Mỹ tổng lực tấn công “mối đe dọa chiến lược” Trung Cộng
Biển Đông, Hồng Kông, nhân quyền, Hoa Vi… Trung Cộng đang bị Hoa Kỳ tấn công trên mọi mặt. Tham vọng vươn lên của Bắc Kinh “đụng” với quyết tâm bảo vệ vị trí cường quốc số 1 của Mỹ. Trung Cộng giờ trở thành “mối đe dọa chiến lược” trong chính sách của Hoa Kỳ.
Hàng Không Mẫu hạm của Mỹ tuần tra ở Biển Đông bị Bắc Kinh gọi là “hổ giấy” mà “hỏa lực” của Trung Cộng có thể thiêu rụi. Bắc Kinh bị lên án đàn áp nhân quyền ở Tân Cương? Thế nhưng “Mỹ mới là nước vô địch thế giới về vi phạm nhân quyền”, theo phát biểu của người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh. Mỹ dùng Hồng Kông để cản đường phát triển của Trung Cộng? Nhưng “âm mưu này đã bị thất bại” và Mỹ phải “sửa sai”, theo lời cảnh cáo của thứ trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Trịnh Trạch Quang khi triệu đại sứ Mỹ Terry Branstad lên phản đối Đạo luật Tự trị Hồng Kông (Hong Kong Autonomy Act), được tổng thống Donald Trump ban hành ngày 14/07. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ bác bỏ đa số yêu sách của Bắc Kinh để thúc đẩy đàm phán Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông (COC)
Ngày 13/07/2020, bộ Ngoại Giao Mỹ ra thông cáo về “Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông”, bác bỏ đa số các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại vùng biển này, tương tự như phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đúng 4 năm về trước. Washington có ý đồ gì khi khẳng định lập trường cứng rắn hơn nhiều với Trung Cộng vào thời điểm này ?
Thông cáo “Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông“ (U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea), đi kèm với nhiều cuộc tập trận của Mỹ ở Biển Đông diễn ra cùng thời điểm, khiến nhiều người lo ngại căng thẳng Mỹ – Trung sẽ leo thang, đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế phải dứt khoát chọn phe, căng thẳng với Trung Cộng gia tăng gây bất lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực. Ngay sau tuyên bố của Mỹ, bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã lên tiếng “kiên quyết bác bỏ”, đồng thời lên án Washington làm tình hình nóng lên. [Đọc tiếp]
Mỹ tăng cường khả năng tác chiến điện tử ở Biển Đông, chuẩn bị cho xung đột với Trung Cộng
Theo báo Nikkei của Nhật Bản sáng sớm ngày 17/7 đưa tin, quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch khai triển lực lượng tác chiến điện tử đến Biển Đông, một động thái mới nhất của chính quyền Trump nhằm gây sức ép với Trung Cộng sau khi Washington tuyên bố các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh là “hoàn toàn bất hợp pháp”.
Nikkei cho biết, Hoa Kỳ sẽ điều động hai đơn vị đặc biệt đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, để hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng nhằm làm gián đoạn hoạt động liên lạc của Trung Cộng trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Tờ báo Nhật Bản cho biết ít nhất một trong hai đơn vị sẽ đóng quân ở quanh Biển Đông. [Đọc tiếp]
Chiếc Cầu cổ Trung Cộng bị lũ đánh sập, có người nói “quả báo đã đến”….
Nhiều cây cầu cổ có cấu trúc hành lang, mái che ở Trung Cộng đã bị lũ đánh sập.
Mưa xối xả trút xuống gây lũ lụt lớn ở miền Nam nước Tàu, động đất dội lên khiến Trung Cộng lâm vào tình thế trên đe dưới búa, thiệt hại về người và của là đáng kể.
