thành lập NATO đã có những thành tích to lớn như ngăn chặn sự xâm lược của Cộng Sản Liên Xô trong 40 năm Chiến Tranh Lạnh, chấm dứt các cuộc chiến tranh vùng Balkan như Bosnia có thể đe dọa nền hòa bình châu Âu. Giờ đây, NATO đang ngăn chặn tham vọng của Putin nhằm tái tạo một “Thế Giới Nga” muốn sáp nhập dần các vùng có người nói tiếng Nga gần biên giới bằng cách “trưng cầu dân ý” (dù bất hợp pháp) để sáp nhập vào Nga như họ đã làm ở Ukraine. Trong tương lai gần có thể là Moldova và các quốc gia thuộc vùng Baltic.
Để củng cố sức mạnh và ý chí của NATO. Cần phải điều chỉnh một số nhược điểm mà NATO đang gặp phải là các cơ sở công nghiệp sản xuất quốc phòng của Mỹ và các nước châu Âu không đủ để chi viện vũ khí kịp thời cho chiến trường Ukraine. Cả Mỹ và châu Âu phải nghiêm chỉnh giải quyết những lổ hổng to lớn đó để tạo niềm tin cho NATO nói riêng và thế giới tự do dân chủ nói chung. [Đọc tiếp]