Thống kê phạm vi chịu ảnh hưởng từ đợt mưa lũ tháng 6/2020 cho thấy, 433 con sông ở Trung Cộng có mực nước vượt cảnh báo, trong đó, 109 dòng sông có mực nước vượt qua ngưỡng kiểm soát, 33 sông có mực nước dâng cao lịch sử. Trên 27 tỉnh thành và khu tự trị với tổng số 37.89 triệu dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, 141 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế khoảng 82 tỷ USD.
[Đọc tiếp]Đập Tam Hiệp bị tuyên án tử, chuyên gia vạch trần lỗ hổng lớn nhất trong thiết kế
Tiến sĩ Hoàng Quan Hồng khẳng định, “những ai khởi xướng xây dựng đập Tam Hiệp cần phải bị lên án, bởi họ thật sự có tội”. 28 tỉnh và thành phố của Trung Cộng gần đây liên tục hứng chịu mưa lớn trong thời gian dài, lũ lụt lan rộng, đập Tam Hiệp vẫn toàn lực xả lũ, làm nghiêm trọng thêm thảm cảnh lũ lụt ở lưu vực sông Dương Tử.
Mới đây, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCST) đã bất ngờ đăng một bài báo nói rằng đập Tam Hiệp “đã làm hết sức”, trong trận lũ lụt lần này nó cũng đã “hoàn toàn bất lực”. Điều này tương đương với việc đưa ra phán quyết tử hình cho đập Tam Hiệp. Tiến sĩ Hoàng Quan Hồng, con trai của ông Hoàng Vạn Lý – chuyên gia thủy lợi nổi tiếng ở Trung Cộng, bày tỏ năm xưa khi khởi công xây dựng đập Tam Hiệp, nhóm người của cha ông đã biết trước sẽ có thảm họa như ngày hôm nay. [Đọc tiếp]
Tin vaccine bệnh dịch Virus Vũ Hán
Công ty sinh học Moderna tại có trụ sở tại thành phố Cambridge, Massachusetts, tập trung vào việc khám phá thuốc và phát triển thuốc dựa trên RNA (mRNA). Vào ngày Thứ ba 14 tháng 7, thông báo cho biết sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm vaccine ngừa Virus Vũ Hán cuối cùng (phase 3) trên người vào ngày 27-7, sau khi những kết quả ban đầu có kết quả đầy hứa hẹn đã được công bố trên một tạp chí có uy tín và trên website của công ty Moderna: https://www.modernatx.com
Trong thử nghiệm giai đoạn 3 (phase 3) các nhà khoa học của công ty sẽ tuyển 30,000 người ở Mỹ tham gia cuộc thử nghiệm. Trong đó 15,000 người được tiêm vaccine ở liều thuốc 100 microgam, và 15,000 còn lại tiêm giả dược (thuốc giả mà tâm lý bệnh nhân coi như thuốc thật). [Đọc tiếp]
Biển Đông, gia sản của Đông Nam Á và là sân nhà của mọi quốc gia
Bài phát biểu của ông DAVID R. STILWELL – Phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á ,
16/7/2020
Bằng tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên một diện tích lớn hơn so với địa Trung Hải và chà đạp quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đe dọa trật tự hiện có đã cho Châu Á nhiều thập niên của sự thịnh vượng. Trật tự đó đã được dựa trên sự tự do và cởi mở, những ý tưởng mà Bắc Kinh phản đối.
Cảm ơn, Greg. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với anh. Tôi đánh giá CSIS cao vì thường xuyên mời những học giả hàng đầu về Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Biển Đông nói riêng. Các công trình của CSIS là một nguồn lực vô cùng quý giá cho tất cả chúng ta.
Đây là một cuộc thảo luận kịp thời và quan trọng. Trong những tháng gần đây, trong khi thế giới tập trung vào cuộc chiến chống lại Virus Vũ Hán (COVID-19), Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng – TC) đã tăng mạnh mẽ chiến dịch áp đặt một trật tự “sức mạnh tạo ra quyền” ở Biển Đông. Bắc Kinh đang nỗ lực làm suy yếu các quyền theo chủ quyền của các quốc gia ven biển khác và ngăn họ tiếp cận nguồn tài nguyên ngoài khơi – nguồn tài nguyên thuộc về những quốc gia đó, chứ không phải Trung Cộng. Bắc Kinh muốn giành vùng lãnh hải này cho riêng họ. Họ muốn thay thế luật pháp quốc tế với việc cai trị bằng các mối đe dọa và ép buộc. [Đọc tiếp]
Áp lực của Trung Cộng khiến Việt Nam mất một tỷ USD ở Biển Đông
Bill Hayton Phóng viên BBC, nhà nghiên cứu Biển Đông
Tác giả bài viết này cho hay Việt Nam đã đồng ý trả khoảng một tỷ đô la cho hai công ty dầu khí quốc tế sau khi hủy các dự án của họ trên Biển Đông vì áp lực từ Trung Cộng. Một nguồn tin thông thạo trong ngành dầu khí nói với BBC rằng công ty Dầu khí PetroViệt Nam đã đồng ý trả tiền cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập ThốngNnhất về việc trả chocác thỏa thuận “chấm dứt” và “bồi thường”.
Trong một tuyên bố, một phát ngôn viên của Repsol nói ông “không muốn xác nhận hay phủ nhận về số tiền” nhưng việc đọc phân tích báo cáo tài chính của công ty cho thấy có một khoản tiền rất lớn có liên quan.
Tin này được đưa ra trong tình hình có đợt đối đầu mới ở Biển Đông. Con ty năng lượng của Nga Rosneft đã bị buộc phải tạm dừng kế hoạch khoan dầu ngoài khơi, dường như cũng vì áp lực của Trung Cộng.
Đầu tháng này, Hải Quân Hoa Kỳ và Trung Cộng đồng thời tiến hành tập trận quy mô lớn trong khu vực, hành động này cho thấy sự cạnh tranh chiến lược rộng lớn hơn giữa hai cường quốc ở trong khu vực.
Mỹ sẽ ủng hộ các quốc gia tuyên bố Trung Cộng vi phạm chủ quyền trên Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Tư (15/7) nói rằng Washington sẽ ủng hộ các quốc gia khẳng định Trung Cộng vi phạm tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ trên Biển Đông. Nhưng ông Pompeo cũng đề nghị rằng Mỹ sẽ ủng hộ các nước thông qua ngoại giao thay vì các biện pháp quân sự.
Trao đổi với phóng viên trong cuộc họp báo hôm 15/7, Ngoại trưởng Pompeo cho hay: “Chúng tôi sẽ ủng hộ tất cả các nước trên thế giới thừa nhận Trung Cộng đã đang vi phạm các tuyên bố lãnh thổ hợp pháp của họ, cũng như các tuyên bố về [chủ quyền] hàng hải”.
“Chúng tôi sẽ cung cấp cho họ sự trợ giúp mà chúng tôi có thể, hoặc là thông qua các tổ chức đa phương, hoặc thông qua ASEAN, hoặc thông qua các phản ứng hợp pháp, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các công cụ mà chúng tôi có thể”, ông Pompeo nói.
Mỹ cân nhắc lệnh cấm nhập cảnh đối với đảng viên Cộng Sản Tàu
Chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét lệnh cấm đến Mỹ đối với các thành viên của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) và gia đình họ, theo nguồn thạo tin nói với New York Times. Hành động này được cho là một cú đòn nặng ký tiếp theo hàng loạt các chế tài mà chính quyền Trump đã công bố đối với Bắc Kinh, dự báo sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nước.
Ngoài việc cấm nhập cảnh đối với các thành viên của ĐCST và gia đình họ, sắc lệnh dự thảo này cũng có thể bao gồm việc thu hồi thị thực của những người thuộc diện nói trên hiện đang ở Mỹ, tiến tới việc trục xuất họ ra khỏi nước Mỹ.
Một số nội dung trong dự thảo cũng đề cập tới việc hạn chế nhập cảnh vào Mỹ đối với thành viên của Quân Đội Trung Cộng (PLA) và giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp nhà nước. [Đọc tiếp]
Kế hoạch chiêu dụ hệ thống điệp viên bằng “mật ong” của Trung Cộng
Các doanh nhân người Anh làm việc tại Trung Cộng nói rằng Bộ An ninh Quốc gia Trung Cộng rất giỏi trong việc thiết lập “vò mật ong” trên lãnh thổ quốc gia họ. Một tài liệu từ Tổ chức tình báo quân sự MI6 của Anh cáo buộc Trung Cộng ngấm ngầm thao túng các nhân vật quan trọng của Anh, bao gồm các chính trị gia, để hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông khổng lồ của Trung Cộng ở nước này. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Zehofer cảnh báo, Đức cần đối diện với các mối đe dọa tương tự, bao gồm cả các hoạt động gián điệp của Trung Cộng chống lại quốc gia này.
Úc sẽ tham gia tập trận của “Bộ tứ” nhằm đối phó Trung Cộng
Đài truyền hình Úc, ABC hôm 14/07/2020 cho biết có nhiều khả năng Úc sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong chiến lược ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng.
Đây sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với Úc. Mặc dù từ 2017, bốn nước “Quad” đã tăng cường đối thoại về an ninh, nhưng việc mở rộng cuộc tập trận Malabar là một lợi thế quân sự. Lâu nay Ấn Độ vẫn nghi ngờ sự cam kết của Úc về quốc phòng, nhất là khi chính phủ Rudd từ chối tham gia năm 2008; và New Delhi cũng không muốn chọc giận Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Chuyển ngữ: tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về Biển Đông ngày 13/07/2020
Vị trí của Hoa Kỳ về yêu sách hàng hải ở Biển Đông
Thông cáo báo chí
Michael R. Pompeo, Secretary of State
Hoa Kỳ bảo vệ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hiện nay, chúng tôi [Hoa Kỳ] đang tăng cường chính sách của Mỹ như sự sống còn ở vùng gây tranh chấp trong khu vực Biển Đông (The South China Sea). Chúng tôi tuyên bố rõ rằng: Bắc Kinh, đòi hỏi yêu sách đối với hầu hết các nguồn tài nguyên ngoài khơi Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, đó là hành động bắt nạt để kiểm soát vùng Biển Đông.
Ở Biển Đông, Hoa Kỳ tìm cách giữ gìn hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo luật pháp quốc tế, duy trì giao thông thương mại trên biển không bị cản trở và chống lại mọi nỗ lực sử dụng sức mạnh cưỡng chế hoặc ép buộc của kẻ mạnh để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ sâu sắc những quyền lợi với nhiều đồng minh và đối tác của chúng tôi, những người từ lâu đã tán thành một trật tự quốc tế dựa trên các quy luật của nó. [Đọc tiếp]
Mỹ chính thức bác bỏ yêu sách của Trung Cộng về Biển Đông
Theo hãng tin AP, hôm thứ Hai (13/7), chính phủ Mỹ đã chính thức phát đi tuyên bố bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách lãnh thổ chính của Trung Cộng đối với Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 phát đi tuyên bố cho hay: “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, và chiến dịch bắt nạt để kiểm soát vùng biển này của họ cũng là bất hợp pháp”.
Mặc dù các giới chức Hoa Kỳ trước đây đã từng gọi các hoạt động của chế độ Trung Cộng tại vùng biển này là “bất hợp pháp”, nhưng tuyên bố nêu trên của Ngoại trưởng Pompeo đại diện cho sự phản đối chính thức của Mỹ về các yêu sách cụ thể của Bắc Kinh. Sự phản đối này của Washington phù hợp với phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế. Philippines đã thách thức các yêu sách của Trung Cộng tại Biển Đông và năm 2016, Manila đã đưa vụ tranh chấp lãnh hải này ra tòa án quốc tế. [Đọc tiếp]